Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33463491
Tuần tin khoa học 349 (14-20/10/2013)
Thứ bảy, 12-10-2013 | 05:47:40

Giống đậu Hà Lan kháng côn trùng

 

Các nhà khoa học của Gottfried Wilhelm Leibniz Universität Hannover, Liên Bang Đức và Đại Học Ottawa, Canada, đã báo cáo rằng họ đã phát triển thành công giống đậu Hà Lan biến đổi gen (pea) thể hiện gen kháng sâu hại cry1Ac bằng phương pháp chuyển nạp qua vi khuẩn Agrobacterium. Phân tích ở mức độ phân tử cho thấy kết quả chuyển nạp nạp đã duy trì đến thế hệ T4. Phân tích sâu hơn cho thấy số sâu non chết tăng và sự tổn hại do sâu tấn công giảm trên cây đậu Hà Lan biến đổi gen so với số sâu non sống sót 85%, và mức thiệt hại vô cùng nghiêm trọng trên cây đậu Hà Lan không chuyển nạp gen.

 

Xem chi tiết tại http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049964413002260.

 

Ảnh hưởng của bắp và đậu nành làm thức ăn cho lợn nái

 

 

Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ sản phẩm cây trồng biến đổi gen không có ảnh hưởng gì đến các tính trạng sinh dục và giai đoạn mang thai cũng như lợn nái đang cho sữa để con bú, theo kết quả nghiên cứu đăng trên Bulletin of the Veterinary Institute in Pulawy. Các nhà nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của thức ăn có nguồn gốc từ giống đậu nành MON-40-3-2 và từ giống bắp Bt MON810 đối với tính trạng của lợn nái và tế bào máu, cũng như các chỉ số có liên quan đến khả năng chăm sóc lợn con. Hai mươi bốn lợn nái và con của chúng được chia ra làm hai nhóm căn cứ trên hỗn hợp thức ăn của chúng: I – đối chứng, thức ăn có nguồn gốc từ giống đậu nành + bắp bình thường; II – thức ăn có nguồn gốc từ giống đậu nành biến đổi gen và  bắp bình thường; III - thức ăn có nguồn gốc từ giống đậu nành bình thường và giống bắp GM; IV - thức ăn có nguồn gốc từ giống đậu nành GM và bắp GM. Tất cả hỗn hợp thức ăn này được sử dụng với cùng hàm lượng dinh dưỡng chỉ trừ nghiệm thức có hoặc không có yếu tố bắp biến đổi gen (5% có thai và 8% lợn nái đang cho con bú) và/hoặc yếu tố đậu nành biến đổi gen MON-40-3-2 (4% có thai và 14% lợn nái đang cho con bú). Kết quả cho thấy nuôi lợn nái đang có mang và đang cho con bú với nghiệm thức co đậu nành GM hoặc/và bắp Bt không có ảnh hưởng có ý nghĩa nào đối với tính trạng sinh sản và khả năng chăm con của lợn nái. Không có ảnh hưởng thức ăn trong tế bào hồng huyết cầu. Việc chuyển DNA từ thức ăn GM vào máu chưa được ghi nhận.

 

Xem http://www.degruyter.com/view/j/bvip.2013.57.issue-3/bvip-2013-0071/bvip-2013-0071.xml.

 

Dự án genome người giúp cho việc tìm kiếm giải pháp đối với những căn bệnh bí ẩn

 

Một số những căn bệnh bí ẩn làm đau đầu các bác sĩ trong nhiều năm qua thí dụ như các vấn đề liên quan đến thần kinh, chậm phát triển trí tuệ, hoặc yếu cơ (muscle weakness). Thông qua ngân hàng dữ liệu các chuỗi trình tự DNA trong genome người thuộc “Human Genome Project”, các nhà khoa học hiện nay đang hiểu dần các căn bệnh này. Dr. Christine Eng thuộc Baylor College of Medicine, Hoa Kỳ, đã thực hiện một nghiên cứu với 250 người với cách giải trình tự mới. Baylor đã giải trình tự rất nhiều bệnh nhân và tìm ra những khiếm khuyết của gen (gene flaws) theo tỷ lệ 1 trên 4. Tỷ lệ ấy sẽ cải thiện khi có nhiều gen hơn liên kết với bệnh, nhưng nó luôn sẵn sàng cao hơn rất nhiều so với việc xét nghiệm gen ít được biết đến, Rebecca Nagy, nhà khoa học của ĐH Ohio State đã nói như vậy. "Đối với một vài điều kiện nào đó, bệnh có thể được chữa khỏi và đời sống của bệnh nhân sẽ được kéo dài".

 

Xem  http://www.smartbrief.com/10/03/13/mystery-diseases-diagnosed-through-human-genome-project-1#.UlPDrIZHIUM.

 

Thúc đẩy nhanh việc cải tiến giống sắn có hàm lượng vitamin A

 

cassava_magical_discovery2Các nhà khoa học thuộc Đại Học Quốc Gia Colombia và CIAT (International Center for Tropical Agriculture) đã tìm được phương pháp theo dõi nhanh nội dung cải tiến giá trị vitamin A trong sắn từ 8 năm xuống còn 3 năm. Trên cơ sở di truyền tính trạng carotenoids trong rễ sắn khá cao, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một sự cải biên có tính chất mạnh mẽ hơn về sơ đồ lai tạo của giống sắn với công cụ chọn lọc tái tục theo chu kỳ nhanh (rapid cycling recurrent selection tool). Kết quả đã làm tăng đáng kể hàm lượng vitamin A trong sắn. Tính kháng bệnh có tính di truyền cao chẳng hạn, cũng được trắc nghiệm rất nhanh.

 

Xem  http://www.ciatnews.cgiar.org/2013/10/08/fast-tracking-nutrition-a-magical-discovery/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=fast-tracking-nutrition-a-magical-discovery. Hoặc http://ciatblogs.cgiar.org/agbio/files/2013/10/rapid-cycling-carotenoids-cassava.pdf.

 

Giải thưởng Nobel năm 2013 về Y Khoa hoặc Sinh Lý Học

 

Giải thưởng này đã thuộc về 3 nhà khoa học: James E. Rothman, Randy W. Schekman, và Thomas C. Südhof. “2013 Nobel Prize” vinh danh 3 nhà khoa học, người đã giải quyết được bí mật của tế bào tổ chức hệ thống vận chuyển. Mỗi tế bào là một nhà máy sản sinh và vận chuyển các phân tử. Thí dụ như, insulin được tạo ra và phóng thích vào trong máu, cùng với những tín hiệu hóa học được gọi là neurotransmitters chúng được gửi đi từ một tế bào thần kinh đến tế bào khác. Những phân tử ấy được vận chuyển xung quanh tế bào trong những túi nhỏ có thuật ngữ là những con tàu (vesicles). Ba nhà khoa học được giải thưởng Nobal đã phát hiện những nguyên tắc có tính chất nguyên tử điều khiển hàng hóa đến những vị trí cần thiết và chính xác, đúng lúc trong tế bào.

 

http://static.guim.co.uk/sys-images/Guardian/Pix/pictures/2013/10/7/1381139114580/Winners-of-2013-Nobel-Pri-010.jpgRandy Schekman đã tìm ra một bộ chứa đựng các gen cần thiết cho những con tàu ấy lưu thông. James Rothman  đã làm sáng tỏ “protein machinery” cho phép con tàu ấy dung hợp các mục tiêu của chúng để chuyên chở hàng hóa. Thomas Südhof chứng minh làm thế nào các tín hiệu chỉ dẫn các con tàu này giải phóng hàng hóa với độ chính xác cao.

 

Thông qua những khám phá như vậy, Rothman, Schekman Südhof đã khẳng định một hệ thống chính xác vô cùng tinh vi phục vụ sự vận chuyển và giải phóng hàng hóa trong tế bào. Những xáo trộn trong hệ thống ấy sẽ tạo ra ảnh hưởng xóa hết sự kiện vận chuyển và làm cho các bệnh tật phát sinh thí dụ như bệnh thần kinh (neurological diseases), tiểu đường, và rối loạn hệ miễn dịch.

 

James E. Rothman sinh năm 1950 tại Haverhill, Massachusetts, USA. Ông nhận bằng Tiến Sĩ tại Harvard Medical School vào năm 1976, làm postdoctoral fellow tại Massachusetts Institute of Technology, và chuyển đến làm việc tại Stanford University in California vào năm 1078, ở đó, ông đã bắt đầu công việc nghiên cứu về những con tàu trong tế bào. Rothman còn làm việc tại Princeton University, Memorial Sloan-Kettering Cancer Institute và Columbia University. Năm 2008, ông đầu quân cho Yale University, New Haven, Connecticut, USA, nơi đây ông được phong học hàm Giáo Sư và Chairman của Department of Cell Biology.

 

Randy W. Schekman sinh năm 1948 tại St Paul, Minnesota, USA, nghiên cứu học tập tại ĐH California, Los Angeles và Đại Học Stanford, nơi đây ông tốt nghiệp Tiến Sĩ năm 1974 dưới sự hướng dẫn của Arthur Kornberg (Nobel Prize 1959) và làm việc trong cùng một Bộ Môn với Thầy vào những năm sau đó. Năm 1976, Schekman làm việc tại ĐH California, Berkeley, ở đó, ông được phong học hàm Giáo Sư, Bộ môn Molecular and Cell biology. Schekman còn là nhà nghiên cứu của Howard Hughes Medical Institute.

 

Thomas C. Südhof sinh năm 1955 tại Göttingen, CH Liên Bang Đức. Ông theo học tại Georg-August-Universität, Göttingen, nhận học vị MD năm 1982 và Doctorate thuộc lĩnh vực neurochemistry trong cùng năm ấy. Năm 1983, ông chuyển đến Đại Học Texas Southwestern Medical Center ở Dallas, Texas, USA, làm postdoct với Michael Brown và Joseph Goldstein (người đồng giải thưởng Nobel 1985 về Physiology or Medicine). Südhof trở thành nhà nghiên cứu của Howard Hughes Medical Institute vào năm 1991 và là Giáo Sư về Molecular and Cellular Physiology tại Đại Học Stanford năm 2008.

 

Xem http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/medicine/laureates/2013/press.html

Trở lại      In      Số lần xem: 1259

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD