Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33356414
Tuần tin khoa hoc 357 (9 - 15/12/2013)
Thứ sáu, 06-12-2013 | 15:44:39

NH HƯỞNG CỦA GIỐNG LÚA BIẾN ĐỔI GEN BT trên chuột Swiss

 

Nhà khoa học Yang Wang và ctv. thuộc ĐH Nông Nghiệp Hồ Nam đã đánh giá mức độ an toàn của giống lúa Bt biểu hiện gen mã hóa protein Cry1Ab trên các chỉ thị máu liên quan đến sức khỏe và cơ quan của chuột cái Swiss. Nghiên cứu mức an toàn trong 30 và 90 ngày cho thấy rằng Cry1Ab không gây ảnh hưởng có ý nghĩa đối với các thành phần bạch cầu thí dụ như hemogram, hàm lượng ion Ca++ và chương trình tự chết của tế bào lymphocytes. Người ta còn thấy rằng lúa không có ảnh hưởng đối với hoạt động các enzyme trong cơ quan chuột Swiss. Nghiệm thức 30 ngày cho ăn gạo này cho kết quả thay đổi các chỉ số sinh hóa máu như urea, triglyceride (TG), glutamic oxalacetic transaminase (AST) và alkaline phosphatase (ALP), nhưng không ghi nhận tr6n nghiệm thức cho ăn 90 ngày. Điều ấy cho thấy Cry1Ab protein có thể ảnh hưởng đến biến dưỡng máu trong khoảng thời gian ngắn mà thôi. Có sáu gen mã hóa những enzymes trong chức năng giải độc (detoxification) gan cho thấy rằng lúa Bt không ảnh hưởng đến mức độ hình thành phân tử transcript trong gan chuột Swiss. Như vậy, những khác biệt ghi nhận được trong các thông số sinh hóa máu ở nghiệm thức 30 ngày ờ những cơ quan hoặc mô chưa được xét nghiệm phản ánh một dạng stress của protein ngoại sinh Cry1Ab. Theo kết quả như vậy, người ta kết luận rằng protein Cry1Ab không ảnh hưởng dài ngày (90 ngày) đối với chuột cái Swiss.

http://www.plosone.org/article/info:doi/10.1371/journal.pone.0080424.

 

Bông chuyển gen Bt và sâu đục quả bông

 

Người ta thực hiện những nghiên cứu trong phòng nhằm đánh giá lại hiệu lực của giống bông lai Bt thuộc các cây event khác nhau đối với sâu đục quả bông (Helicoverpa armigera). Kết quả cho thấy rằng sâu non chết ở đầu chu kỳ biến thái của sâu khi cho sâu ăn tất các cây bông lai sự kiện cao hơn sâu chết ở giai đoạn sau của chu kỳ này. Ở giai đoạn muộn trong chu kỳ biến thái, sâu biểu hiện trên cây bống lai Bt với nhiều ảnh hưởng khác nhau, thông qua việc người ta quan sát tăng trưởng và phát triển của sâu. Đó là khối lượng cơ thể, kéo dài thời gian phát triển, giảm sự hình thành nhộng (pupation), và hình thành kén nhộng kích thước nhỏ. Xem chi tiết trên tạp chí Indian Journal of Plant Protection

 http://www.indianjournals.com/ijor.aspx?target=ijor:ijpp1&volume=41&issue=1&article=004.

 

Canada chấp thuận cho sản xuất trứng cá hồi biến đổi gen

 

 Canada đã chất thuận cho việc thương mại hóa có mức độ việc sản xuất trứng cá hồi biến đổi gen (genetically engineered salmon: AquAdvantage® salmon). Đây là lần đầu tiên mà một chính phủ nào đó đồng ý cho phép thương mại hóa có mức độ đối với động vật GM làm thực phẩm.Theo các viên chức của “Environment Canada”, các biện pháp nghiêm ngặt được đặt ra nhằm ngăn ngừa việc phóng thích cá hồi GE này trong chuỗi thực phẩm. Trong sự kiện của một cách tránh né pháp luật nào đó, sẽ không có việc buôn bán trung gian trứng cá hồi GE hay tiêu thụ nó ở Canada. Các hồi GE này được phát triển bởi công ty AquaBounty Technologies Inc. Nó khai thác thành công gen này từ cá Chinook salmon và lươn biển chuyển vào cá hồi Atlantic cho phép cá này tăng trưởng gấp đôi so với cá hồi bình thường. Xem

http://canadians.org/blog/canada-approves-commercial-production-gm-salmon-eggs-0http://www.theguardian.com/environment/2013/nov/25/canada-genetically-modified-salmon-commercial.

 

Thông Báo

 

Chương trình học bổng về Computational Biology

 

Tổ chức TGAC (Genome Analysis Centre), Anh Quốc sẽ cho học bổng mới, 5 năm thuộc lĩnh vực Computational Biology. Chương trình này nhằm mục đích đào tạo những nhà sinh học giỏi máy vi tính phục vụ cho ngành mình tốt hơn. TGAC tuyển những ứng cử viên có điểm tốt về các lĩnh vực liên quan đến chiến lược của TGAC cũng như NRP (Norwich Research Park) và BBSRC.

Xem http://www.tgac.ac.uk/fellowship/.

 

Dr. Anthony Bellotti – nhà côn trùng lớn của ngành SẮN đã qua đời


Theo bài viết của Tổng Giám Đốc CIAT, Dr Ruben G. Echeverría (CIAT E-Newsletter / 7 March 2013) với đề tựa là THE PASSING OF TONY BELLOTTI”. Tôi rất buồn khi thông báo với toàn thể các bạn bè  rằng Dr. Anthony Bellotti đã từ trần tại quê nhà ông đang nghỉ hưu ở Naples, Florida, sau những ngày tháng chống chọi lại căn bệnh ung thư hiểm nghèo. Tony là một người bạn thân thiết và là một nhà khoa học tầm cỡ, người đã cống hiến toàn bộ cuộc đời mình cho sự phát triển ngành sắn thông qua nổ lực của bản thân trong nghiên cứu nông nghiệp. Quãng đường dài mà ông đã bắt đầu từ năm 1962, ông đã trở thành một trong những người đầu tiên gia nhận vào nhóm tình nguyện Peace Corps tại El Salvador. Trong 2 năm, ông phụ trách các dự án có liên quan đến rau hoa, cây ăn quả nhiệt đới, và thức ăn cho gia súc nhỏ. Ông hoàn tất học Thạc Sĩ tại ĐH New Mexico State. Sau đó, ông chính thức làm việc cho Peace Corps vào năm 1967, là trợ lý Giám Đốc đầu tiên tại Paraguay rồi trở thành một chuyên gia huấn luyện ở California cho đến năm 1970. Không giống như nhiều tình nguyện viên khác của Peace Corps, Tony đã thực hiện được ý nguyện đóng góp của mình một cách miệt mài để ông có nhiều hơn nữa cho những kiến thức cần thiết của riêng mình. Ông tốt nghiệp tiến sĩ tại Bộ Môn Côn Trùng, với môn phụ tự chọn là “Chọn Giống Cây Trồng” tại ĐH Cornell. Sau khi tốt nghiệp Tiến Sĩ, Tony làm việc ở tổ chức CIAT tại Cali, Colombia, trở thành nghiên cứu sinh cao cấp (post-doct) do Rockefeller Foundation tài trợ. Ông đã phát triển thành công các đề tài chuyên môn trong chương trình quản lý sâu hại sắn như một chuyên viên côn trùng có nhiều kinh nghiệm, trong đó có giai đoạn 18 tháng phục vụ tại cơ quan Embrapa, Cruz das Almas, Brazil – và làm việc với tư cách chủ nhiệm chương trình trong thời gian khá dài. Ông đã in ấn hơn 300 bài báo trên các tạp chí lớn. Sau khi nghỉ hưu vào năm 2006, Tony được trao tặng giải thưởng Giáo Sư Danh Dự, ông vẫn tiếp tục tham gia một cách hăng hái như một người từng trãi, nhiều kinh nghiệm và có những ý kiến tư vấn đặc biệt. Tony để lại cho chúng ta một tài sản khổng lồ về những thành tựu khoa học trong lĩnh vực chuyên sâu của người. Cùng với  tập thể cán bộ khoa học, các đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu của ông, với kỹ năng thành thạo và sự cẩn trọng thật sự, ông đã đưa kiến thức côn trùng học trong ngành sắn tiến xa từ những hiểu biết ban đầu còn thô sơ cho đến nay là cả một chặng đường phát triển vượt bậc, mở ra con đường phục vụ cho an sinh của bà con nông dân trồng sắn. Thành tựu của riêng Tony thật là vĩ đại kể cả vai trò của ông trong việc du nhập thành công biện pháp dùng ong ký sinh (wasp) của Paraguay vào vùng cận sa mạc Sahara phục vụ cho mục tiêu đấu tranh sinh học chống lại sự phá hại của rệp sáp (cassava mealybug). Lợi ích của phương pháp này mang lại giá trị hàng tỷ USD. Tony để lại cho CIAT uy tín lớn và cả thế giới này, làm bạn với nhiều nhà khoa học của nhiều nước tạo được mối quan hệ nghề nghiệp sâu rộng có tầm cỡ quốc tế trong hơn nửa thế kỷ qua, đặc biệt trong 40 năm hình thành CIAT. Tony có một cuộc sống mẫu mực, ngoài công việc chuyên môn ra, ông còn là một độc giả ham đọc sách, một fan hâm mộ New York Yankees, một người tâm giao và hay giúp đỡ bạn bè.
 

Trở lại      In      Số lần xem: 1947

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD