Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33276388
Lịch sử phát triển
Thứ tư, 24-10-2018 | 09:35:16

1. Lịch sử phát triển cây đậu nành trên thế giới

 

Đậu nành là một trong những loại cây trồng cổ nhất của nhân loại. Đậu nành có nguồn gốc từ vùng An Châu, Trung Quốc; theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản thì đậu nành được đưa vào Triều Tiên vào khoảng 200 năm trước Công nguyên, sau đó sang Nhật Bản. Đến giữa Thế kỷ 17 đậu nành xuất hiện ở châu Âu, còn tại châu Mỹ - xuất hiện năm 1804 nhưng phải đến đầu Thế kỷ 20 mới được trồng phổ biến. Diện tích và sản lượng đậu nành trên Thế giới tăng mạnh nhất trong những năm 1965–1980 và tương đối ổn định cho đến nay. Năm 1997, sản lượng đậu nành Thế giới đạt 146.700 ngàn tấn, trong đó bốn nước trồng đậu nành lớn nhất là Mỹ, Braxin, Trung Quốc, Achentina chiếm tới 90-95% sản lượng, đây là những nước có năng suất đậu nành cao, như Mỹ: 2,62 tấn/ha; Braxin: 2,32 tấn/ha; Trung Quốc: 3,19 tấn/ha (số liệu năm 1997 - Tài liệu cây đậu nành của Ngô Thế Dân và cộng sự).

 

Các nước xuất khẩu đậu nành hàng đầu thế giới là Mỹ, Braxin và Achentina. Các nước nhập khẩu đậu nành với số lượng lớn như Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đông Âu. Lượng đậu nành nhập vào EEC chiếm tới 90% tổng lượng hạt có dầu. Các nước EEC, Tây Ban Nha, Đông Âu nhập đậu nành chủ yếu để sản xuất dầu, tái xuất khẩu dầu và chế biến thức ăn gia súc, trong khi Nhật Bản và nhiều nước khác chủ yếu làm thức ăn cho người, ngay cả ở Trung Quốc dù sản lượng đậu nành đứng thứ 3 Thế giới nhưng do lượng tiêu dùng làm thức ăn lớn nên cũng trở thành nước nhập khẩu đậu nành.

 

2. Lịch sử phát triển cây đậu nành tại Việt nam

 

Do vị trí địa lý nước ta nằm sát Trung Quốc, có sự giao lưu nhiều mặt từ lâu đời nên cây đậu nành được biết đến và trồng từ rất sớm, ngay từ thời Vua Hùng ông cha ta đã biết trồng cây đậu nành cùng với nhiều loại cây họ đậu khác (Cây đậu nành – Phạm Văn Biên và công sự, 1996).

 

Từ thế kỷ 13, Lê Quý Đôn đã ghi chép lại trong sách “Vân đài loại ngữ” đậu nành trồng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc, miền Bắc nước ta. Các sản phẩm chính của đậu nành được nhân dân chế biến phổ biến là: đậu phụ, chao, tương, dầu, sữa, làm bột trong một số loại thực phẩm và làm kẹo, bánh… Đậu nành phân bố rộng, được gieo trồng ở nhiều nước trên thế giới, từ 48 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam. Đậu nành có phản ứng chặt chẽ với độ dài ngày, là cây ngày ngắn điển hình. Theo phản ứng quang chu kỳ đậu nành được chia ra làm 13 nhóm chín khác nhau. Các nhóm chín sớm thích hợp ngày dài và mùa hè ngắn ở phía nam Canada và Bắc Mỹ. Nhóm chín muộn thích hợp với ánh sáng ngày ngắn của các vùng nhiệt đới cận xích đạo.

 

Mặc dù có lịch sử lâu đời, nhưng trải qua một thời gian dài cây đậu nành vẫn chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Năm 1976, diện tích đậu nành cả nước chỉ đạt gần 40 ngàn ha, năng suất 5,2 tạ/ha, sản lượng 20,7 ngàn tấn. Năm 1995 có diện tích lớn nhất đạt 121,1 ngàn ha, năng suất 10,3 tạ/ha, sản lượng 125,5 ngàn tấn. Hiện nay diện tích đậu nành cả nước khoảng trên dưới 100 ngàn ha, năng suất khoảng 11–12 tạ/ha.

 

Cả nước hình thành 6 vùng sản xuất đậu nành chính. Theo số liệu năm 1993, vùng Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất (26,2% diện tích đậu nành cả nước), miền núi và trung du phía Bắc (24,7%), đồng bằng sông Hồng (17,5%), đồng bằng sông Cửu Long (12,4%), còn lại là đồng bằng ven biển miền Trung và Tây Nguyên.

 

Về sản lượng, 3 vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 63,8% sản lượng đậu nành cả nước. Đặc biệt ĐBSCL chỉ chiếm 12,7% diện tích nhưng chiếm tới 20,9% sản lượng với năng suất bình quân 16 tạ/ha, cao nhất nước.

 

Trong các thời vụ trồng đậu nành thì vụ Xuân chiếm 14,2%, vụ Hè Thu 31,3%, vụ Mùa 2,68%, vụ Thu Đông 22,1%, vụ Đông Xuân 29,7%. Ở vùng núi Bắc Bộ, khu 4 cũ, ĐBSCL vụ Đông Xuân là vụ chính (59,8–83,5%), ở đồng bằng sông Hồng, trung du Bắc Bộ, vụ Xuân là vụ chính (60,6–65,6%), ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chủ yếu trồng vụ Hè Thu và Thu Đông (60–77%).

Trở lại      In      Số lần xem: 3434

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD