Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33362170
Tuần tin khoa học 348 (07 - 13/10/2013)
Thứ sáu, 04-10-2013 | 13:07:00

UC Davis nghiên cứu biện pháp kiểm soát bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi

 

Bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi (Huanglongbing disease: HLB) đang tàn phá một vùng sản xuất cam quýt rộng lớn tại Hoa Kỳ. Một nhóm các nhà khoa học thuộc ĐH California, Davis (UC Davis) và Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ hợp tác với nhau nghiên cứu nhằm hi vọng có một biện pháp ngăn chận được bệnh này một cách hữu hiệu. HLB do ba loài vi khuẩn thuộc Candidatus Liberibacter, chủ yếu là Candidatus Liberibacter asiaticus, với tên thông dụng là CaLas. Những bacteria này được lan truyền từ cây này sang cây khác nhờ hai loài côn trùng thuộc nhóm rầy chổng cánh trên cam quýt (citrus psyllid), một côn trùng có cánh ẩn nấp dưới lá non của cây. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã khảo sát bốn mức độ khác nhau về cây có múi khỏe và cây có múi bệnh, để hiểu rõ hơn làm thế nào HLB gây ảnh hưởng cho cây trong giai đoạn đầu tiên lây nhiễm bệnh. Kết quả của họ xác định rằng cây bị nhiễm bệnh HLB gây ra sự tích tụ nhiều tinh bột trên lá, khóa lại con đường vận chuyển dinh dưỡng thông qua mạch dẫn phloem và làm suy giảm quang hợp. Cơ chế biến dưỡng bình thường của sucrose, một nhân tố chủ lực của quang hợp bị xáo trộn. Họ còn khám phá rằng HLB can thiệp vào sự kiện điều hòa các hormones thí dụ như salicylic acid, jasmonic acid, và ethylene. Chúng là những trụ cột (backbone) của phản ứng miễn dịch thực vật. Những cây bị nhiễm bệnh thay đổi sự biến các acid amin quan trọng phục vụ cho sự bảo tồn của N hữu cơ (organic nitrogen) mà chất này rất cần cho sự kiện kích thích phản ứng miễn dịch thực vật của nhiều loài cây trồng. Nhóm nghiên cứu dự đoán rằng những phát hiện này sẽ mở đường cho những khảo sát mới về việc chẩn đoán bacteria và sự xuất hiện của HLB trong vườn cây có múi. Họ đã đề nghị việc phát triển nhiều nghiệm thức xử lý ngắn hạn trên cây bị nhiễm bệnh.

Xem http://news.ucdavis.edu/search/news_detail.lasso?id=10701.

 

Giống cà chua biến đổi gen thể hiện AtDREB1A/CBF3 chống chịu được khô hạn

 

Giống cà chua biotech thể hiện tốt những TFs (transcription factor: yếu tố phiên mã) được mã hóa bởi gen AtDREB1A/CBF3 của Arabidopsis thaliana cho thấy có hoạt tính cao của những enzymes quan trọng với chức năng chống oxi hóa (antioxidant enzymes) khi nó được xử lý khô hạn (drought). Giống cà chua này được xử lý trong điều kiện thiếu nước tưới, biểu hiện một hàm lượng thấp hơn các hydrogen peroxide và sự hình thành ít hơn các anion của superoxide, khi so sánh với cây cà chua bình thường. Đây là minh chứng của sự giảm ROC (reactive oxygen species). Họ ghi nhận có sự gia tăng rất ý nghĩa những enzymes có tính chất chống oxy hóa như: superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT), ascorbate peroxidase (APX), glutathione reductase (GR), dehydroascorbate reductase (DHAR), và monodehydroascorbate reductase (MDHAR). Hàm lượng ascorbic acidglutathione cao hơn trong cây cà chua biotech. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng các dòng cà chua biến đổi gen có thể phát triển trong vùng bị khô hạn với chỉ thị stress do oxy hóa thấp (lower oxidative stress) vì những hoạt động của phản ứng có tính chất antioxidant. Xem

http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0981942813001617.

 

 Phát triển giống cà tím kháng sâu EFSB bằng cách sử dụng gen cry1Aa3

 

 Mục tiêu phát triển giống cà tím kháng sâu đục quả và sâu đục chồi EFSB (eggplant shoot and fruit borer) được các nhà khoa học của Viện nghiên cứu rau Ấn Độ và Đại Học Banaras Hindu cùng hợp tác thực hiện. Họ du nhập gen cry1Aa3 vào cây cà tím (giống Kashi Taru) thông qua biến nạp gen trong vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Xét nghiệm PCR và Southern nhằm xác định sự có mặt của gen cry1Aa3 trong cây chuyển nạp. Bên cạnh đó, người ta áp dụng nội dung xét nghiệm ELISA để quan sát sự có mặt của protein Cry1Aa3 trong lá và quả cà tím của giống cây biến đổi gen. Sự thể hiện protein Cry gây ra tỷ lệ chết rất cao sâu EFSB ở mô chồi thân và quả cà tím. Họ đã kết luận rằng việc sử dụng các dòng cà tím kháng sâu này có thể làm giảm đáng kể việc phun thuốc sâu để kiểm soát EFSB, góp phần làm cho môi trường an toàn hơn. Xem 

 http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S026121941300152X.

 

Bt Protein và giun đủa ký sinh trong ruột

 

Các nhà khoa học thuộc tổ chức ARS của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đã khảo sát hiệu quả của protein Cry5B của vi khuẩn Bacillus thuringiensis, như một antihelminthic (thuốc tẩy giun) đối với giun đủa ký sinh trong ruột lợn (large roundworm of pigs) tên khoa học là Ascaris suum. Bt proteins là protein an toàn cho động vật có xương sống, được sử dụng phổ biến và thành công trong nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống, trong thực phẩm transgenic và cây trồng không phải là thực phẩm, và trong những chương trình kiểm  soát vec tơ để diệt côn trùng có hại. Kết quả cho thấy: giun đủa có những receptors ở ruột găn với Cry5B, sau đó protein này có thể giết chết giun non và giun trưởng thành. Bên cạnh đó, Cry5B đã làm cho suy giảm hoàn toàn sự xâm nhiễm của giun. Vì con Ascaris suum rất gần với loài giun ký sinh trong ruột người (Ascaris lumbricoides), nên Cry5B là một protein đầy tiềm năng được ứng dụng để tẩy giun cho người. Xem  http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3688533/.

 

Tổng hợp bộ gen cây Flaxinus (Ash Tree)

 

Nhóm nghiên cứu tại CLC Bio và  Đại Học Luân Đôn, Queen Mary (QMUL) vừa công bố genome cây ash tree Châu Âu, tên khoa học là Fraxinus excelsior, đây là một trong những nội dung của dự án Ash Tree Genome của Anh Quốc. Công bố này liên quan đến quần thể ash trees phát triển khắp Châu Âu đang bị tàn phá bởi bệnh do vi nấm ash dieback fungus, kéo dài từ Đan Mạch cho đến Anh Quốc từ 2003 cho đến 2012. Giảng Viên Chính của QMUL, Dr. Richard Buggs nói rằng "Chúng tôi vô cùng may mắn giải trình tự xong loài cây này từ dòng con lai của loài tự thụ phấn, được thực hiện lai từ 10 năm trước đây bởi David Boshier thuộc Đại Học Oxford. Cây này hiện nay là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá, bởi vì khả năng dị hợp tử rất thấp của nó, chính đây là một sự tổng hợp genome chất lượng cao" (higher genome assembly). Dự án BATG (British Ash Tree Genome) đã bắt đầu từ tháng Giêng 2013. Những assemblies muộn nhất có thể download ở website của BATG theo đường dẫn http://www.ashgenome.org/. Xem

http://www.marketwatch.com/story/clc-bio-and-uk-scientists-assemble-ash-tree-genome-2013-09-26.

 

Làm thế nào nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian trổ hoa

 

Nhóm nghiên cứu quốc tế dưới sự điều hành của Max Planck Institute for Developmental Biology, Tübingen và Wageningen UR đã tiến hành nghiên cứu hai gen chủ lực điều khiển thời gian trổ hoa ứng với nhiệt độ của khí quyển. Họ đã tập trung vào hai gen FLM (FLOWERING LOCUS M) và SVP (SHORT VEGETATIVE PHASE). Gen FLM có thể kích hoạt được nhiều protein khá đa dạng bằng tiến trình có thuật ngữ khoa học là alternative splicing. Sau khi sao chép mRNA của gen này được hoàn tất, chính phân tử pre-mRNA ấy không dịch mã một cách trực tiếp thành ra protein; mà một trong nhiều mảnh bị spliced out (tách, ghép với nhau). Theo nguyên tắc “alternative splicing” của gen, sự kiện này có thể được thực hiện bằng nhiều cách, cho ra những phân tử đầy đủ mRNA khác biệt nhau và cuối cùng cho ra nhiều protein khác nhau. Trong trường hợp gen FML của Arabidopsis, có hai sản phẩm chính chính của splice, liên quan đến FLM-βFLM-δ. Những thí nghiệm của Tübingen cho thấy hoạt tính của FLM ở nhiệt độ thấp (nhiệt độ lạnh) sẽ tạo ra FLM-β. Ở nhiệt độ cao (nóng), mức độ của FLM-β giảm dần  theo sự thể hiện nhiều hơn của FLM-δ. David Posé, tác giả chính của công trình nghiên cứu nói rằng "Khi nhiệt độ ở mức 16°C đến 27°C, tỷ lệ các variants của FLM sẽ tự điều chỉnh trong vòng 24 giờ." Xem chi tiết

http://www.wageningenur.nl/en/show/To-bloom-or-not-to-bloom-Max-Planck-researchers-discover-how-flowering-time-is-affected-by-temperature.htm.

Trở lại      In      Số lần xem: 1831

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD