Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33327838

Thứ hai, 20-10-2014 | 08:05:25

Hai năm sau khi xác định trình tự bộ gien của một giống cà chua, các nhà khoa học đã giải mã được trình tự bộ gien của 360 giống cà chua khác. Bằng cách phân tích các mối quan hệ giữa các bộ gien, nhà nghiên cứu Sanwen Huang thuộc Viện Rau và Hoa tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc và các đồng nghiệp đã xây dựng lại lịch sử di truyền của cà chua từ nguồn gốc là một thực vật hoang dã phát triển ở khu vực Andes, Nam Mỹ cho đến nhiều giống cà chua phổ biến trên toàn thế giới hiện nay. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.

Thứ hai, 20-10-2014 | 08:06:14

Các nhà lai tạo giống cây trồng đã xác định được và đưa vào canh tác các giống kháng bệnh héo rũ. Một nghiên cứu mới đây được công bố vào ngày 16 tháng 10 trên tạp chí PLOS Pathogens đã hé lộ cơ sở phân tử về tính kháng và độ nhạy với một loại nấm thường gây bệnh héo rũ ở giống cà chua nhạy cảm. Katherine Borkovich từ trường Đại học California, Riverside, Mỹ và các đồng nghiệp đã bắt đầu với hai giống cà chua có liên quan chặt chẽ với nhau: Giống "Moneymaker" dễ bị mắc bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum,  trong khi giống "Motelle" lại có khả năng kháng.

Thứ bảy, 18-10-2014 | 20:03:07

Các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu vai trò của NF-YC, một subunit được tìm thấy trong nhân, yếu tố Y (NF-Y) được biết với thuật ngữ là HAP, trong chống chịu mặn và khô hạn của cây lúa chuyển gen. Protein NF-YC được phân lập từ cỏ bermuda (hình) và được chèn vào cây lúa biến đổi gen. Những cây lúa transgenic như vậy và cây lúa nguyên thủy bình thường (đối chứng) được trắc nghiệm trong điều kiện khô hạn và mặn. Kết quả cho thấy sự thể hiện của NF-YC đã cải tiến đáng kể tính chống chịu hạn và mặn của cây lúa transgenic do làm tăng số lượng phân tử transcript: do các gen truyền tín hiệu, gen đáp ứng và gen mã hóa “ABA-independent”, làm tăng mức độ nhạy cảm với ABA và tăng mức độ sinh tổng hợp ABA.

Chủ nhật, 19-10-2014 | 06:38:04

Với nhu cầu lương thực toàn cầu dự báo sẽ vượt mức sẵn có của nguồn cung nước vào năm 2050, người tiêu dùng có thể tạo ra một sự khác biệt lớn trong việc giảm lượng nước sử dụng trong sản xuất chăn nuôi. "Điều quan trọng là phải hiểu rằng những thay đổi nhỏ về phía người tiêu dùng có thể có ích, và trong thực tế có thể là cần thiết để đạt được kết quả to lớn trong một hệ thống sản xuất", Robin White - nhà nghiên cứu của trường Đại học bang Washington cho biết.

Thứ bảy, 18-10-2014 | 04:38:36

Theo một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu trường Đại học Illinois, các loại cây trồng dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học có thể lưu trữ một lượng cácbon lớn hơn trong đất. Nghiên cứu so sánh tỷ lệ các-bon và nitơ và hoạt động của vi sinh vật ở các loại cây trồng sử dụng làm nhiên liệu sinh học với các yếu tố này ở hình thức luân canh ngô-đậu tương. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, ở các loại cây trồng sử dụng làm nhiên liệu sinh học, một lượng nhất định các bộ phận thực vật còn lại trên cánh đồng sau khi thu hoạch cho phép lưu trữ nhiều các-bon hơn trong đất.

Thứ sáu, 17-10-2014 | 08:00:32

Một nhóm các nhà khoa học do Tiến sĩ Thomas Brutnell – Giám đốc Enterprise Rent-A-Car, Viện Nhiên liệu tái tạo dẫn đầu tại Trung tâm Khoa học cây trồng Donald Danforth đã phát triển một phương pháp mới để xác định các gien quan trọng cho quá trình quang hợp ở cây ngô và lúa. Nghiên cứu của họ sẽ giúp ưu tiên các gien ứng viên có thể được sử dụng để cải thiện cây trồng và mở ra những con đường và thông tin mới về cách thức thực vật cố định cácbon.

Thứ sáu, 17-10-2014 | 08:01:03

Theo một nghiên cứu mới, các mô hình biến đổi khí hậu toàn cầu đã ước tính không chính xác khối lượng CO2 đang được hấp thu bởi các loài thực vật. Các nhà khoa học cho rằng, từ năm 1901 đến năm 2010, các sinh vật sống hấp thu nhiều hơn 16% khí CO2 so với dự đoán trước đây. Các tác giả giải thích tại sao mô hình thường ước tính cao hơn tốc độ tăng trưởng các-bon trong khí quyển. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng cách tính toán mới sẽ không tạo ra khác biệt đối với dự báo nóng lên toàn cầu.

Thứ năm, 16-10-2014 | 08:10:44

Phosphate (Pi) là nguyên tố dinh dưỡng chính cho tăng trưởng cây trồng. Khả năng cung cấp lân dễ tiêu thấp trong đất đã làm cho tín hiệu đói lân (Pi starvation signaling) trong cây đạt ở ngưỡng gây sự chú ý nhiều nhất hiện nay. Arabidopsis AtPHR1OsPHR2 đống dạng của nó trong cây lúa là những yếu tố phiên mã trung tâm (TFs) trong cơ chế Pi homeostasis;

Thứ năm, 16-10-2014 | 08:09:54

Neiker-Tecnalia - Viện Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Basque hiện đang nghiên cứu để chọn lọc các vi khuẩn tại chổ cho tiềm năng làm phân bón sinh học dưới hình thức là kết quả của các tác động kích thích chúng tới hoạt động hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây trồng, sản xuất phytohormone và kiểm soát phytopathogen.

Thứ năm, 16-10-2014 | 08:05:31

“Robot gieo hạt rau củ quả tự động” của anh Phạm văn Hát được đánh giá cao, không chỉ vì nó có thể ứng dụng rộng rãi cho các hộ gia đình trồng rau mà còn phát huy hiệu quả cả trên các khu vực chuyên canh rau trong cả nước.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD