Bệnh thán thư
Thứ năm, 28-04-2016 | 09:08:18
|
1. Tóm tắtTác nhân gây bệnh: Colletotrichum gloeosporioides / C. piperis / C. capsici Phân bố: Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bra-xin Bộ phận bị hại: Lá, chồi, cành và quả.
Tại Ấn Độ, bệnh này được biết đến là bệnh nấm ‘pollu’. Tại Ma-lai-xi-a / In-đô-nê-xi-a, bệnh này được ghi nhận là bệnh quả đen (black berry). Bệnh thường xuất hiện trên lá, quả và phần non của thân cây. Sự kết hợp gây bệnh của C. gloeosporioides và tảo đỏ, Cephaleures virescens, đã được ghi nhận ở Bra-xin. 2. Triệu chứng bệnhTại Ấn Độ, triệu chứng điển hình của bệnh là những đốm úa vàng có góc cạnh bao quanh bởi quần vàng. Những vùng có vết đốm lớn rất dễ nhận thấy và thường các phần lá bị hoại tử sẽ bong ra để lại những lỗ hổng trên lá.
Cuống quả nhiễm bệnh chuyển dần sang màu đen, xoắn lại và rụng đi. Bệnh bắt đầu từ mút của cuống hoa lan dần lên phía trên.
Những quả ở gần cuối của chùm hoa phát triển cho đến chín mà không bị những vết đốm đen. Những hạt gần phần bị bệnh thì nhỏ hơn. Bệnh cũng gây ra một vết nứt nhẹ trên một số quả và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của quả. Những quả bị bệnh khô dần và vẫn tồn tại trên cuống quả như các quả hồ tiêu bị lép.
Nấm bệnh gây hoại tử và rụng cuống. Nhìn chung bệnh thán thư trên cây hồ tiêu cả ở Ấn Độ và Ma-lai-xi-a đều là nguyên nhân gây rụng cuống quả.
Những vết bệnh có góc cạnh ở lá Lá non bị nhiễm bệnh Lá già bị nhiễm bệnh
Triệu chứng bệnh thán thư trên cuống quả và lá
Lá, cuống quả và cành tiêu bị nhiễm bệnh Cây hồ tiêu nhiễm bệnh thán thư 3. Phương thức lan truyềnSự xâm nhiễm bệnh bắt đầu khi cây ra hoa và phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Bệnh thán thư chủ yếu lan truyền nhờ nước mưa văng ra. 4. Thời gian xuất hiệnBệnh xuất hiện vào cuối thời kì gió mùa 5. Tác nhân gây bệnhNấm gây bệnh: Colletotrichum gloeosporioides / C. piperis / C. capsici
6. Biện pháp phòng trừ6.1 Biện pháp canh tácTưới cho cây hồ tiêu trong suốt những tháng hè cho thấy giảm đáng kể triệu chứng bệnh. Điều khiển hình dáng cây trụ hồ tiêu phù hợp là rất cần thiết đối với việc quản lý bệnh thán thư. 6.2 Biện pháp hóa họcTại Ấn Độ, hỗn hợp Bordeaux được đề nghị phun để hạn chế bệnh thán thư vào trước và sau mùa mưa. Ở Malaixia, những thuốc trừ nấm sau được đề xuất để phun và tần suất phun phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của địa phương. Prochloraz manganese chloride (WP 50%) được phun với nồng độ 4,5 mg/lít, 3 lần/năm, các lần phun cách nhau 14 ngày khi 50% chùm quả xuất hiện đến trước thu hoạch 30 ngày. Sử dụng Carbendazim (WP 50%) phun với nồng độ 0,65 mg /lít, tối đa 6 lần trong một vụ đến trước thu hoạch 14 ngày. Phun Neutralized phosphorous acid (28%) với nồng độ 0,05%, 3 lần/năm, cách nhau 14 ngày/lần khi 50% chùm quả xuất hiện. Những khuyến cáo tương tự cũng được đưa ra ở Bra-xin. |
Trở lại In Số lần xem: 10123 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|