Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  59
 Số lượt truy cập :  34081243

Thứ sáu, 21-03-2014 | 08:47:42

Sau 1 thiên tai như hỏa hoạn chẳng hạn, có vô số người cứu hộ đã hợp lực để giúp mọi người thoát khỏi đóng đổ nát, xây dựng nơi ẩn nấp tạm thời và cung cấp thức ăn cho những người khó khăn. Khi 1 tế bào tiếp xúc với các điều kiện môi trường nguy hiểm như nhiệt độ cao hoặc các chất độc hại chẳng hạn, một quá trình khá tương tự cũng bắt đầu: Đó là phản ứng căng thẳng tế bào, còn được gọi là phản ứng sốc nhiệt. Cùng với các đồng sự đến từ Trường Đại học Kỹ thuật Dresden, các khoa học gia của Viện Sinh Hóa Max Planck ở Munich-Martinsried có thể khám phá toàn bộ mạng lưới hỗ trợ tế bào, và vì thế xác định những cơ chế điều tiết mới của phản ứng căng thẳng này.

Chủ nhật, 23-03-2014 | 06:19:02

Thực vật cũng có thể đưa ra quyết định phức tạp. Ít nhất đây là những gì các nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu môi trường Helmholtz (UFZ) và Đại học Göttingen đã kết luận từ nghiên cứu của họ trên cây hoàng liên gai (Berberis vulgaris), có khả năng hủy bỏ hạt của mình để ngăn ngừa sự gây hại của ký sinh trùng. Kết quả này là bằng chứng sinh thái đầu tiên về hành vi phức tạp ở thực vật.

Thứ năm, 20-03-2014 | 15:28:37

Phân tích ở mức độ phân tử các tính trạng số lượng là một thách thức rất lớn và cần thiết để hiểu được những gen kháng bệnh phức tạp. Ngay cả trong các sinh vật mô hình, việc xác định gen này một cách chính xác và những tương tác gen của chúng vẫn còn là đáp án còn bỏ ngõ, bởi vì người ta rất khó thu hẹp khoảng giả định trên bản đồ gen bằng những marker đơn và phát hiện ra các tương tác epistasis hoặc phát hiện ra những loci của tính trạng số lượng.

Thứ năm, 20-03-2014 | 08:26:33

Nick Harris, TS ngành điện tử và kỹ thuật điện tại trường Đại học Southampton (Anh) đã phối hợp với một nhóm các giáo sư thuộc trường Đại học Tây Ôxtrâylia phát triển mạng lưới cảm biến không dây, có thể cách mạng hóa việc đo độ mặn dựa vào đất. Theo đó, xét nghiệm đất được thực hiện theo cách không phá hủy mẫu đất. Cảm biến có thể đo clorua (muối) trong độ ẩm của đất và liên kết với các cảm biến khác để lập mạng lưới không dây, so sánh và truyền các số liệu đo đạc.

Thứ năm, 20-03-2014 | 08:24:20

Một nghiên cứu do Đại học Leeds đứng đầu cho thấy, nhiệt độ toàn cầu nóng thêm 2°C sẽ gây bất lợi cho cây trồng ở vùng ôn đới và nhiệt đới, với sản lượng giảm từ những năm 2030 trở đi. Giáo sư Andy Challinor, từ Trường Trái đất và Môi trường tại Đại học Leeds và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng năng suất cây trồng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu sớm hơn rất nhiều so với dự kiến."

 

Thứ năm, 20-03-2014 | 08:22:41

Bông atisô là một loại thảo dược có giá trị, tuy nhiên trong thực tế hiện nay tại Đà Lạt bông atisô được làm khô bằng cách phơi nắng hoặc dùng lò sấy thủ công, vì vậy bông atisô khô bị giảm đáng kể về màu sắc, mùi vị, hàm lượng dược học và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ năm, 20-03-2014 | 08:20:04

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả Nguyễn Trọng Ngữ và Nguyễn Thị Hồng Nhân (Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ) sử dụng kỹ thuật real-time PCR để xác định số lượng của ba loài vi khuẩn phân giải xơ trong dạ cỏ của bò khi tiêu thụ các khẩu phần khác nhau, kết quả thí nghiệm sẽ được tham khảo để điều chỉnh khẩu phần ăn cho bò nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đặc biệt là trong giai đoạn nuôi bò vỗ béo.

Thứ tư, 19-03-2014 | 08:57:31

Mới đây, 1 nhóm các nhà nghiên cứu tại MIT đã cấy các ống nano carbon vào bào quan bên trong tế bào thực vật nhằm nâng cao hiệu suất sản sinh năng lượng của cây cối. Phương pháp trên giúp tăng hiệu suất thực hiện quá trình quang hợp lên tới 30% đồng thời tạo nên cho cây xây nhiều chức năng hữu ích khác. Nghiên cứu trên hứa hẹn chẳng những cung cấp phương pháp sản xuất năng lượng xanh trong tương lai không xa mà còn có thể được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác trong đời sống con người.

Thứ tư, 19-03-2014 | 08:56:30

Sử dụng thuốc thú y có tên gọi là beta agonist (còn được gọi là chất tăng trọng, chất tạo nạc, là một chất hóa học được xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới) trong chăn nuôi bò đã nhận được sự quan tâm đáng kể cấp quốc gia. Một nhà dịch tễ học thú y của trường Đại học Công nghệ Texas đã phát hiện ra rằng mặc dù có những lợi ích xã hội đáng kể để thực hiện, một sự gia tăng tỉ lệ chết ở gia súc đã đặt ra câu hỏi về những liên quan khi sử dụng chất này trong chăm sóc vật nuôi.

 

Thứ ba, 18-03-2014 | 12:56:32

Tác giả tìm thấy 4 QTLs có chức năng duy trì hàm lượng amylose của gạo khi nhiệt độ tăng cao bằng cách tăng cường hoạt động splicing một cách có hiệu hóa đối với gen Wx. Hàm lượng amylose được điều khiển bởi gen Wx. Đây là tính trạng chủ đạo quyết định phẩm chất nấu nướng và phẩm chất cơm của giống lúa nào đó. Trong suốt giai đoạn vào chắc của hạt, nhiệt độ nóng của khí quyển có thể làm tổn thương phẩm chất hạt bằng cách làm giảm hoặc một cách có ý nghĩa hàm lượng amylose trong nhiều giống lúa.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD