Các nhà nghiên cứu nỗ lực ngăn chặn sâu bệnh phá hoại cà chua |
Trước sự lây lan nhanh chóng của một loài dịch hại xâm lấn phá hoại, đe dọa cây cà chua, một nhà khoa học thuộc Virginia Tech đã đưa ra một loạt các đề xuất, bao gồm cả các biện pháp kiểm dịch để ngăn chặn bước tiến của loài sâu bệnh này trên toàn cầu. Loài côn trùng gây hại xuất hiện ở Panama và Costa Rica hiện đang có xu hướng di chuyển về phía bắc nhưng chưa xuất hiện ở Mỹ. Khả năng loài dịch hại này xuất hiện là một mối quan tâm lớn của các quan chức nông nghiệp của Chính phủ Mỹ. |
Trước sự lây lan nhanh chóng của một loài dịch hại xâm lấn phá hoại, đe dọa cây cà chua, một nhà khoa học thuộc Virginia Tech đã đưa ra một loạt các đề xuất, bao gồm cả các biện pháp kiểm dịch để ngăn chặn bước tiến của loài sâu bệnh này trên toàn cầu.
Loài côn trùng gây hại xuất hiện ở Panama và Costa Rica hiện đang có xu hướng di chuyển về phía bắc nhưng chưa xuất hiện ở Mỹ. Khả năng loài dịch hại này xuất hiện là một mối quan tâm lớn của các quan chức nông nghiệp của Chính phủ Mỹ.
Devaiah Muruvanda, quan chức quản lý rủi ro cao cấp của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết: “Ngành công nghiệp cà chua trong nước có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng”. Loài dịch hại đang gây lo ngại là sâu Tuta absoluta. Loài sâu bướm nhỏ đang lây lan từ Mỹ Latinh đến châu Âu vào năm 2006 và sau đó vượt qua Địa Trung Hải đến châu Phi. Hiện tại loài này đang đe dọa châu Á và mục tiêu tấn công chính là loài cây thương mại quan trọng nhất của thế giới – cây cà chua. Loài này lây lan rất nhanh chóng từ Tây Ban Nha vào năm 2006 đến châu Âu, Trung Đông, châu Phi và Ấn Độ. Muni Muniappan, nhà côn trùng học và là Giám đốc của Virginia Tech cho biết: “Khi sâu Tuta absoluta xuất hiện, nó có thể gây thiệt hại từ 80 đến 100% vụ mùa cà chua đó, trừ khi các công nghệ quản lý thích hợp được thực hiện. Loài sâu bướm này không thể loại trừ hoàn toàn. Điều tốt nhất bạn có thể làm là kiểm soát nó”. Muniappan đã triệu tập một nhóm các nhà khoa học bảo vệ thực vật tại Hội nghị quốc tế Bảo vệ thực vật lần thức 18 tại Berlin vào tháng Tám vừa qua. Khuyến nghị của nhóm nghiên cứu được đưa ra bao gồm: Tuyên truyền cho các nhà quản lý, các nhà khoa học và công chúng về sự nguy hiểm của loài Tuta absoluta; Áp dụng các biện pháp kiểm dịch để ngăn chặn sự xuất hiện của loài bao gồm các bước như không cho phép nhập khẩu cà chua có thân, lá, hay một đài hoa; Xây dựng chương trình giám sát tại khu vực biên giới sử dụng bẫy pheromone; Khám phá hiệu quả của việc sử dụng thiên địch của loài Tuta absoluta được nhập khẩu từ Nam Mỹ nhằm kiểm soát dịch hại; Hình thành mạng lưới khu vực và toàn cầu để thông báo các phát hiện về loài Tuta absoluta. Sản lượng cà chua của thế giới là khoảng 163 triệu tấn mỗi năm và diện tích trồng cà chua là 10 triệu mẫu Anh trên toàn thế giới. Trong năm 2011, loài Tuta absoluta đã xuất hiện trên 404.000 mẫu Anh diện tích trồng cà chua, chiếm 40% diện tích trồng cà chua trên thế giới. Theo USDA, tại Mỹ, ngành trồng cà chua chiếm hơn tỷ $ 2 lợi nhuận hàng năm của ngành nông nghiệp. Tác động kinh tế của loài côn trùng này thực sự nghiêm trọng ở các quốc gia nó xuất hiện. Tại Tây Ban Nha, sự xuất hiện của loài này làm tăng $ 209 chi phí quản lý dịch hại cho mỗi mẫu Anh mỗi mùa. Tại miền trung Ác-hen-ti-na, việc kiểm soát loài Tuta chiếm 70% chi phí quản lý dịch hại cho cây cà chua. Là giám đốc của một chương trình Phát triển Nông nghiệp được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ, Muniappan nhận thấy tác hại của loài côn trùng này ở Senegal vào năm 2012. Kể từ đó, chương trình đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo nâng cao nhận thức về các loài xâm lấn và giúp người nông dân giảm thiểu sự tàn phá của loài. Nguyễn Minh Thu - Mard, theo phys.org |
Trở lại In Số lần xem: 1573 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|