Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33271397
Tình hình sản xuất, tiêu thụ đậu nành trên thế giới
Thứ tư, 24-10-2018 | 09:48:05

Đậu nành là cây có giá trị sử dụng toàn diện do hàm lượng protein cao nhất trong các loại hạt thực vật (35–47%), lipid (12,5–25,0%), glucid (10–15%) và là nguồn cung cấp protein và dầu thực vật chủ lực cho toàn thế giới. Hạt đậu nành chứa gần như đầy đủ các acid amin cơ bản như isoleucin, leucin, methyonin, phenylalanin, tryptofan, valin, ... Cây đậu nành dễ trồng vì có khả năng thích nghi tương đối rộng, do hoạt động cố định đạm vô cơ từ không khí của các vi khuẩn nốt sần Rhisobium cộng sinh trong rễ cây. Trồng đậu nành có tác dụng cao trong cải tạo đất, góp phần cắt đứt dây chuyền sâu bệnh trong luân canh với các cây trồng khác.

 

Hiện đậu nành được trồng ở khắp các châu lục tại 78 nước. Theo Tổ chức Nông Lương Quốc tế (FAO), đến năm 2009, diện tích đậu nành tăng lên 98,8 triệu ha, sản lượng tới 222,3 triệu tấn, năng suất 22,49 tạ/ha, tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ (76,0%), tiếp đến là châu Á (20,6%). Diện tích đậu nành thế giới trong 20 năm từ 1990 – 2009 tăng 1,72 lần (từ 57,1 triệu ha lên 98,8 triệu ha), năng suất tăng 1,2 lần (từ 18,9 tạ/ha lên 22,49 tạ/ha), sản lượng tăng gấp 2 lần (từ 108,4 triệu tấn lên 222,3 triệu tấn, tăng trung bình 5,7% một năm).

 

Sản phẩm đậu nành được sử dụng cho nhu cầu dinh dưỡng con người, ép dầu đậu nành, bột bã đậu (cake) sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Sản phẩm hàng năm được tiêu thụ toàn bộ, các nước xuất khẩu chủ yếu ở châu Mỹ, các nước nhập khẩu chủ yếu là châu Á (đứng đầu là Trung Quốc), châu Âu …, khoảng 1/3 sản lượng sản xuất được tiêu dùng tại chỗ.

 

Nhu cầu đậu nành trên thế giới tăng bình quân 4–5 %/năm, riêng Trung Quốc tăng 8%, bình quân tiêu dùng đậu nành tại TQ là 36,2 kg/người/năm. Châu Á là nơi tiêu thụ gần 90 triệu tấn/năm chiếm 40% sản lượng đậu nành toàn cầu, sản xuất tại chỗ mới đạt 26,6 triệu tấn/năm còn phải phụ thuộc tới 70% vào lượng đậu nành nhập khẩu (khoảng 63,3 triệu tấn/năm).

 

Trong số các nước châu Á, Trung Quốc là nước có diện tích đậu nành lớn nhất 8,8 triệu ha, năng suất cao nhất 16,5 tạ/ha, ở các nước còn lại, diện tích trồng cao nhất là Indonexia với 0,72 triệu ha, tại Đông Nam Á, năng suất cao nhất đạt 16,3 tạ/ha tại Thái Lan, sau đó là Việt Nam – 14,6 tạ/ha, thấp nhất là Philippines 10,0 tạ/ha.

 

Cây đậu nành ở Mỹ

 

Cây đậu nành là một trong 5 cây thực phẩm quan trọng ở Mỹ, công nghệ sinh học đang tập trung vào cây đậu nành, theo số liệu thống kê của Bộ Nông Nghiệp Mỹ, năm 2008 diện tích trồng cây đậu nành chuyển gen tại Mỹ chiếm 92% tổng diện tích trồng đậu nành trên cả nước, với diện tích trồng tăng từ 23.6 triệu ha năm 2007 lên 27,7 triệu ha năm nay. Diện tích trồng tăng trên 95% tại các bang như Indiana, Iowa, Kansas, Missouri, South Dakota và Nebraska. Ðối với đậu nành thì có khoảng 70 triệu tấn bột đậu nành là có nguồn gốc từ đậu nành chuyển gen được dùng làm thức ăn chăn nuôi hàng năm.

 

Nhu cầu tăng cao phần lớn là dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học, thức ăn cho gia súc và thực phẩm. Từ năm 1970 trở lại đây, nhiều thức ăn truyền thống từ đậu nành như Miso, Tempeh và các loại đậu hũ bắt đầu dùng phổ biến và được tiêu thụ trong các cửa hàng thực phẩm.

 

Những thức ăn có nguồn gốc đậu nành thế hệ thứ hai đã xuất hiện phục vụ bữa ăn hàng ngày, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm đậu nành ngoài các món truyền thống (sữa đậu nành, đậu hũ, xì dầu) như bacon đậu nành, hot dogs đậu nành, đậu hũ cheese, yogurt đậu nành trong các hệ thống phục vụ thực phẩm.

Trở lại      In      Số lần xem: 4602

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD