Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  70
 Số lượt truy cập :  34083438
Tuần tin khoa học 374 (07-13/04/2014)
Thứ bảy, 05-04-2014 | 11:55:12

GOLDEN2-LIKE Transcription factors: chìa khóa để phát triển cà chua

 

Người ta luôn yêu cầu phẩm chất quả tốt. Đó là mong muốn của người tiêu dùng và người sản xuất. Quả có kiểu dạng thể hiện được vẻ đẹp bên ngoài, được thị trường chấp nhận và giá trị dinh dưỡng cao, đó là những điểm chính thường được người ta xem xét khi nói về phẩm chất quả. Tất cả yếu tố ấy tùy thuộc vào cả tiến trình chín quả. Trong giai đoạn này, vấn đề trở nên nghiêm trọng khi tính trạng phẩm chất bắt đầu phát triển. Một nghiên cứu gần đây phát hiện rằng có hai TFs (transcription factors) cần thiết cho quả cà chua trong giai đoạn chín và chúng đã ảnh hưởng như thế nào đến quả cà chua. Hai yếu tố phiên mã đó là GLK1GLK2 (viết tắt từ GOLDEN2-LIKE transcription factors), có mặt trong hầu hết các loài thực vật, cả hai yếu tố này đều có chức năng điều hòa mức độ thể hiện của diệp lục và plastid. Tuy nhiên, người ta thấy rằng GLK1 có vai trò quan trọng hơn ở lá, trong khi đó GLK2 cần thiết hơn ở trong quả. Nghiên cứu đã khai thác được các ảnh hưởng của GLK thông qua những xét nghiệm thể hiện gen ở những bộ phận khác nhau của cây cà chua. Điều này cho phép chúng ta có thể gia tăng được chất lượng quả cà chua mà không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cây. Sự thể hiện đầy đủ của GLKs có thể được vận dụng trong các thao tác gây ảnh hưởng cho quả, làm cho hàm lượng đường được cải tiến, hàm lượng carotenoids mong muốn, axit hữu cơ cần thiết. Chúng có ảnh hưởng đến vị ngon của quả cà chua. Người ta còn tìm thấy các ảnh hưởng phẩm chất quả của những yếu tố phiên mã ấy có tính cộng (additive), tính chất này đặc trưng cho một tiềm năng của cải tiến phẩm chất quả cà chua được gia tăng mạnh hơn.

Xem http://www.plantcell.org/content/early/2014/02/07/tpc.113.118794.abstract.

 

Phân tích di truyền tính kháng bệnh Verticillium Wilt trong cây bông vải chuyển gen

 

Bông vải (Gossypium spp.) là cây trồng cho sợi quan trọng của thế giới. Hai loài cây bông đang được phát triển cho mục đích này là: G. hirsutum L. chiếm 90% sản lượng bông toàn cầu và G. barbadense chiếm khoảng 9% sản lượng. Tuy nhiên, các bệnh trên cây bông đã làm hạn chế sản lượng bông. Một trong những quan trọng nhất trong vùng Cotton Belt của Hoa Kỳ và New Mexico là bệnh Verticillium wilt (viết tắt là VW). Bệnh này do vi nấm Verticillium dahlia Kleb., gây ra. Nó làm giảm phẩm chất sợi bông và đe dọa ngành công nghiệp dệt bông trên toàn thế giới. Phát triển giống bông vải kháng bệnh VW được xem như là giải pháp tốt nhất trong quản lý bệnh này, bảo đảm không làm thất thoát năng suất. Tuy nhiên, các giống trong sản xuất đại trà hiện nay chỉ thể hiện tính kháng trung bình đối với VW. Nhằm góp phần vào giải pháp ấy, một nghiên cứu mới đây đã đã sử dụng phương pháp phân tích QTL (quantitative trait loci) để xác định di truyền tính kháng bệnh VW, với sự hỗ trộ của những chỉ thị phân tử (molecular markers) xác định vùng giả định liên kết với các gen kháng. Giống bổng chuẩn nhiễm bệnh VW (giống chuẩn cho canh tác bông ở vùng cao (upland cotton) TM-1 và giống bông kháng VW (dòng bông upland du nhập) NM-24016. Chúng được lai với nhau để tạo ra quần thể các dòng con lai cận giao tái tổ hợp RIL (recombinant inbred line). Những dòng RILs ấy được chủng trên lá pathotype (BC strain) của nấm V. dahlia. Người ta đánh giá tính kháng VW theo hệ thang điểm từ 0 đến 5. Hệ thống thang điểm ấy dựa trên cơ sở phần trăm lá có biểu hiện chlorotic (khảm vàng) hoặc necrotic (hoại tử), và số lá bị rụng hoặc các lá mầm. Những tính trạng này được ở một ngày đặc biệt nào đó sau khi chủng bệnh (DAI). Quan sát mỗi DAI, rồi phân tích từng tính trạng riêng biệt. Ly trích DNA từ 94 dòng con RILs rồi chạy điện di sản phẩm PCR với 114 chỉ thị phân tử (RGA-AFLP markers). Những loci của marker ấy được nhập vào với 990 chỉ thị SSR (Simple sequence repeats) và SNP (Single nucleotide polymorphisms) để hình thành bản đồ liên kết (linkage map). Kết quả cho thấy hệ số di truyền tính kháng biểu hiện từ thấp đến trung bình. Điều này gợi ra rằng tính kháng VW trong bông vải được kiểm soát bởi nhiều gen và bị ảnh hưởng khá lớn của môi trường.

Xem tóm tắt http://link.springer.com/content/pdf/10.1007/s11032-013-9987-9.pdf.

 

 

Sự lo lắng khi làm toán có thể do các yếu tố di truyền

 

petrill Một nghiên cứu mới đây cho thấy sự lo lắng, bức xúc khi làm toán (math anxiety) không phải do khả năng học kém, mà còn do các rủi ro liên quan đến di truyền, bao gồm cả sự lo lắng thường xuyên và năng khiếu toán học (math skills). Tại ĐH Ohio State, Giáo Sư Stephen Petrill (hình) và đồng nghiệp đã xác định cả hai yếu tố khác biệt ấy diễn ra trong nổi lo lắng khi làm toán nhằm giải thích tại sao trẻ em và ngay cả người trưởng thành rất lo sợ môn toán, làm cho học trở nên vấn đề khi giải những bài toán khó.  Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến 40% về sự khác nhau các điều lo lắng khi học toán. 60% còn lại là do ảnh hưởng môi trường.

Xem http://researchnews.osu.edu/archive/mathanxiety.htm.

 

Các nhà khoa học của OSU tìm thấy protein có quan hệ đến sự phát triển triển của tế bào ung thư vú

 

Douglas KnissCác nhà khoa học của ĐH Ohio State (OSU) đã phát hiện ra một protein mà trước đây người ta không thấy nó liên hệ đến bệnh ung thư, nó đã trở nên vô cùng quan trọng trong việc làm giảm những cơ hội cho bệnh ung thư phát triển rộng từ khôi u ban đầu. Công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS ONE. Kết quả cho thấy chuột được cấy vào tế bào ung thư vú thiếu hẳn protein myoferlin. Protein này sản sinh ra các khối u nhỏ bé, tự kềm chế của tế bào. Chúng không cho phép hình thành khối u. Mặt khác, chuột được cấy tế bào ung thư vú với myoferlin được phát triển lớn hơn, sinh khối bất thường (irregular masses) và biểu thị rằng các tế bào ung thư đã xâm nhiễm các mô kế bên. Dựa vào kết quả quan sát trên, myoferlin ảnh hưởng đến tế bào ung thư theo hai cách: (1) thay đổi hoạt động của nhiều gen có trong quá trình di căn (metastasis) của tế bào bình thường hay tế bào có chủ đích (favor cell); (2) thay đổi các tính chất cơ học của những tế bào ung thư sao cho chúng gần như duy trì được trạng thái “nested” hơn là phá vỡ (breaking away) chúng ra, để di chuyển sang mô khác. Họ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán có tính chất phát triển hơn và xử lý theo cách cắt bỏ (tailored) khối u cho người bệnh trên cơ sở xét nghiệm mức độ protein và những đặc điểm cơ học nói trên của tế bào khối u.

Xem http://researchnews.osu.edu/archive/myoferlin.htm

 

Thông Báo

 

Synthetic Biology Congress

 

Đại Hội Sinh Học Tổng Hợp (Synthetic Biology Congress) được tổ chức tại London Heathrow Marriott Hotel, Anh Quốc, vào ngày 20-21 tháng Mười 2014.

 

 

 

 

 

Xem: http://www.globalengage.co.uk/synthetic-biology.html.

 

World Congress on Industrial Biotechnology

 

Đại Hội lần thứ 11 hàng năm của thế giới về Công Nghệ Sinh Học phục vụ công nghiệp (Industrial Biotechnology) được tổ chức vào ngày 12-15 tháng Năm 2014, tại Pennsylvania Convention Center, Philadelphia, PA, Hoa Kỳ.

Xem http://www.bio.org/events/conferences/world-congress.

Trở lại      In      Số lần xem: 968

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD