Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33343630
Tuần tin khoa học 879 (19-25/02/2024)
Thứ bảy, 17-02-2024 | 07:49:57

Tổng quan về vai trò của vi sinh vật đất trong chu chuyển carbon

 

Nguồn: Haowei WuHuiling CuiChenxi FuRan LiFengyuan QiZhelun LiuGuang YangKeqing XiaoMin Qiao. 2024. Unveiling the crucial role of soil microorganisms in carbon cycling: A review. Sci Total Environ.; 2024 Jan 20: 909:168627. doi: 10.1016/j.scitotenv.2023.168627.17.

 

 

Vi sinh vật đất, thông qua tích cực tham gia quá trình phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ bởi chu trình biến dưỡng vô cùng đa dạng, chúng đóng vai trò chủ chốt trong chu chuyển carbon tại nhiều hệ thống đất và góp phần ổn địng carbon hữu cơ, do vậy, ảnh hưởng đến dự trữ carbon trong đất và số lượng hiện hữu. Nghiên cứu các tiến trình, những cơ chế, và các yếu tố thúc đẩy chu chuyển carbon của vi sinh vật đất rất cần thiết để hiểu được chức năng của sức chứa carbon trên mặt đất (terrestrial carbon sinks) và giải quyêt hiệu quả biến đổi khí hậu. Tổng quan này thảo luận một cách toàn diện vai trò của vi sinh vật đất trong chu chuyển carbon trong đất từ ba quan điểm: các chu trình biến dưỡng, cộng đồng vi sinh vật, và những ảnh hưởng của môi trường. Nó làm sáng tỏ các vai trò của những loài vi sinh khác nhau trong chu chuyển carbon và tóm lược tác động của những tương tác vi sinh và yếu tố môi trường trong chu chuyển carbon. Thông qua tổng hợp 2171 báo cáo khoa học trong cơ sở dữ liệu “Web of Science Core”, người ta đã làm sáng tỏ kiến trúc của cộng đồng trong sinh môi, hoạt động của chúng, và những cơ chế tổng hòa các vi sinh vật đất cần thiết cho chu chuyển carbon. Sự hợp nhất chu trình carbon của vi sinh vật đất và những yếu tố thúc đẩy của nó rất sinh động phục vụ dự đoán chính xác và chu trình có tính chất “biogeochemical” rất mẫu mực và đánh giá hiệu quả những thách thức bởi biến đổi khí hậu toàn cầu.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/37977383/

 

Tăng cường chức năng hệ gen cây cà chua thông qua nguồn biến dị di truyền

 

Nguồn: Prateek GuptaPankaj Singh DholaniyaKunnappady PrincyAthira Sethu MadhavanYellamaraju SreelakshmiRameshwar Sharma. 2024. Augmenting tomato functional genomics with a genome-wide induced genetic variation resource Front Plant Sci.; 2024 Jan 24: 14:1290937. doi: 10.3389/fpls.2023.1290937.

 

Đột biến đẩy nhanh quá trình cải tiến giống cây trồng bằng cách cung cấp alen mới cho năng suất cao và kháng bệnh hại. Tuy nhiên, những alen này với kiểu hình có thể cảm nhận được mà không thay đổi chức năng vẫn còn ẩn kín trong cây đột biến. Kỹ thuật chạy trình tự “whole-genome sequencing” (WGS) của cá thể bị đột biến khám phá được toàn bộ phổ đột biến trong hệ gen cây. “Genome-wide” kích hoạt nguồn đột biến có thể cải tiến nội dung chọn giống cà chua với chủ đích rõ ràng và làm dễ dàng cho nghiên cứu genome chức năng. Theo nghiên cứu này, người ta giải trình tự 132 dòng đột biến hóa chất “doubly ethyl methanesulfonate” (EMS) cây cà chua và tìm thất được khoảng 41 triệu đột biến mới và 5,5 triệu phân tử “short InDels” chưa hiện diệntrong giống bố mẹ. Khoảng 97% genome có đột biến gen, bao gồm các gen, các promoters, UTRs, và introns. Hơn một phân ba gen trong quần thể cây đột biến có một hoặc nhiều hơn đột biến mất đoạn được dự đoán bởi phần mềm “Sorting Intolerant From Tolerant” (SIFT). Gần một phần tư các gen bị mất đoạn trong chu trình biến dưỡng của cây cà chua điều chỉnh được các bước trong chu trình ấy. Bên cạnh đó là chuyển tiếp GC>AT ưu thế trong đột biến hoa học EMS, quần thể cây đột biến này còn có một số lượng đáng kể chuyển tiếp AT>GC. So sánh tần suất đột biến giữa những codons đồng dạng cho thấy hấu hết những codon ưa thích có ít nhất bị đột biến một lần bởi xử lý hóa chất EMS. Minh chứng trong khoai tây đột biến “leaf-like”, suy giảm hàm lượng carotenoids trong quả cà chua đột biến ζ-carotene isomerase, và mất sự tái định cư của chloroplast trong cá chua đột biến phototropin1 đã minh chứng quy trình khám phá đột biến này. Cơ sở dữ liệu của tác giả tạo ra hàng loạt các đột biến  tiếp cận nội dung nghiên cứu “functional genomics” và cải tiến giống cà chua.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38328621/

 

Biến di di truyền biểu sinh đối với tính trạng nông học cây bắp phục vụ cải tiến giống

 

Nguồn: Daolei ZhangYujun GanLiang LeLi Pu. 2024. Epigenetic variation in maize agronomical traits for breeding and trait improvement. J. Genet Genomics; 2024 Feb 2: S1673-8527 (24)00028-6. doi: 10.1016/j.jgg.2024.01.006.

 

Chọ giống dựa trên di truyền biểu sinh (Epibreeding) bao gồm các tính trạng cây trồng được kỹ thuật di truyền hóa  và đáp ứng với stress thông qua thao tác tại điểm đến của đặc điểm chính trong di truyền biểu sinh nhằm tăng cường năng suất cây trồng. Trong khi phương pháp chọn giống truyền thống gây lo ngại về sự suy giảm đa dạng di truyền, thì “epibreeding” thúc đẩy cải tiến giống cây trồng thông qua biến dị di truyền biểu sinh mà nó điều tiết biểu hiện gen, dẫn đến kết quả cuối cùng là tác động lên năng suất. Điều tiết có tính chất “epigenetic”  trong cây trồng bao gồm nhiều “modes” khác nhau, có cải biên histone, có cải biên DNA, cải biên RNA, “non-coding RNA”, và “chromatin remodeling”. Tổng quan tóm lược những cơ chế có tính chất “epigenetic” những tính trạng nông học cơ bản của cây bắp và xác định được các “landmarks” ứng cử viên của di truyền biểu sinh trong tiến trình chọn giống bắp. Người ta đề nghị một chiến lược mới để cải tiến năng suất bắp thông quan “epibreeding”, kết hợp “CRISPR/Cas-based epigenome editing”  và “Synthetic Epigenetics” (SynEpi). Cuối cùng, người ta thảo luận những thách thức và cơ hội gắn liền với cải tiến tính trạng cần thiết của cây bắp thông qua “epibreeding”.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38310944/

 

Khiếm khuyến trong splicing gen StDRO2, intron 1 làm tăng cường hệ rễ khoai tây bởi làm đột phá vận chuyển auxin thích nghi với stress khô hạn

 

Nguồn: Jianping Zhao, Baolin Yao, Ziai Peng, Xinyue Yang, Kuixiu Li, Xiaoyan Zhang, Haiyan Zhu, Xuan Zhou, Meixian Wang, Lihui Jiang, Xie He, Yan Liang, Xiaoping Zhan, Xiaoran Wang, Yuliang Dai, Yanfen Yang, Ao Yang, Man Dong, Suni Shi, Man Lu, Yi Zhao, Mingyun Shen, Liwei Guo, Changning Liu, Hongji Zhang, Decai Yu, Yunlong Du. 2024. Splicing defect of StDRO2 intron 1 promotes potato root growth by disturbing auxin transport to adapt to drought stress. Horticultural Plant Journal; Available online 3 February 2024. https://doi.org/10.1016/j.hpj.2023.11.003

 

Sự hình thành kiến trúc hệ thống rễ (root system architecture: RSA) đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng cây. Gen OsDRO1 được biết có chức năng điều khiển RSA trong cây lúa, tuy nhiên, vai trò của gen StDRO2, trong khoai tây, một đồng dạng gen OsDRO1, trong tăng trưởng rễ vẫn còn chưa biết rõ. Nghiên cứu này tiến hành thực hiện dòng đột biến potato dro2 trong hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9. Các dòng đột biến như vậy được phát sinh từ một hiện tượng khiếm khuyết khi splicing (splicing defect) của intron 1 trong gen StDRO2, điều này làm cho đột biến có dạng “nonsense” của gen StDRO2. Hơn nữa, cấu trúc bậc hai của phân tử StDRO2 mRNA được phân tích bằng RNAfold WebServer được thay đổi trong đột biến dro2. Đột biến của gen StDRO2 làm cho khoai tây thích nghi với thay đổi RSA thông qua thay đổi dòng vận chuyển auxin trong điều kiện stress khô hạn. Dòng khoa tây đột biến dro2 biểu thị cây cao hơn, rễ dài hơn, góc tăng trưởng của rễ nhó hơn và khối lượng củ tăng hơn so với dòng WT (wild-type). Sự thay đổi RSA được kết gắn với sự xáo trộn của phân bố kích thích tố IAA của đột biến dro2, và mức độ biểu hiện gen StPIN7, gen StPIN10 được tìm thấy bởi “real-time PCR” có tính chất điều tiết theo kiểu “up” trong rễ dòng khoai tây đột biến dro2 khi xử lý stress khô hạn. Hơn nữa, phân tử microRNAs (miRNAs) PmiREN024536 và PmiREN024486 xác định đích đến của gen StDRO2, auxin điều tiết tích cực và tiêu cực sự biểu hiện gen StDRO2 và miRNAs  PmiREN024536 và PmiREN024486, theo thứ tự, trong rễ khoai tây. Kết quả cho thấy hệ thống điều tiết gồm có auxin, StDRO2PmiREN024536 và PmiREN024486 có thể điều khiển RSA để truyền đạt tính thích nghi của khoai tây dưới điều kiện stress khô hạn.

 

Xem https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2468014124000074

 

Kiểu hình rễ khoai tây và mức độ biểu hiện “auxin efflux” mang gen trong khoai tây dòng nguyên thủy WT và dòng đột biến dro2 trồng trên ruộng trong nghiệm thức khô hạn và đối chứng.

Trở lại      In      Số lần xem: 111

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD