Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33272075

Thứ bảy, 08-11-2014 | 04:38:51

Sử dụng các phương pháp phân tích gene, các nhà khoa học mới đây đã hoàn tất bản sơ đồ tiến hóa của côn trùng bắt đầu từ khoảng 480 triệu năm trước đến thời điểm hiện tại. Theo công trình nghiên cứu công bố ngày 6/11 trên tạp chí "Science" (Khoa học) của Mỹ, loài sinh vật đa dạng và đông đảo nhất Trái Đất đã xuất hiện từ 480 triệu năm trước, cùng thời điểm các loài thực vật mọc sát mặt đất. Hình dạng của những loài côn trùng đầu tiên có nhiều điểm tương đồng với loài bọ bạc (silverfish) ngày nay.

Thứ sáu, 07-11-2014 | 19:17:15

Xác định miRNAs trong phát triển quả lê

MicroRNAs (miRNAs) là những phân tử RNAs cực nhỏ có chức năng trong vận hành sự thể hiện gen sau khi phiên mã xong. Những nghiên cứu trước đây cho thấy phân tử miRNA có trong nhiều loài thực vật, nhưng vai trò chức năng của nó trong phát triển quả lê (pear) (Pyrus bretschneideri) vẫn chưa rõ ràng. Jun Wu và Shaoling Zhang thuộc ĐH Nông Nghiệp Nanjing đã nghiên cứu phân tử miRNA này trong quả lê ở những giai đoạn phát triển khác nhau.

Thứ năm, 06-11-2014 | 11:07:19

Trong công tác chọn giống lúa kháng rầy nâu thì việc sử dụng chỉ thị phân tử liên kết với các gen kháng rầy nâu được coi là hiệu quả và ưu việt. Cho đến nay, biện pháp chủ yếu để ngăn chặn dịch rầy nâu là sử dụng thuốc hoá học. Tuy nhiên, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc trừ sâu hay sử dụng thuốc trừ sâu không đúng liều còn là nguyên nhân gây bùng phát của loại côn trùng này như kết quả của sự thích nghi có chọn lọc (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang,2007) [4]. Các phương pháp chọn giống truyền thống thông thường để chọn thành công một giống lúa mới ít nhất phải mất từ 5 - 10 năm. Hơn nữa, quá trình chọn lọc gặp nhiều khó khăn, tốn kém về sức người, sức của.

Thứ năm, 06-11-2014 | 11:11:48

Một loại vật liệu nano mới được thiết kế để hấp thụ và chuyển đổi hơn 90 phần trăm ánh sáng mặt trời thành nhiệt. Vật liệu mới này cũng có thể chịu được nhiệt độ lớn hơn 700 độ C và có thể tồn tại nhiều năm ở ngoài trời. Nghiên cứu này tại Đại học California, San Diego được công bố gần đây trên hai bài báo riêng biệt trong tạp chí năng lượng Nano.  Trước đây vật liệu hấp thụ năng lượng mặt trời cần phải được vận hành ở nhiệt độ thấp và khó hoạt động ở nhiệt độ cao.

Thứ năm, 06-11-2014 | 11:14:31

Một chế độ kiểm tra mới sẽ diễn ra vào cuối tháng này dưới hình thức là một phần trong biện pháp kiểm soát của EU về giun xoắn (Trichinella) ở lợn. Tất cả lợn nuôi nhốt không kiểm soát phải được kiểm tra trước khi được đưa vào chuỗi thức ăn của con người. Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm (FSA) hiện vẫn đang thực hiện hướng dẫn cho các nhà sản xuất để xác định xem liệu có hay không có những con lợn từ các cơ sở nuôi nhốt không được kiểm soát.

Thứ ba, 04-11-2014 | 07:48:22

Đất nông nghiệp đang biến mất một phần là do độ mặn trong đất đang tăng lên, kết quả của biến đổi khí hậu và các hiện tượng khác do con người gây ra. Trong một đánh giá được đăng tải trên tạp chí Trends in Plant Sciences, các nhà nghiên cứu đã đề xuất một khái niệm mới cho lai tạo giống cây trồng chịu mặn như một cách để đóng góp vào nỗ lực toàn cầu về sản xuất lương thực bền vững.

Thứ ba, 04-11-2014 | 07:48:51

Nghiên cứu xác định một số đặc tính sinh lý và sự biến đổi sinh hóa của quả vải thiều trong môi trường kiểm soát khí quyển (CA - Controllled atmosphere) làm cơ sở để xây dựng quy trình công nghệ bảo quản vải thiều bằng phương pháp điều chỉnh khí quyển. Nhóm tác giả thực hiện gồm Phạm Anh Tuấn và Phạm Thị Thanh Tĩnh, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch.

Thứ hai, 03-11-2014 | 09:21:04

Ngày trổ bông và năng suất hạt là hai yếu tố chủ chốt xác định tiềm năng của một giống lúa nào đó. Trong nghiên cứu này, năng suất lúa với các vùng có liên quan phân ly liên tục đã được phát triển, bằng cách sử dụng kỹ thuật mapping một QTL thứ yếu (minor QTL) đối với ngày trổ, qHd1.

Thứ hai, 03-11-2014 | 09:23:50

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Bắc, Trung Quốc đã công bố trình tự bộ gien đầy đủ của cây táo tàu. Cây táo tàu là cây mang lại giá trị kinh tế cao nhất của gia đình họ táo và việc xác định trình tự bộ gien của táo là đặc biệt khó khăn do tính dị hợp tử ở mức độ cao và các yếu tố phức tạp khác. Đây là lần đầu tiên một bộ gien trong gia đình họ táo được xác định. Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Chủ nhật, 02-11-2014 | 05:59:12

Theo kết quả của một nỗ lực nghiên cứu toàn cầu, bốn trong số các loài sâu hại nông nghiệp có khả năng phá hủy mạnh nhất thế giới trên thực tế lại là một loài và cùng một loại ruồi giấm. Phát hiện này sẽ dẫn đến việc nới lỏng các hạn chế thương mại quốc tế và hỗ trợ những nỗ lực nhằm chống lại khả năng sinh sản của loài sâu hại này. Nghiên cứu cho thấy, ruồi giấm phương Đông, ruồi giấm Phi-lip-pin và ruồi giấm đu đủ châu Á đều thuộc một loài sinh vật có tên khoa học là Bactrocera dorsalis, gây thiệt hại nặng nề đối với ngành công nghiệp rau quả và an ninh lương thực ở châu Á, châu Phi, khu vực Thái Bình Dương và nhiều nơi ở Nam Mỹ.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD