Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33274812
Bệnh héo cây, héo rũ, chết vàng, thối khô củ
Thứ hai, 12-11-2018 | 10:20:47

Tên khoa học: Fusarium sp.

Tên tiếng Anh: Fusarium wilt

Tác nhân gây hại: do nấm Fusarium sp., bao gồm: Fusarium Oxysporum, Fusarium orthoceras Appel...

Quy luật phát sinh gây hại của bệnh héo rũ chết vàng

- Nấm phát triển nhanh ở thời tiết nóng ấm (nhiệt độ 25-30oC). Ruộng đất cát, chua (pH 4-5), thiếu đạm và lân thường bị bệnh nhiều.

 

- Đất trầm thủy, úng nước trong mùa mưa. Đất trồng độc canh cây bầu bí dưa cũng là nguy cơ bị nhiễm bệnh cao. Nấm bệnh cũng dễ dàng lây lan qua vết thương cơ giới hay tuyến trùng, côn trùng chích hút rễ cây.

-  Bệnh có thể xâm nhập vào củ thông qua vết thương xây xát khi thu hoạch và gây thối khô củ trong quá trình bảo quản.

Triệu chứng bệnh héo rũ, chết vàng (Fusarium orthoceras Appel và Wr., F. oxysporum f. sp. glycines)

Đính bào tử của nấm bệnh có hai dạng là tiểu đính bào tử (micro-conidia) và đại đính bào tử (macro-conidia), chúng được lan truyền nhờ gió và nước.

 

Nấm bệnh lưu tồn trong đất và trong xác cây bệnh. Nấm xâm nhiễm vào rễ qua các vết thương (do cơ học hoặc do tuyến trùng chích hút rễ) rồi phát triển lên thân, chủ yếu là làm nghẽn sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây, gây ra hiện tượng vàng lá và héo cây, ngòai ra nấm còn tiết độc chất hại cây.

 

Cây đậu nành bị bệnh héo rũ.

 

Bệnh xuất hiện ở cây con và cả cây trưởng thành, các lá dưới thấp bị vàng trước rồi lan dần lên các lá trên, sau cùng cả cây bị vàng héo, lá rụng dần.

 

Rễ cây đậu nành bị thối do nấm.

 

Rễ bị thối, phát triển kém. Gốc thân có nhiều sợi nấm trắng bao quanh dày đặc. Trong thân, các mô dẫn truyền có màu nâu và có nấm phát triển.

Biện pháp phòng trị bệnh héo rũ trên cây đậu nành

- Vun gốc cây con được vững chắc, tránh gây thương tích cho gốc thân và rễ trong lúc chăm sóc. Tránh trồng đậu nành  nơi đất bị úng nước.

- Ngăn ngừa tuyến trùng trong đất.

- Phun thuốc Phòng trị bệnh bệnh như Copper B, TOPAN 70WP.

Trở lại      In      Số lần xem: 3723

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD