Rệp sáp dính
Thứ năm, 28-04-2016 | 10:21:21
|
1. Tổng quan
Tên khoa học: Lepidosaphes piperis, còn có loài Aspidiotus destructor và Pinnaspis strachini Phân bố: Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a Vị trí gây hại: Lá, nhánh, quả, thân.
Trong số các loài rệp sáp ghi nhận được trên cây tiêu đen thì rệp sáp dính (Lepidosaphes piperis) và rệp dính hại dừa (Aspidiotus destructor) gây hại nghiêm trong nhất trên tiêu ở vùng cao và trong vườn ươm. 2. Vòng đờiCon cái rệp sáp dính hình dạng thuông dài, khoảng 1mm có màu nâu sẫm và rệp dính hại dừa có hình dạng tròn, đường kính khoảng 1mm và có màu nâu vàng. Chúng thường nằm cố định trên mặt lá, cành hoặc quả và ít di chuyển. 3. Đặc điểm gây hạiRệp sáp dính ít di chuyển và thương gây hại ở những vị trí cố định trên tiêu như thân, lá và quả. Chúng ta thường bắt gặp chúng dưới mặt lá và trên thân tiêu. Chúng chích hút cây làm vàng và héo các bộ phận gây hại. Khi bị nặng dây tiêu có thể bị khô và chết. Rệp sáp dính còn gây hại trên hồ tiêu non trong vườn ươm, nếu không phát hiện và phòng trừ ngay từ đầu sẽ gây thiệt hại rất nặng.
Rệp sáp dính
Hồ tiêu bị rệp sáp dính hại 4. Thời điểm gây hạiRệp sáp dính gây hại tiêu hoạt động mạnh sau giai đoạn hậu gió mùa và vào mùa hè 5. Các loài rệp sáp khác hại hồ tiêuTên khoa học: Planococcus spp., Pseudococcus spp., Ferrisia virgata 6. Biện pháp phòng trừ6.1 Biện pháp canh tácLoại bỏ những nhánh tiêu bị rệp hại trước khi áp dụng các biện pháp hóa học. Rệp sáp ít di chuyển và thường lây lan nhờ kiến, do đó cần tiêu diệt kiến để tránh phát tán rệp trong vườn. 6.2 Biện pháp hóa họcSau khi loại bỏ các nhánh tiêu bị hại, phun dimethoate 0,1%, 2 lần cách nhau từ 21-30 ngày giai đoạn tháng 1 đến tháng 2 sau khi thu hoạch. Cần sớm phát hiện rệp sáp dính để tiêu diệt ngay từ giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả cao. 6.3 Biện pháp sinh họcRệp sáp dính hại dừa Aspidiotus destructor có nhiều thiên địch tự nhiên thường thấy như ong ký sinh Aphytis sp. (Aphelinidae), các loài bọ rùa ăn thịt như Pseudoscymnus sp. Chilocorus nigrita và Chilocorus circumdatus (Coccinellide). Giai đoạn vườn ươm có thể phun các sản phẩm tự nhiên như dầu cá 3% hoặc dầu neem 0,3% có tác dụng phòng trừ rệp sáp dính rất tốt. |
Trở lại In Số lần xem: 6230 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|