Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  34
 Số lượt truy cập :  34065963
Tuần tin khoa học 893 (27/05-02/06/2024)
Thứ bảy, 25-05-2024 | 05:39:29

Mô phỏng thời gian thực về sự ấm lên của trái đất tác động đến phản ứng hiện tượng và suy giảm phẩm chất gạo

 

Nguồn: Hironori Itoh, Hiroto Yamashita, Kaede C. Wada, and Jun-ichi Yonemaru. 2024. Real-time emulation of future global warming reveals realistic impacts on the phenological response and quality deterioration in rice. PNAS, May 13, 2024; 121 (21) e2316497121

 

Phát triển cây trồng có khả năng chịu được khí hậu cực đoan rất quan trọng trong nông nghiệp bền vững và đảm bảo an ninh lương thực. Theo nghiên cứu này, người ta tiến hành mô hình hóa sự ấm lên của trái đất cực đoan trong phòng tăng trưởng nhân tạo, cho thấy sự tiến bộ đáng kể trong vòng đời của cây lúa và sự suy giảm đáng chú ý của phẩm chất hạt gạo đới với giống cao sản japonica trồng vùng ôn đới. Khi đánh giá của chúng ta bị hạn chế đối với bất cứ giống japonica ôn đới nào, thì kết quả này nhấn mạnh được giá trị của mô phỏng toán học, môi trường ấm lên trái đất cực đoan được quan sát ít, để có sự hiểu biết đầy đủ tác động của chúng trong canh tác lúa. Mở rộng cách tiếp cận này đối với những giống lúa đa dạng khác nữa và các vùng canh tác khác nhau sẽ mang lại cái nhìn thực tế hơn về tác động ấm lên của trái đất đối với sản lượng thóc gạo.

 

Sản lượng cây trồng giảm bởi biến đổi khí hậu đã và đang được dự đoán một cách khoa học. Khi cây trồng chịu được khí hậu là yếu tố cần thiết để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, nhưng việc dự đoán được tăng trưởng cây trồng trong điều kiện trái đất ấm lên vẫn là thách thức. Do đó, người ta tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích  đánh giá lại tác động của điều kiện nóng lên trên toàn cầu một cách thực tế đối với canh tác lúa. Người ta đã phát triển một nền tảng đánh giá cây trồng, đệ trình môi trường mô phỏng nông nghiệp AE (agro-environment), chúng phát sinh ra ngoại cảnh khác nhau bởi thực hiện phức hợp bao gồm các  biến động tự nhiên của ngoại cảnh, trong buồng nuôi cấy nhân tạo hoàn toàn. Người ta khẳng định rằng phản ứng ngoại cảnh của cây lúa chấp nhận sự thay đổi môi trường nhân tạo  giống với những gì đang diễn biến trong thiên nhiên thông qua minh chứng “AE emulator” (đệ trình AE) sử dụng dữ liệu khí tượng có sẵn công khai ở cùng một địa điểm và nhiều địa điểm khác nhau trong cùng một năm. Trên cơ sở lộ trình tập trung có tính đại diện, mô phỏng thời gia thực (real-time emulation) của sự ấm lên trái đất cực đoan ghi nhận những tiến bộ ấn tượng trong chu kỳ sống của cây lúa, đó là năng suất giảm 35% và tăng 85% phẩm chất kém, cao hơn những dự báo gần đây. Chuyển động hệ transcriptome cho thấy rằng khi nhiệt độ tăng lên và hàm lượng  CO2 cùng tác động làm thay đổi sự biểu hiện nhiều gen khác nhau và làm tăng cường sự kích thích trổ bông, thích nghi với stress nóng, và các gen phản ứng với CO2. Sự ấm lên trái đất cực đoán này được dự đoán sẽ làm thay đổi sự thích nghi ngoại cảnh của cây lúa và tác động tiêu cực đến sản lượng thóc. Kết quả cung cấp các ứng dụng của môi trường nhân tạo và những hiểu biết sâu sắc nhằm nâng cao khả năng của giống lúa và biện pháp canh tác trong tương lai.

 

Xem https://www.pnas.org/doi/10.1073/pnas.2316497121

Tối ưu hóa di truyền sự tạo nốt sần đậu nành nhằm cải tiến năng suất và protein

Nguồn: Xiangbin Zhong, Jie Wang, Xiaolei Shi, Mengyan Bai, Cuicui Yuan, Chenlin Cai, Nan Wang, Xiaomin Zhu, Huaqin Kuang, Xin Wang, Jiaqing Su, Xin He, Xiao Liu, Wenqiang Yang, Chunyan Yang, Fanjiang Kong, Ertao Wang & Yuefeng Guan. 2024. Genetically optimizing soybean nodulation improves yield and protein content

Nature Plants (2024); Published 9 May 2024

 

Sự cộng sinh cố định đạm trong nốt rễ cây họ Đậu  cần nguồn năng lượng đáng kể từ cây chủ, và giống đậu nành (Glycine max (L.) đột biết siêu nốt sần (supernodulation) cho thấy kết quả tác hại còi cọc, năng suất kém do tiêu xài cạn kiệt nguồn carbon. Người ta dùng đậu nành đột biến làm khác biệt khả năng tạo nốt sần của chúng, trong số đó có dòng rhizobially induced cle1a/2a (ric1a/2a) biểu biện nốt sần trung bình, cần bằng được phân bố carbon, và carbon tăng cường; dòng này được co được nitrogen cố định theo nhu cầu. Người ta tiến hành khảo nghiệm dòng này nhiều năm, nhiều địa điểm tại Trung Quốc, hai dòng ric1a/2a đã cải tiến được năng suất đáng kể, cải thiện protein và hàm lượng dầu, chứng minh rằng chỉnh sửa gen theo hướng tạo nốt sần tối ưu sẽ cải tiến được năng suất và phẩm chất đậu nành.

 

Xem https://www.nature.com/articles/s41477-024-01696-x

 

Phân tích genomic về lộ trình thuần hóa và cơ chế di truyền của sinh học tạo nên cuộn bắp của cây bông cải trắng

 

Nguồn: Rui Chen, Ke Chen, Xingwei Yao, Xiaoli Zhang, Yingxia Yang, Xiao Su, Mingjie Lyu, Qian Wang, Guan Zhang, Mengmeng Wang, Yanhao Li, Lijin Duan, Tianyu Xie, Haichao Li, Yuyao Yang, Hong Zhang, Yutong Guo,Guiying Jia, Xianhong Ge, Panagiotis F. Sarris, Tao Lin, Deling Sun. 2024. Genomic analyses reveal the stepwise domestication and genetic mechanism of curd biogenesis in cauliflower. NATURE GENETICS; Published online: 7 May 2024

 

Bông cải trắng (Brassica oleracea L. var. botrytis) là loài rau đặc biệt giàu dinh dưỡng tại mô phân sinh của bông cải làm thực phẩm cho người. Tuy nhiên, cơ sở di truyền của mục tiêu chọn lọc này vẫn chưa được nghên cứu đầy đủ. Công trình này giới thiệu  một tập hợp hệ gen tham chiếu chất lượng cao C-8 (V2) và một bản đồ genomic đầy đủ và biến dị từ 971 mẫu giống bông cải rất đa dạng cũng như loài có liên quan học hàng gần. Kết quả phân tích sàng lọc di truyền và dò tìm gen đích khá sâu cho thấy chúng ta đã và đang khai thác tiến trình thuần hóa từng bước đối với giống bông cải trắng mà chúng đã tiến hóa từ cây bông cải xanh broccoli (Curd-emergence: bông cuộn chặt và Curd-improvement: bông cuộn được cải tiến), cho thấy rằng có ba MADS-box genes, CAULIFLOWER1 (CAL1), CAL2 FRUITFULL (FUL2), có thể đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn hình thành cuộn bắp (curd formation). Kết quả chạy GWAS xác định chín loci gắn kết có ý nghĩa với các tính trạng hình thái và sin học; chúng minh được một zinc-finger protein (BOB06G 135460) điều tiết tích cực chiều cao cây bông cải trắng. Nghiên cứu ghi nhận nguồn genomic giá trị để chúng ta hiểu được tốt hơn cơ sở di truyền của “curd biogenesis” và phát triển bông cây bông cải trắng.

 

Xem https://www.nature.com/articles/s41588-024-01744-4#Abs1

 

“Fine mapping”  QTL chủ lực mang tên qshgd1 đối với tính trạng lưỡng bội tự phát từ đơn bội trong hệ gen cây bắp (Zea mays L.)

 

Nguồn: Tyler L. Foster, Monika Kloiber-Maitz, Laurine Gilles, Ursula K. Frei, Sarah Pfeffer, Yu-Ru Chen, Somak Dutta, Arun S. Seetharam, Matthew B. Hufford & Thomas Lübberstedt. 2024. Fine mapping of major QTL qshgd1 for spontaneous haploid genome doubling in maize (Zea mays L.).Theoretical and Applied Genetics; May 2024; volume 137; article 117

 

Một QTL có ảnh hưởng lớn được “fine mapped”, bao gồm 79 mô phỏng của gen đích, 10 gen ứng cử viên triển vọng, cùng với một sự kiện kiện “inversion” mới.

 

Trong chương trình lai bắp thương mại,công nghệ DH (đơn bội kép) được xem là nguồn vật liệu có hiệu quả nhất để có được dòng con lai hoàn toàn đồng hợp tử nhanh và mới. Tuy nhiên, chiến lược DH này, sử dụng kích hoạt ra đơn bội in vivo, hiện cần nhiều vật liệu đột biến (mutagenic agents) chúng không chỉ nguy hiểm mà còn tốn nhiều công sức. Công trình này tập trung phương pháp tiếp cận có tính chất thay thế để phát triển dòng DH  - SHGD sao chép bộ gen đơn bộ tự phát (spontaneous haploid genome duplication) thông qua HMF tự nhiên (restored haploid male fertility: phục hồi hữu thụ phấn hoa đơn bội). Dòng bắp cận giao A427 và Wf9, sao chép với mức HMF cao và sau đó là mức HMF thấp, được chọn để thực hiện chạy “fine-map” tại QTL có ảnh hưởng lớn gắn liền với SHGD—qshgd1. Các alen SHGD dẫn xuất từ A427, có các nhóm tái tổ hợp đơn bội mới biểu thị nhiều mức độ trên vùng nhiễm sắc thể A427 được phục hồi. Vùng nhiễm sắc thể này có độ lớn 45 megabases (Mb) cho thông tin di truyền trên nhiễm sắc thể 5. Sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm tái tổ hợp đơn bội của HMF được xác định, biểu thị việc mapping QTL này rất gần mục tiêu hơn nhiều. Do ức chế của tái tổ hợp từ proximity của tâm động, và vùng đảo ngược mới được tìm thấy, cho nên,  QTL này chỉ giới hạn trong vùng 25 Mb, ở đó, chỏ có một recombinant đơn độc được quan sát trong ca. 9.000 cá thể cây BC1. Tuy nhiên, có tất cả 79 models của gen được xác định trong vùng 25 Mb này. Bên cạnh đó, có 10 gen ứng cử viên triển vọng, trên cơ sở phân tích RNA-seq data, được mô tả để đánh giá trong tương lai, trong khi đó, vùng genomic dưới nguồn khá hẹp có thể truy cập để du nhập thẳng và nguồn vật liệu bố mẹ ưu việt phục vụ cho phương pháp hồi giao (BC methods).

 

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-024-04615-y

Trở lại      In      Số lần xem: 121

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD