Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33261295
Chọn giống đậu nành ở Hoa Kỳ
Thứ năm, 25-10-2018 | 12:17:06

Chọn giống đậu nành tại ĐH OHIO: Để đáp ứng nhu cầu của người trồng đậu nành ở Ohio và các nước có liên quan; Wooster thuộc cơ quan USDA-ARS, đã cho ra đời hơn 30 giống đậu nành không biến đổi gen có khả năng kháng sâu bệnh trong 30 năm qua. Họ liên tục phát triển những giống tốt nhất là Stressland, Apex, Croton3.9, Stalwart, Wooster và Prohio là một trong số ít những phiên bản mới nhất của chương trình này. Họ phát triển nguồn vật liệu làm bố mẹ có khả năng kháng sâu bệnh (Phytopthora rot và bọ cánh cứng) phục vụ cho chương trình cải tiến giống của nhà nước và tư nhân ở Mỹ.

 

Ngoài việc phóng thích giống ưu việt cho nông dân và nguồn vật liệu bố mẹ cho nhà chọn giống, họ đã tiến hành nghiên cứu về các vấn đề mới nổi và khẩn cấp làm tổn hại đến đậu nành ở Ohio. Công nghệ DNA hiện đại giúp nhà chọn giống các dòng đậu nành  kháng nhiều bệnh và và nhiều đối tượng sâu hại kết hợp với hàm lượng protein cao. Những giống đậu tương này giúp nông dân giảm sử dụng thuốc trừ sâu, phát triển hệ thống sản xuất thân thiện với môi trường, bền vững và sinh lợi. Nghiên cứu này giúp đậu nành Mỹ có sức cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Các dự án nghiên cứu đang thực hiện:

 

Kháng rệp đậu nành: Rệp đậu nành là một loại sâu bệnh đang báo động. Nó là vector có thể tàn phá không chỉ đậu nành mà còn đe dọa các loại cây họ đậu khác bằng truyền virus gây bệnh. Phát triển giống kháng bệnh cho người trồng đậu nành Ohio được tiến hành từ năm 2009. Đây là nhóm nghiên cứu ARS duy nhất trong cả nước phát triển giống kháng các loại hình sinh học (biotypes) của rệp Ohio. Đậu nành kháng rệp sẽ tăng lợi nhuận cho người trồng vì sản xuất đậu nành thân thiện với môi trường không có thuốc trừ sâu. Hội đồng đậu nành Ohio đã tặng cho công trình này $ 14,000.

 

Kháng bệnh Phytophthora: Bệnh gây hại nhất của đậu nành ở Ohio. Công trình nghiên cứu với sự cộng tác của Dr. Anne Dorrance  nhằm mục tiêu (a) phát triển giống đậu nành/nguồn vật liệu bố mẹ với nhiều gen kháng P. sojae, và (b) bản đồ di truyền QTL giả định vùng chứa gen kháng từng phần với P. sojae. Kinh phí tài trợ của Chính Phủ Liên Bang và chính phủ Ohio  là  300.000 USD.

 

Đậu nành kháng bọ cánh cứng là vector truyền bệnh nguy hiểm cho đậu nành.

 

Virus BPMV (Bean Pod Mottle): lập bản đồ QTL làm cơ sở để chọn dòng đậu nành chống chịu BPMV.

 

Đậu nành giàu protein có năng suất cao cho Ohio: xác định các gen sẽ làm tăng năng suất và protein hạt > 46%. Hội đồng đậu nành Hoa Kỳ cấp kinh phí 200.000 đô la trong ba năm cho nghiên cứu này.

 

Đậu nành kháng bệnh đốm lá (Frogeye leaf spot : FLS) : Nhiều giống đậu nành Ohio dễ bị nhiễm FLS. Chúng tôi đang tiến hành nhân giống hỗ trợ marker để phát triển đậu nành kháng FLS. Kinh phí 10.000 USD.

 

 

Kháng bọ cánh cứng BMSB (Brown marmorated stink bug) Chương trình chọn giống nhờ chỉ thị phân tử của ARS Wooster nhằm kháng bọ cánh cứng ở vùng đông bắc Hoa Kỳ. (3-7-2017)

 

https://www.ars.usda.gov/midwest-area/wooster-oh/corn-soybean-and-wheat-quality-research/docs/soybean-genetics-and-breeding/

 

Chọn giống đậu nành ở Đại học Nebraska – Lincoln (UNL) và Bayer Crop Science trong chương trình hợp tác để phát triển giống đậu nành mới. Khai thác kết quả nghiên cứu nguồn vật liệu bố mẹ đậu nành của ngân hàng gen UNL. Bayer CropScience hỗ trợ chủ yếu nguồn lực nghiên cứu và phát triển giống đậu nành thích nghi với biến đổi khí hậu.

 

Chọn giống đậu nành ở Đại học Purdue do nhóm khoa học gia Jianxin Ma và Teresa Hughes thực hiện. Họ đã xác định được hai gen trong hệ gen của đậu nành có tính kháng cao với bệnh rỉ và bệnh thối rễ Phytophthora. Theo Ma và ctv., tính kháng Phytophthora sojae tồn tại tự nhiên trong ngân hàng gen các giống bản địa, nhưng phần lớn các gen kháng trước đây đã mất khả năng chống lại pathogen. Hai gen mới này có khả năng mạnh hơn các gen trước đó.

 

Chọn giống đậu nành ở Đại học Missouri: tại “Fisher Delta Research Center” do một tập thể các nhà chọn giống đã phóng thích 4-6 giống đậu nành được thương mại hóa mỗi năm. Công trình này được tài trợ bởi “Missouri Soybean Merchandising Council”. Pengyin Chen, nhà di truyền và chọn giống đậu nành, Giáo sư của ĐH Arkansas, đã tham gia nhóm nghiên cứu này, được chấp nhận bởi “MU Division of Plant Sciences David M. Haggard Endowed Professorship of Soybean Breeding”. GS Chen sẽ thay thế GS Grover Shannon, lãnh đạo cũ của nhóm, thuộc Division of Plant Sciences của ĐH Missouri.

 

 

Nơi đây đã hợp tác chặt chẽ với IAS, Việt Nam để lai tạo ra giống đậu tương chống chịu mặn và chống chịu ngập (water logging) ở ĐBSCL, đồng thời đào tạo ngắn hạn cũng như dài hạn cho nhiều sinh viên, chuyên viên của Việt Nam. Shannon và Chen đã rất thành công trong lai tạo ra giống đậu nành có hàm lượng oleic cao. Shannon đã đảm nhận công việc này hơn 40 năm, nay ông nghỉ hưu tại quê nhà và bàn giao công việc cho Chen. Nhà báo Brad Robb (2015) đã viết rằng: Chương trình chọn tạo giống đậu nành tại Đại học Missouri không giống như bất kỳ chương trình nào khác trong nước. Nó không chỉ cung cấp các giống ưu việt về mặt di truyền mà còn làm cho giống đậu nành cạnh tranh với các loài cây có dầu khác về sản phẩm hàng hóa - “dầu thực vật” trong dài hạn. Nghiên cứu được hoạch định và quản lý sao cho đáp ứng được nhu cầu của người trồng đậu nành ở các vùng khác nhau. Tuyến trùng sưng rễ (Heterodera glycines: soybean cyst nematode) là đối tượng chính cho vùng trồng đậu nành Missouri. Nhiều công trình nghiên cứu rất sâu về cơ chế di truyền tính kháng tuyến trùng này đã được công bố hàng năm. Shannon và Kristin Bilyeu phát hiện ra hai gen không có chức năng đã có thể làm tăng lượng acid oleic trong đậu nành. Đại học Missouri đã được trao bằng sáng chế cho sự phát triển của giống đậu nành có hàm lượng oleic acid cao của tập thể các nhà chọn giống ĐH Missouri (2015). Nhà khoa học Việt Nam làm việc về chọn giống đậu nành ở đây là GS. Henry Nguyễn, Dr. Vương Đình Trị.

 

Chọn giống đậu nành ở Đại học Illinois (Illinois Soybean Center: ISC): là đơn vị hợp tác quốc tế rất rộng với các tổ chức và quốc gia trên thế giới, thông qua chương trình khá nổi tiến là INTSOY. Trước 1975, miền Nam Việt Nam đã nhận khá nhiều bộ giống đậu nành của INTSOY để khảo nghiệm tại Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trước năm 1900, đậu nành được trồng chủ yếu để làm thức ăn gia súc. Trong nửa thế kỷ qua, nó đã trở thành một loại ngũ cốc chính ở Hoa Kỳ đứng hàng thứ ba trong sản lượng sau ngô và lúa mì và đứng thứ hai về giá trị sau ngô. Sản xuất đậu nành tập trung ở vành đai ngô và đồng bằng Mississippi đất thấp. Sự gia tăng nhanh chóng diện tích được thực hiện song song với thành tựu giống cao sản kháng bệnh, thích nghi với các vùng sinh thái cụ thể và cơ giới hóa sản xuất - thu hoạch. Việc cải thiện di truyền của cây đậu nành được chú ý vào thời điểm trước năm 1935. Không có một nhà lai tạo đậu nành chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cuối năm 1950 có khoảng 10 nhà chọn giống đậu nành được ghi nhận trong lịch sử phát triển của ngành hàng này. Sau đó là chương trình hành động của các doanh nghiệp tư nhân trong cải tiến giống cao sản. Hiện nay, có hơn 60 nhà tạo giống của các công ty tư nhân đang hoạt động trong phát triển giống cải tiến (Poehlma 1987). ISC là một trong những trung tâm chọn tạo giống đậu nành khởi động rất sớm tại Hoa Kỳ. Họ có một phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia, được hình thành theo sáng kiến 1973, với tên gọi là NSRL (National Soybean Research Lab). Các chương trình có liên quan đến NSRL bao gồm: ICSF (Illinois Center for Soy Foods), VIPS (Varietal Information Program for Soybeans), INTSOY (International Soybean Program), SDBS (Soybean Disease Biotechnology Center), StratSoy, SoySelect, Soy/Swine, SAND (Soy in Animal Nutrition Databases) và WISHH (World Initiative for Soy in Human Health).

Trở lại      In      Số lần xem: 2454

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD