Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  40
 Số lượt truy cập :  33377798
Tuần tin khoa học 384 (16-22/6/2014)
Thứ sáu, 13-06-2014 | 14:58:14

Ảnh hưởng của tia cực tím B đến cây đậu nành

 

Sự biến đổi khí hậu cực trọng tại Hàn Quốc đã làm tăng nhiệt độ trung bình và làm giảm ozone tương đương với -3,8% mỗi thập niên, điều ấy có thể dẫn đến cường độ tia cực tím vượt quá mức cho phép [(UV)-B radiation]. Tia cực tím B có vai trò quan trọng trong phát sinh hình thái trên cơ sở quang hợp (photomorphogenesis). Tuy nhiên, nếu cường độ này quá thừa thải có thể làm giảm quang tổng hợp cũng như sẽ gây ra nhiều tổn thương cho DNA của tế bào. Nghiệm thức ảnh hưởng của hai nguồn ánh sang khác nhau, UV-B và ánh sáng tự nhiên đã được người ta đánh giá trên cây đậu nành 18 ngày tuổi (Glycine max Merr. var Seoritae). Cây được thu hoạch, người ta đánh giá hàm lượng các sắc tố, tính chất huỳnh quang của diệp lục tố, và những thay đổi về proteomic. Carotenoids và anthocyanin gia tăng có ý nghĩa trong cây bị xử lý dư thừa bức xạ UV-B. Nhiều proteins có ATP synthase và các protein thúc đẩy trao đổi oxygen cũng được biểu hiện theo kiểu up-regulate trên lá đậu nành khi UV-B thừa thải. Tuy nhiên, dư thừa bức xạ UV-B còn dẫn đến hậu quả giảm mạnh mẽ hiệu quả quang hợp so với nghiệm thức đối chứng. Hệ thống hiển thị hình ảnh thông qua huỳnh quang đã cho kết quả rằng bức xạ UV-B gây ra thiệt hại không thể đảo ngược được về hệ thống Photosystem II. Những phát hiện như vậy có thể giúp cho các nghiên cứu về sau này làm cho cây phát huy tính ưu việt của tia cực tím và giảm thiểu các thiệt hại do nó gây ra.

Xem http://www.pomics.com/lee_7_3_2014_123_132.pdf.

 

OsMYB103L điều tiết các gen mã hóa cellulose synthase và cải tiến được kiểu lá cũng như độ chắc bền của lá lúa

 

Các yếu tố phiên mã MYB được biết như những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của thực vật, sự biến dưỡng và sự đáp ứng đối với stress. Tuy nhiên, đối với cây lúa người ta biết rất ít về nội dung này. Gen của cây lúa OsMYB103L, mã hóa một yếu tố phiên mã R2R3-MYB, được xem xét nhằm xác định chức năng của nó. OsMYB103L được tìm thấy trong nhân. Sự thể hiện đầy đủ của gen OsMYB103L trong cây lúa (Oryza sativa L.) khẳng định kiểu hình lúa lúa cuộn lại hình lòng mo, một tính trạng nông học quan trọng cho công tác lai tại giống. Các phan tích sâu hơn cho thấy sự gia tăng có ý nghĩa những mức độ thể hiện ấy đối với nhiều gen cellulose synthase (CESAs), kết quả này làm cho hàm lượng cellulose tăng lên trong các dòng lúa biểu hiện gen OsMYB103L một cách mạnh mẽ. Sự im lặng của gen OsMYB103L làm giảm hàm lượng cellulose và làm giảm độ cứng chắc cơ giới của lá lúa. Hơn nữa, những mức độ biểu hiện gen CESA cũng giảm đi trong các dòng lúa mà gen OsMYB103L im lặng. Gen OsMYB103L thể hiện nhằm đánh thức các gen CESA điều tiết sinh tổng hợp cellulose và có thể được thao tác để hình thanh nên kiểu lá lúa theo mong muốn và độ cứng chắc cơ giới của lá lúa.

Hình 3: Phân tích sự thể hiện gen OsMYB103L.

  1. Sự thể hiện của OsMYB103L trong nhiều cơ quan được xác định bằng phan tích qRT-PCR. Rễ lúa được thu thập sau khi cây được hai tuần tuổi. Thân, phiến lá và bông lúa trưởng thành được thu thập ở giai đoạn lúa trổ bông. Gié lúa non được thu thập ở giai đoạn 5cm. Gen ACTIN1 được sử dụng làm đối chứng. Thanh sai số biểu thị độ lệch chuẩn SD của những mức độ phân tử transcript lấy từ 3 lần lập lại.
  2. đến  (I) quan sát hoạt động của GUS trong cây transgenic

OsMYB103Lpro::GUS. Hoạt động GUS trong lá mầm (B), rễ lúa (C), thân rạ (D), lá (E), bông non (F) và bong trưởng thanh (G-I). Hoạt động GUS còn được xác định trong pedicel, trấu trên, trấu dưới ở bông trưởng thành (H), không có hoạt động GUS tại dĩnh lúa (sterile lemma), lodicule, pistil và stamen (I).

 

Xem chi tiết: http://www.biomedcentral.com/1471-2229/14/158/abstract. (free PDF download)

 

Gen vận chuyển potassium của đậu nành làm tăng cường tính kháng bệnh khảm do virus

 

Potassium là ion có nhiều nhất trong tế bào thực vật, có chức năng đáp ứng lại stress sinh học và phi sinh học. Những nghiên cứu trước đây cho thấy khi thay đổi mức độ potassium có thể làm giảm sự phat triển của bệnh do virus gây ra. Như vậy, những phan tử potassium transporters là những mục tiêu quan trọng cho nội dung lai tạo giống kháng bệnh virus, bao gồm bệnh khảm do virus trên đậu nành (SMV), bệnh phổ biến trong các vùng sản xuất đậu nành. Bón bổ sung phân kali đã làm giảm mức thiệt hại do bệnh khảm đậu nành đáng kể. Gen GmAKT2 được kích hoạt bởi hiện tượng SMV inoculation trong các giống kháng bệnh, không có ở giống nhiễm bệnh. Cây đậu nành transgenic thể hiện mạnh mẽ gen GmAKT2 được người ta cho tái sinh và tiến hành đánh giá. Sự gia tăng có ý nghĩa hàm lượng potassium được quan sát trong lá non. Trong khi đó, hàm lượng potassium trong lá già của đậu nành transgenic thấp hơn so với cây nguyên thủy (wildtype). Kết quả chứng minh rằng GmAKT2 đóng vai trò như phân tử transporter và ảnh hưởng đến sự phân bố potassium trong cây đậu nành. Cây nguyên thủy có triệu chứng khảm rất nặng trong khi cây transgenic không có triệu chứng của SMV, cho thấy rằng sự phát triển của virus bị chậm lại đáng kể trong cây transgenic. Biểu hiện mạnh mẽ của gen GmAKT2 làm tăng cường tính kháng với SMV trong đậu nành. Do vậy, thao tác làm thể hiện potassium transporter là cách tiếp cận mới về mặt phân tử làm gia tăng tính kháng SMV.

Hình 1: Tính kháng SMV và hàm lượng K+ của giống đậu nành Williams 82 trồng trong hai nghiệm thức K khác nhau

  1. Triệu chứng SMV ở ngày 14 hoặc 28 sau khi chủng bệnh (DAI) với with SMV trên cây đậu nành được trồng trong nghiệm thức đất có 36,5 mg/kg hoặc nghiệm thức 200 mg/kg. Lá đậu nành của cây 10 ngày tuổi được chủnng SMV strain G7 hoặc buffer (Mock).
  2. Số lượng SMV RNA được xác định bằng quantitative RT-PCR (qRT-PCR).

 

 Xem: http://www.biomedcentral.com/1471-2229/14/154/abstract. (free PDF download)

 

Tác động của giống lúa mì chuyển gen kháng Virus trên tính đa dạng của quần thể vi sinh vật

 

Một nghiên cứu kéo dài hai năm tại hai điểm khác nhau đã phân tích tác động của giống lúa mì biến đổi gen kháng bệnh khảm virus đối với tính đa dạng của cộng đồng các loài nấm và vi khuẩn trong mẫu đất ở vùng rễ. Đứng dầu nhóm nghiên cứu này là Jiron Wu thuộc Jiangsu Academy of Agricultural Sciences, Nanjing, Trung Quốc. Họ sử dụng PCR-DGGE (polymerase chain reaction-denaturing gel gradient electrophoresis) ở 4 giai đoạn tăng trưởng khac nhau (giai đoạn mạ, giai đoạn hồi xanh (turngreen), giai đoạn làm đầy hạt (grain-filling), và giai đoạn lúa chín để phan tích quần thể vi sinh vật. Họ nghiên cứu các hoạt động của enzymes urease, sucrase và dehydrogenase trong mẫu đất vùng rễ lúa. Kết quả cho thấy rằng có một chút khác biệt về đa dạng quần thể trong vi khuẩn và nấm khi so sánh giữa cây chuyển gen và cây binh thường trên cơ sở phan tích chỉ số đa dạng Shannon, Simpson. Chỉ có một khác biệt trong hoạt tính sinh học của enzyme. Phân tích băng điện di đối với đa dạng của quần thể nấm cho thấy chủ yếu do không được cấy vào (uncultured). Theo đó, người ta kết luận rằng giống lúa mì transgenic kháng virus không có tác động bất lợi cho quần thể vi sinh vật và hoạt tính enzyme trong vùng rễ. Xem tạp chí Plos One:

 

 http://www.plosone.org/article/info%3Adoi%2F10.1371%2Fjournal.pone.0098394#pone-0098394-g009.

 

 

Dự án Human Genome và danh mục Protein tương đương

 

Trong một nỗ lực để có danh mục protein tương đương (protein equivalent) trong dự án genome người, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã sang tạo ra một catalog đầu tiên về “human proteome," hoặc tất cả proteins người. Họ đã sử dụng 30 mô khác nhau, phan lập các proteins mã hóa bởi 17.294 gen, mà các gen như vậy chiếm 84% trong genome người. Dự án do các nhà khoa học của ĐH Johns Hopkins Viện Tin Sinh Học, Bangalore, Ấn Độ đóng vai trò nồng cốt, họ ghi nhận 193 proteins mới từ những vùng của genome chưa được dụ báo mã hóa proteins. Kết quả cho thấy genome người vô cùng phức tạp hơn những việc mà người ta nghĩ trước đây. (Hình: Mô hình nghệ thuật của dự án genome người. Corinne Sandone, MA, CMI and Jennifer Fairman, MA, CMI, Department of Art as Applied to Medicine, Johns Hopkins University)

 

Xem: http://www.hopkinsmedicine.org/news/media/releases/extensive_cataloging_of_human_proteins_
uncovers_193_never_known_to_exist
.

 

Thông Báo

 

Hội Nghị Quốc tế về An Ninh Lương Thực Châu Á

 

Hội Nghị Quốc tế về An Ninh Lương Thực Châu Á  (ICAFS 2014) được tổ chức vào ngày 21–22 tháng Tám 2014 tại Singapore, do ADB, Nanyang Technological Univ. và IRRI đồng chủ trì. Xem chi tiết

 https://wis.ntu.edu.sg/webexe/owa/icafs2014.online_order_pagehttp://www.rsis.edu.sg/nts/article.asp?id=266&prev=Event&pyear=Upcoming.

Trở lại      In      Số lần xem: 1020

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD