Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  34470638
Bón phân cho sắn trên một số loại đất khác nhau
Thứ ba, 11-09-2018 | 10:34:37

Sắn được trồng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước, từ các vùng đất cao nguyên màu mỡ như vùng Tây Nguyên đến các vùng đất cát dọc bờ biển miền trung và các vùng đất dốc ở khu vực các tỉnh miền trung, miền núi phía Bắc. Hầu hết các vùng trồng sắn của nước ta đều là vùng đất đã bị thoái hóa, đất nghèo dinh dưỡng và có độc tố như chua, mặn, phèn.

 

Sắn có thể trồng trong một phạm vi biến động lớn của đất từ cát nhẹ đến sét nặng, pH từ 3,5 đến 7,8, ngoại trừ đất úng nước hoặc đất có hàm lượng muối cao. Sắn đạt năng suất cao nhất ở đất có tưới, sa cấu đất trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao với pH khoảng 6,0-7,0.

 

Ở Việt Nam, sắn được trồng phổ biến trên đất xám, đất nâu vàng và đất đỏ, sắn cũng được trồng một phần trên đất cát xám ven biển miền Trung và đất phù sa nhiễm phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết đất trồng sắn của nước ta đều nghèo dinh dưỡng, bị xói mòn và rửa trôi, pH thấp 5,0-6,0, thiếu đạm, kali và chất hữu cơ.

 

+ Trên đất xám bạc màu:

 

Cần chú ý bón thêm các loại phân và chất cải tạo đất có chứa nhiều canxi và các nguyên tố trung lượng khác như magie và lưu huỳnh. Nếu không bón đủ các chất này, việc bón phân NPK sẽ kém hiệu quả. Các loại “phân nền” này có thể là vôi, lân nung chẩy (Văn Điển hoặc Ninh Bình), lân super (Long Thành hoặc Lâm Thao). Nếu dùng lân nung chẩy hoặc bón vôi, cần chú ý sử dụng một lượng phân đạm dưới dạng SA để bổ sung lưu huỳnh cho cây. Ngoài ra việc bón thêm phân hữu cơ hàng năm là rất hiệu quả. Trên nền các loại phân này người ta khuyến cáo bón phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2 nếu phân nền là vôi, hay 3:1:3 nếu phân nền là lân nung chẩy hoặc super lân sẽ cho kết quả tốt.

 

Lượng phân sử dụng cho 1ha:

 

 - Phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh): Bón 5-7 tấn/ha/vụ, hoặc phân hữu cơ chế biến từ than bùn bón 500 kg/ha. Nếu là đất xám bạc mầu nên bón thêm 150-200kg vôi hoặc lân nung chảy/ha để cải thiện nền dinh dưỡng đất.

 

- Phân hóa học: Bón khoảng 80kg N + 40kg P2O5 + 80kg K2O/ha, tương đương với 170kg urea + 250 super lân + 135kg clorua kali.

 

Toàn bộ phân hữu cơ và lân, vôi nên dùng bón lót. Khi cây được từ 25-30 ngày sau trồng, bón thúc lần 1 với 1/2 lượng phâm đạm + 1/2 lượng phân kali. Khi cây được từ 50-60 ngày sau trồng bón 1/2 phân đạm và 1/2 lượng kali còn lại.

 

 (khi bón cần lưu ý bón cuốc lỗ bỏ phân vô gốc  rồi lấp đất lên để tránh sự bốc hơi ,và rửa trôi khi trời mưa)

 

+ Trên đất đỏ

 

Lượng phân sử dụng cho 1ha:


  - Phân hữu cơ: (phân chuồng, phân xanh) 5-7 tấn/ha hoặc phân vi sinh 500 kg/ha. Bón phân hữu cơ, vi sinh cung cấp một lượng dinh dưỡng đồng thời giúp đất xốp, giữ nước, giữ phân tốt hơn.


- Phân hóa học:
   Bón theo công thức 80kg N + 40kg P2O5 + 80kg K2O tương đương với 170kg Urea + 250 Super lân + 270kg Clorua kali.


 - Thời gian bón: bón lót phân chuồng + phân lân; phón thúc lần 1 từ 25-30 ngày sau trồng (1/2 phâm đạm + ½ phân Kali); bón thúc lần 2 từ 50-60 ngày sau trồng (1/2 phân đạm + ½ Kali còn lại).

 

- Thời điểm bón: bón khi đất đủ độ ẩm, tránh bón phân vào lúc trời nắng hoặc mưa lớn.


- Kỹ thuật bón: Phân lân + phân chuồng bón lót khi cày bừa hoặc bón theo hốc trước khi trồng; phân đạm và phân kali bón theo hốc (cách gốc hoặc hom sắn 15-20cm).

Trở lại      In      Số lần xem: 5058

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD