Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  10
 Số lượt truy cập :  33311879
Tuần tin khoa học 887 (15-21/04/2024)
Thứ bảy, 13-04-2024 | 06:53:45

Tích hợp gen kháng rầy nâu trong điều kiện biến đổi khí hậu

 

Nguồn: Chih-Lu WangPei-Qi LuoFang-Yu HuYi LiChang-Lin SungYun-Hung KuangShau-Ching LinZhi-Wei YangCharng-Pei LiShou-Horng HuangSherry Lou HechanovaKshirod K JenaChia-Hung HsiehWen-Po Chuang. 2024. Pyramiding BPH genes in rice maintains resistance against the brown planthopper under climate change. Pest Manag Sci.; 2024 Apr; 80(4):1740-1750. doi: 10.1002/ps.7902.

 

Rầy nâu hại lúa (Nilaparvata lugens).

 

Rầy nâu (BPH) có tên khoa học Nilaparvata lugens là đối tượng gây hại chính cho sản xuất lúa ở châu Á, làm thiệt hại năng suất rất lớn. Tích hợp (pyramiding) nhiều gen kháng BPH với tính trạng kah1ng đa dạng vào giống lúa trồng cao sản là chiến lược vô cùng hiệu quả để quản lý sâu hại này. Tuy nhiên, phản ứng của tổ hợp “pyramiding” như vậy với thay đổi của môi trường  vẫn chưa được biết rõ. Nhằm khắc phục lổ trống này, người ta tiến hành thực hiện 3 dòng lúa pyramiding (BPH2 + 32, BPH9 + 32, and BPH18 + 32) trong ngữ cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, đảm bảo tương tác giữa cây lúa và rầy nâu N. lugens đầy đủ. Sau đó, người ta thiết kế 3 nghiệm thức môi trường [30/25 °C (ngày/đêm) với nồng độ CO2 là 500 ppm, 32/27 °C (ngày/đêm) với nồng độ CO2 600 ppm, và 35/30 °C (ngày/đêm) với nồng độ CO2 là 1000 ppm].

 

Tất cả 3 dòng lúa tích hợp gen kháng duy trì được tính tráng rầy nâu trong 3 nghiệm thức nói trên. Đặc biệt là, dòng lúa BPH18 + 32 biểu hiện ảnh hưởng antibiotic (kháng sinh) và antixenosis (kháng hóa sinh) chống lại N. lugens. Bên cạnh đó dòng lúa BPH18 + 32 phục hồi chồi thân tốt hơn trong khi bị rầy nâu xâm nhiễm, trong khi hiệu suất của 2 dòng lúa tích hợp được chọn khác biến thiên di truyền. Mặc dù gen BPH2, BPH9, và BPH18 đặc trưng cho 3 alen ở cùng một locus, nhưng mức độ kháng của chúng với N. lugens có thể khác nhau trong những kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau, minh chứng bởi hiệu suất của rầy nâu trên 3 dòng lúa pyramiding này.

 

Kết quả chỉ ra rằng tất cả 3 dòng lúa tích hợp gen kháng được khảo nghiệm duy trì được tính kháng côn trùng của chúng đối diện với các kịch bản biến đổi khí hậu. Tuy vậy, những dòng lúa này biểu hiện  phản ứng xua đuôi rất khác nhau và khả năng phục hồi khi phản ứng với biến đổi khí hậu cũng khác nhau. Do đó, tổ hợp các gen “pyramiding” cần được xem xét trong cải tiến giống lúa cao sản kháng rầy của tương lai.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38015011/

 

Giải trình tự toàn bộ hệ gen virus gây bệnh “necrotic ringspot” trên ớt tại Thái Lan

 

Nguồn: Phoowanarth ManeechoatPissawan ChiemsombatSalvador Lopez JrScott Adkins. 2024. The complete genome sequence of tomato necrotic ringspot virus in chilli in Thailand derived from next-generation sequencing. Arch Virol.; 2024 Mar 7; 169(3):64. doi: 10.1007/s00705-024-05981-0.

 

Hình: Triệu chứng của bệnh ringspot (đốm vòng siêu vi) trên ớt.

 

Virus gây bệnh đốm vòng trên cà chua TNRV (tomato necrotic ringspot virus) được ghi nhận lần đầu tiên tại Thái Lan vào năm 2011, nó liên tục làm giảm năng suất và phẩm chất ớt, cà chua. Ở đây, người ta ghi nhận trình tự hệ gen đầy đủ (complete genome sequence) của mẫu phân lập TNRV trên cây ớt dẫn xuất từ phương pháp NGS (next-generation sequencing) (giả trình tự thế hệ mới). Hệ gen của TNRV gồm có 16.595 nucleotides (nt) trên 3 đoạn phân tử RNA. Phân tử L RNA có 8.858 nt, phân tử M RNA có 4.724 nt, và phân tử S RNA có 3.013 nt theo chiều dài của chúng. Cấu trúc hệ gen và tổ chức của hệ gen rất điển hình của orthotospoviruses, mã hóa năm proteins, đó là L, NSm, GNGC, NSs, N. So sánh giá trị “pairwise” của mỗi “RNA segment” và suy ra chuỗi trình tự amino acid của chúng cho thấy TNRV chilli-CR chia sẻ 73.6-82.3% nt trong trình tự nhận dạng RNA và 81.1-91.9% aa trong trình tự nhận dạng amino acid với siêu vi khảm đốm lá PCSV (pepper chlorotic spot virus). Xép nhóm di truyền huyết thống có mức đồng dạng gần nhau được tiến hành trên cơ sở mỗi RNA của hệ gen hoặc mỗi chuỗi trình tự aa suy đoán, và cới các trình tự RNA của hệ gen được nối kết với nhau. Thực hiện cluster di truyền TNRV PCSV trong phân tích di truyền huyết thống, có 78.9% tổng số trình tự nucleotides xác định được qua quan sát bằng phân tử RNA kết nối nhau (concatenated) cho thấy TNRV là một orthotospovirus rất khác; phân tích trình tự concatenated orthotospovirus genome sẽ đạt được giá trị cao trong nghiên cứu di truyền huyết thống của nhóm virus này.

 

Xem  https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38451333/

 

Tập tính ăn của bọ cánh cứng (sùng khoai lang) Cylas formicarius (Fabricius) (Coleoptera: Brentidae) trên 3 giống khoai lang Ipomoea batatas L. tại vùng Tarlac, Philippines

 

Nguồn: Jerah Mystica B. Novenario and Flor A. Ceballo-Alcantara. 2024. Feeding Behavior of Sweet Potato Weevil, Cylas formicarius (Fabricius) (Coleoptera: Brentidae) on Three Sweet Potato, Ipomoea batatas L. Cultivars Grown in Tarlac, Philippines. PHILIPP AGRIC SCIENTIST Vol. 107 No. 1, 7-13 March 2024

 

Khoai lang được  trồng nhiều ở các nước nhiệt đới để ăn củ, củ khoai lang dần dần trở thành nguồn lương thực thiết yếu của cư dân. Người ta sử dụng nhân giống khoai lang vô tính bằng dây thân khoai lang, khi thu hoạch hoặc tạo ra vườn ươm theo quy chuẩn để cắt hom thân làm giống cho vụ sau. Việc sử dụng dây thân thường xuyên như vậy có thể gây ra sự xâm nhiễm của sùng (weevil infestation). Khoai lang bị nhiễm sùng là hiện tượng rất phổ biến. Quan trọng hơn là bọ cánh cứng hại củ khoai, tên khoa học là Cylas formicarius, xem củ khoai là đối tượng chính để tấn công, làm củ bị đắng và có mùi, gây thiệt hại kinh tế. Nông dân trồng khoai lang ở vùng Tarlac, Philippines cho rằng chỉ có một giống khoai lang bị C. formicarius tấn công, tuy vậy, người ta thấy rằng trong thí nghiệm này tập tính ăn và hành vi kiếm ăn của sùng khoai lang không bị ảnh hưởng bởi giống khoai lang, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về số liệu trung bình mẫu của khoai bị sùng đực và sùng cái tấn công cũng như mức độ thiệt hại.

 

Xem https://www.researchgate.net/profile/

 

Yếu tố phiên mã NAC dưới dạng NOR-like1 điều hòa tích cực tính trạng mềm trái cà chua khi chín

 

Độ mềm quả là yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến phẩm chất và thời hạn trái chín của quả mọng nước (fleshy fruits) như cà chua; tính trạng này được điều tiết bởi yếu tố phiên mã (TFs). Nghiên cứu trước đây cho thấy knockout gen NOR-like1, nó mã hóa protein là NAC transcription factor, có thể ảnh hưởng đến sự chín trái cà chua và  tính trạng trái chắc (firmness), nhưng phân tử NOR-like1 điều tiết tính trạng làm mềm trái (fruit softening) không được hiểu biết đầy đủ. Ở đây, tác giả lần đầu tiên phát sinh ra dòng cà chua biểu hiện mạnh mẽ NOR-like1 (OE-NOR-like1), kết quả cho thấy rằng: biểu hiện mạnh mẽ gen NOR-like1 thúc đẩy tiến trình làm mềm trái và làm chín trái, ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của cấu trúc thành tế bào, và làm tăng cường sự suy thoái của mô ML (middle lamella), làm cho mức độ pectin có thể hòa tan được (WSP) cao hơn và  mức độ ISP (ionic-soluble pectin) cũng cao hơn, nhưng mức độ CSP (covalently bound pectin) thấp hơn và hemicellulose cũng thấp hơn, so với dòng cà chua nguyên thủy (WT). Ngược lại, knockout gen NOR-like1 trong cà chua (CR-NOR-like1) có ảnh hưởng đối nghịch. Trình tự phân tử RNA (RNA-seq: RNA-sequencing) cho kết quả: NOR-like1 ảnh hưởng đến mức độ phiên mã của gen trong cơ chế biến dưỡng thành tế bào (SlXYL1SlTBG4  SlXTH1), làm mề trái (softening) gắn với  yếu tố phiên mã (SlLOB1, SlTAG1 SlMYB58). Nhìn chung, kết quả nghiên cứu này làm giàu sự hiểu biết của chúng ta về sự điều hòa phiên mã của gen ảnh hương đến mềm trái cà chua và cung cấp những gen mới phục vụ chọn giống trong tương lai với tính trạng mềm trái (softening) được cải biên thông qua công nghệ sinh học.

 

Xem https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0925521424001686

 

Thu hoạch cà chua bằng cơ giới, cần trái trưởng thành phải có độ cứng nhất định.

Trở lại      In      Số lần xem: 94

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD