Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  32981896
Loài tiêu hoang dại
Thứ hai, 01-08-2016 | 08:21:21

 

Loài tiêu hoang dại Piper colubrinum

 

 

- Nguồn gốc xuất xứ: Brazil

- Sử dụng: làm gốc ghép để phòng tránh bệnh có nguồn gốc phát sinh từ đất (Phytophthora)

 

Loài Tiêu hoang dại mới Piper kelleyi

 

Năm 2014, các nhà sinh học đã công bố loài tiêu hoang dại mới, mẫu được thu thập tại vùng núi cao Andes, Ecuador. Tên khoa học Piper kelleyi, tên thông dụng là “pink belly” xuất phát từ chũ “pinkish” (màu hồng nhạt) ở mặt dưới lá. Loài mới phát hiện này có trong vùng địa lý điểm nóng của cái gọi là “mini biodiversity” (vùng chỉ có đa dạng một nửa). Đây là quê hương của hơn 40 – 50 loài côn trùng. Phần lớn chúng phụ thuộc vào loài cây chủ này để sống sót. Các nhà khoa học đã thực hiện trên 30.000 quan sát với hơn 100 loài trong họ hàng cây tiêu suốt 20 năm qua. Loài tiêu hoang dại mới được phát hiện này khá chuyên biệt với loài bướm “caterpillar” và thiên địch của nó so với các loài tiêu hoang dại khác.


Công trình khoa học này đã được công bố vào thánh Hai năm 2014 trên PhytoKeys.

http://www.sciencespacerobots.com/new-species-of-wild-black-pepper-plant-discovered-21020141 (February 10, 2014)

 

 

Loài tiêu hoang dại Lepidium virginicum

 

Tiêu đen có mặt khắp nơi thuộc vùng nhiệt đới xích đạo, nhưng chủ yếu là Malabar Coast, Ấn Độ; không có ở Bắc Mỹ. Có loài tiêu khác cũng được tìm thấy ở các vùng giàu nắng, thuộc các rừng quốc gia được bảo tồn. Loài tiêu hoang dại này còn được người ta gọi với thuật ngữ  “peppergrass” (tiêu cỏ) hay tiêu của người nghèo: tên khoa học là Lepidium virginicum (hình). Đây là loài mang tính chất hoàn toàn “bản địa”. Hương vị mang tính chất tiềm ẩn bên trong (Leda Meredith 2014). Hạt có hương vị lạ hơn các cơ quan khác của cây tiêu. Lá có thể ăn được, biểu hiện một chút cay cay. Kích thước theo Meredith mô tả là  dài 3-inches, dạng hình thùy.

 

(Tags: peppergrass, foraging, wild foods, New York, Leda Meredith)

 

Nguồn: Leda Meredith. 2014. Foraging Wild Peppergrass for a Native Spice.

 

http://www.motherearthnews.com/real-food/foraging-wild-peppergrass-for-a-native-spice-zbcz1407.aspx   

 

 

Nghiên cứu về sức sống hạt phấn của cây tiêu dại Piper colubrium Link

 

Trần Tuấn Anh và Nguyễn Tiến Hải

Nghiên cứu sức sống hạt phấn tiêu dại Piper colubrium Link. được tiến hành để phát triển con lai khác loài giữa cây tiêu trồng (P. nigrum L.) và cây tiêu dại (P. colubrinum Link.). Cây tiêu dại này có tiềm năng tốt như là một cây bố (cây cho phấn) trong chương trình lai tạo giống kháng với bệnh thối rễ do Phytophthora gây ra đối với những giống tiêu trồng P. nigrum. Thời gian tung phấn của tiêu hoang dại xuất hiện trong khoảng 9 giờ sáng. Hạt phấn được chia thành 5 giai đoạn trong nghiên cứu kiểm tra sức sống của hạt phấn: giai đoạn 1 - trước tung phấn, khoảng 7 giờ sáng (hạt phấn thu được do bao phấn vở ra); giai đoạn 2 - ngay sau khi tung phấn, khoảng 9 giờ sáng; giai đoạn 3 - hai giờ sau khi tung phấn, khoảng 11 giờ sáng; giai đoạn 4 –bốn giờ sau tung phấn, khoảng 1 giờ chiều; và giai đoạn 5 - 6 giờ sau tung phấn, khoảng 3 giờ chiều. Hạt phấn P. colubrinum sau hai giờ tung phấn trở đi có sức sống cao nhất. Sức sống hạt phấn có khả năng được duy trì lên đến ít nhất 8 giờ. Hạt phấn thu trước lúc tung phấn có sức sống kém hơn lúc hạt phấn nảy mầm. Thí nghiệm này làm sáng tỏ việc thụ phấn nhân tạo giữa loài P. nigrumP. colubrinum Link. Thời gian cho thụ phấn lý tưởng là 11 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều, trên cơ sở sức sống hạt phấn của cây tiêu hoang dại P. colubrinum.

Tài liệu tham khảo

Shang CY, Tawan CS, Det PA, and Liang SS. 2012. A STUDY ON POLLEN VIABILITY OF PIPER COLUBRINUM LINK, Journal of Agricultural Science and Technology B2

 

Trở lại      In      Số lần xem: 3360

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Rệp sáp dính ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD