Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  29
 Số lượt truy cập :  33260634
Sâu xanh da láng
Thứ hai, 29-10-2018 | 10:17:12

Tên khoa học: Spodoptera exigua

Họ Ngài Đêm: Noctuidae

Bộ Cánh Vảy: Lepidopera

Đặc điểm hình thái sâu xanh Spodoptera exigua

Vòng đời sâu xanh da láng.

 

Hình dạng rất giống sâu xanh nhưng nhỏ hơn (dài 10-15 mm), da xanh lục với 2 sọc vàng nâu chạy dọc 2 bên thân mình, không có u gai trên lưng như sâu xanh. Bướm nhỏ hơn, màu nâu và có 1 đốm vàng ờ giữa cánh rất đặc sắc. Bướm cũng đẻ trứng ban đêm trên lá nhưng thành từng ổ từ 20-30 trứng có phủ lông trắng do chùm lông ở cuối bụng của con cái. Chu kỳ sinh trưởng của sâu ngắn hơn 1 tháng, ngắn hơn nhiều so với sâu xanh hay các loài sâu khác cùng họ Noctuidae. Có lẽ vì vậy mà sâu phát triển và gia tăng mật số rất nhanh, lây lan rất dễ vì chúng cũng ăn cả ớt, hành, cà chua, bắp... và kháng thuốc rất mạnh.

 


Thành trùng sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hübner, ấu trùng sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hübner gây hại lá hành.

 

Tuổi 1: Thân sâu có màu xanh lá cây hay vàng xanh, đầu đen bóng, mang nhiều lông, bụng màu vàng nhạt. Trên lưng có nhiều chấm to màu nâu nhạt, thời gian phát triển của sâu ở tuổi này từ 2-5 ngày.

 

Từ tuổi 2: Bụng màu vàng xanh, các đốt trên thân phân biệt rõ dần. Mình sâu có 3 sọc màu trắng mờ, một sọc giữa lưng và 2 sọc ở hai bên thân. Thời gian phát triển của sâu tuổi 2 từ 2-4 ngày.

 

Tuổi 3: Có màu vàng xanh, sau chuyển sang màu xanh lá cây. Đầu màu vàng nhạt, bóng, vẫn còn mang nhiều lông. Thời gian phát triển của sâu ở tuổi này từ 2-3 ngày.

 

Từ tuổi 4 trở đi các vạch trên cơ thể sâu rõ dần, cơ thể có màu xanh nhạt dễ lẫn với màu của cọng tỏi.

Đặc điểm sinh trưởng và gây hại của sâu xanh da láng

Ngài đẻ trứng thành từng ổ trên lá. Một ngài cái có thể đẻ 300-400 trứng.

 

Sâu non tuổi 1 tập trung gây hại xung quanh ổ trứng, đến cuối tuổi 1 sâu mới phát tán sang các lá khác. Khi lớn sâu phân tán dần. Sâu non tuổi 2 có tập quán nhả tơ buông mình khi có động. Ở tuổi 3 sâu cắn phá mạnh nhất, có thể cắn thủng lá làm lá bị gục héo.

 

Sâu thường gây hại mạnh vào các tháng ít mưa hoặc ruộng khô hạn.

 

Sâu có đặc tính kháng thuốc nên rất khó phòng trị bằng thuốc hóa học.

Biện pháp phòng trị sâu xanh da láng Spodoptera exigua

Cũng áp dụng chiến lược tương tự như đối với sâu xanh:

Biện pháp canh tác, kỹ thuật

+ Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm ổ trứng và ngắt bỏ

+ Bắt sâu non bằng tay khi sâu còn nhỏ sống tập trung

+ Luân canh tỏi với lúa nước để diệt nhộng sâu trong đất

+ Cày ải diệt sâu, nhộng. Trồng mật độ thích hợp.

+ Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch

+ Bảo vệ các loài thiên địch của sâu hại như ong, ruồi ký sinh bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hóa học hoặc chỉ dùng khi mật độ sâu quá cao.

+ Sử dụng các chế phẩm nấm (như nấm lục cương, nấm bạch cương); Chế vi khuẩn BT để phun. Các loại chế phẩm này nên phun thuốc vào các buổi chiều mát.

Biện pháp hóa học

Sử dụng thuốc hóa học: Chú ý khi sử dụng thuốc hoá học trừ sâu xanh da láng

Trong ngày nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Khi điều tra thấy sâu non mới nở hoặc còn nhỏ sống tập trung là thời điểm phun thuốc tốt nhất

Sâu non từ tuổi lớn có tính kháng thuốc mạnh vì vậy cần sử dụng luân phiên các loại thuốc, cụ thể:

Lần 1: Atabron 5EC

Lần 2: Cascade 5EC + Mimic 20F

Lần 3: Dipel 3.2WP + Cascade 5EC

Lần 4: Mimic 20F + SeNPV

Lần 5: Dipel 3.2 WP + SeNPV

Lưu ý một số điểm sau đây:

- Sâu gia tăng mật số nhanh hơn và kháng thuốc cũng mạnh hơn; nên chú ý kiểm tra kỹ khi cây đậu còn non để có thể bắt sâu hoặc ổ trứng hay nếu cần thì phun thuốc ngăn chặn kịp thời không cho bộc phát mật số, nhất là trong vụ Xuân - Hè là mùa có mật số sâu cao nhất.

 

- Vào cuối vụ Xuân - Hè thì mật số của các lòai thiên địch thường tăng cao như nấm ký sinh, vi rút NPV, ong kén trắng... Do đó nên hạn chế sử dụng thuốc sâu vào lúc này để bảo vệ chúng.

Trở lại      In      Số lần xem: 6403

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD