Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  55
 Số lượt truy cập :  34078506
Tuần tin khoa học 363 (20-26/01/2014)
Thứ sáu, 17-01-2014 | 11:01:39

Anthocyanins làm tăng gấp đôi tuổi thọ của cà chua

 

Hàm lượng anthocyanin trong quả cà chua có thể kéo dài tuổi thọ của nó, các nhà khoa học thuộc John Innes Centre, Yang Zhang và ctv. đã công bố trên tạp chí Current Biology đặc điểm này. Anthocyanins là phẩm màu hòa tan trong nước, chúng làm cho hoa, quả có màu đỏ, tím hoặc xanh dương. Những chất tạo màu sắc ấy cũng có thể bị kích thích trong điều kiện bị stress và bị nhiễm sâu bệnh hại. Các nhà khoa học đã ghi nhận rằng có hai gen mã hóa các yếu tố phiên mã TFs là Delila (Del)Rosea1 (Ros1) từ cây hoa mõm chó (snapdragons) để tạo ra phẩm màu tím của quả cà chua. Khi trồng giống cà chua tím, các nhà nghiên cứu thấy rằng nó kích thích tuổi thọ của trái so với cà chua đỏ. Bên cạnh việc làm chậm quá trình chín của quả, giống cà chua tím còn làm giảm được tính nhiễm sự phá hại của nấm bệnh Botrytis cinerea (gray mold), một pathogen cực kỳ quan trọng sau khi thu hoạch. Họ đã kết luận rằng sắc tố ấy đã thúc đẩy mức độ chất antioxidants tự nhiên tăng lên. Anthocyanin của cà chua có thể được xem là biện pháp kỹ thuật kéo dài thời gian sống bằng kỹ thuật di truyền hoặc bằng chọn tạo giống truyền thống.

 

Xem  http://download.cell.com/current-biology/pdf/PIIS0960982213005137.pdf?intermediate=true.

 

Phát triển giống heo con có màu thông qua sử dụng DNA của sứa (Jellyfish DNA)

 

 Các nhà khoa học thuộc South China Agricultural University đã phát triển thành công 10 con heo con có màu xanh lá cây sặc sở trong bóng tối. Những chú heo con này được tạo ra bằng kỹ thuật di truyền do Đại Học Hawaii thực hiện. Màu xanh lá cây chỉ ra rằng vật liệu di truyền có ánh sáng huỳnh quang của con sứa biển  được tiêm vào phôi của heo, kết quả dung hợp thành công gen đích vào genome của nó. Thành công này góp phần phát triển kỹ thuật trong y khoa và liệu pháp gen cho bệnh nhân với hiệu quả kính tế cao. Động vật biến đổi gen sẽ được áp dụng sau này để sản sinh ra các enzymes có lợi nhằm chữa bệnh, thí dụ như hemophilia (chứng máu loãng khó đông). Giống heo GE này được sử dụng trong nghiên cứu có thể hi vọng về thuật trường sinh.

Xem  http://www.manoa.hawaii.edu/news/article.php?aId=6197.

 

Đột biến bò sữa có năng suất sữa cao

 

Các nhà khoa học thuộc ĐH Aarhus và cộng tác viên đã phát hiện được một đột biến trong giống bò sữa có khả năng tạo ra hai kết quả âm tính hoặc dương tính trong cùng một thời gian. Giống bò sữa vùng Scandinavian cho sản lượng sữa tốt được ghi nhận sự gia tăng năng suất sữa có ý nghĩa trong nhiều năm qua. Điếu ấy góp phần vào nội dung chọn giống truyền thống và chọn giống hiện đại. Tuy nhiên, mọi nổ lực ấy đều thất bại vị tính chất bất thụ của giống bò này. Người ta giải thích bằng hiện tượng genomic deletion (mất đoạn trong bộ gen) có tương quan nghịch giữa năng suất sữa và sự thụ tinh.Theo Goutam Sahana, trưởng nhóm nghiên cứu, sự kiện mất đoạn xảy ra tại 4 gen và đó chính là đột biến lặn gây chết phôi (embryonically lethal mutation). Bò cái chết trong khi mang thai và phôi bò bị trụy. Cả bố mẹ đều mang 4 gen lặn và truyền gen ấy cho thai nhi của chúng, ảnh hưởng di truyền xảy ra sau đó.

 

Xem tạp chí khoa học của Đan Mạch http://dca.au.dk/aktuelt/nyheder/vis/artikel/vigtig-mutation-opdaget-i-malkekvaeg/. Hoặc http://www.plosgenetics.org/article/info:doi/10.1371/journal.pgen.1004049.

 

Biểu hiện Glucanase trong giống bắp biến đổi gen, hiệu quả tốt cho thức ăn gia súc

 

 Thức ăn gia súc đều phải cho thêm glucanase từ bên ngoài, vì enzymes này phân giải glucan, giúp cho việc hấp thu dinh dưỡng có hiệu quả. Chính glucanase (Bgl7A) của vi nấm Bispora sp., một loài nấm sợi, có những đặc điểm tuyệt vời này. Nhà khoa học Yuhong Zhang và ctv. thuộc Chinese Academy of Agricultural Sciences đã phát triển thành công giống bắp chuyển gen có hàm lượng cao glucanase Bgl7A. Phân tích cho thấy chúng ổn định đến 4 thế hệ con lai. Hoạt tính của β-glucanase trong hạt bắp GM này đạt 779,800 U/kg, khoảng 236 lần cao hơn giống bắp bình thường. β-glucanase của hạt bắp có độ chua pH = 4.0 và mức pH này ổn định 1.0–8.0, giống như môi trường bình thường trong dịch tiêu hóa của gia súc. Xem tạp chí PLOS ONE:

 http://www.plosone.org/article/info%3Adoi%2F10.1371%2Fjournal.pone.0081993.

 

Gene của cây Arabidopsis cải tiến được tính chống chịu hạn của cây lúa

 

Yếu tố phiên mã DREB1A của cây Arabidopsis thaliana được người ta tìm thấy có thể cải tiến được tính chống chịu hạn của cây lúa. Một nhóm nhà nghiên cứu đứng đầu là G. Ravikumar thuộc Directorate of Rice Research, Hyderabad, Ấn Độ, đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen AtDREB1A trên giống lúa indica Samba Mahsuri bằng phương pháp chuyển nạp qua Agrobacterium. Phân tích cho thấy gen AtDREB1A biểu hiện khá ổn định trong thế hệ con lai qua nhiều thế hệ. Sự biểu hiện AtDREB1A bị kích hoạt trong điều kiện stress do khô hạn giúp cây lúa chống chịu hạn cả hai giai đọng tăng trưởng và phát triển mà không ảnh hưởng gì đến cá tính trạng nông học khác. Nghiên cứu về sinh lý học cho thấy sự thể hiện gen AtDREB1A liên quan chặt với amino acid proline, duy trì được diệp lục tố, làm tăng hàm lượng nước trong cây, và làm giảm hiện tượng mất ion trong điều kiện khô hạn. các dòng đồng hợp tử cho năng suất cao, tỷ lệ hạt thụ tinh cao so với cây lúa thường trong điều kiện bị stress khô hạn.

 

Xem tóm tắt http://link.springer.com/article/10.1007/s11248-013-9776-6.

 

Giống vi tảo cải biên di truyền có hàm lượng Omega-3 cao

 

Các nhà khoa học thuộc Rothamsted Research sử dụng công nghệ biến dưỡng và công nghệ di truyền để chứng minh lần đầu tiên con người có thể thành công làm tăng gấp tám lần DHA trong Phaeodactylum tricornutum. Sinh vật P. tricornutum trong thiên nhiên tích tụhàm lượng EPA cao và được xem như nguồn vật liệu tốt cho công nghiệp. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Metabolic Engineering. Marine microalgae (vi tảo biển) và diatoms (tảo cát) là những vật thể sản sinh được chất eicosapentaenoic acid (EPA)docosahexanoic acid (DHA), acid béo không bảo hóa, có chuỗi dây dài (LC-PUFAs) trong chuỗi thức ăn biển. Kỹ nghệ nuôi vi tảo biển là một trong những cách người ta sản xuất ra chất béo này. Hiện nay, trong tự nhiên không còn nòi vi tảo đơn như vậy có hàm lượng cao EPA và DHA. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hai gen của picoalga Ostreococcus tauri trong diatom P. triconutum và thay đổi thành công hàm lượng Omega-3. Họ đã phát triển được một nòi (strain) diatom có thể cho ra cả hai EPA và DHA. Tảo diatom này sản sinh được ~35% EPA. Tảo diatom biến đổi gen có thể chuyển hóa EPA thành DHA. Như vậy họ đã chuyển gen thành công tảo diatom có thể tổng hợp cả hai omega-3 LC-PUFAs.

Xem Rothamsted Research http://www.rothamsted.ac.uk/news/single-diatom-accumulates-epa-and-dha-high-value-omega-3.

 

Thông Báo

 

2nd Plant Genomics Congress

Đại Hội Genome Học Thực Vật lần thứ Hai được tổ chức tại London, UK, vào ngày 12-13, tháng Năm 2014

Xem  www.globalengage.co.uk/ngs/Register.html

 

5th World Congress on Biotechnology

Đại Hội Công Nghệ Sinh Học Thế Giới lần thứ Năm sẽ được tổ chức vào ngày 25-27, tháng Sáu 2014; tại Valencia, Tây Ban Nha

Xem http://www.biotechnologycongress.com/.

 

International Symposium on Plant Biotechnology

Hội nghị quốc tế về Công Nghệ Sinh Học Thực Vật sẽ được tổ chức vào ngày 9 - 11, tháng Tư 2014 tại  Jardines del Rey, Cuba

Xem  http://simposio.ibp.co.cu/.

 

3rd Biotechnology World Congress

Đại Hội Công Nghệ Sinh Học Thế Giới lần Thứ Ba sẽ được tổ chức vào ngày 10-12, tháng Hai 2014, tại Dubai, UAE

Xem  http://www.biotechworldcongress.com/index.php.

Trở lại      In      Số lần xem: 1375

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD