Quy trình ghép cải tạo vườn điều | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
a) Thời vụ cưa tạo chồi gốc: Sau thu hoạch điều, tiến hành cưa cây để tạo chồi làm gốc ghép, thời vụ tốt nhất khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trần Công Khanh, Đặng Văn Tự, Phạm Văn Biên, Trần Kim Kính, Trần Công Khanh, Lê Thị Kiều, Trần Trường Nam, Nguyễn Việt Quốc, Tôn Thất Trí, Đào Văn Hoàng, Lê Văn Tính, Lê Vĩnh Hưng, Vũ Thị Nguyện và Nguyễn Thị Yến.
1. Tạo chồi gốc ghép
a) Thời vụ cưa tạo chồi gốc: Sau thu hoạch điều, tiến hành cưa cây để tạo chồi làm gốc ghép, thời vụ tốt nhất khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.
b) Kỹ thuật cưa: Chọn chồi và vị trí chồi gốc thích hợp trên thân/cành chính để ghép cải tạo. sau khi chồi ghép sinh trưởng phát triển tốt, tiến hành cắt bỏ cành chính. Trường hợp chưa có chồi gốc, cưa thân/cành chính của cây cách mặt đất từ 0,7 m đến 1,0 m để thân nẩy chồi thực sinh, bôi vaselide thuốc bảo vệ thực vật phòng chống sâu bệnh gây hại. Sau khi chồi gốc mọc, giữ lại khoảng 10-15 chồi, phân bố đều theo các hướng của cây.
2. Tiêu chuẩn chồi gốc ghép
Chồi tái sinh mọc trên thân, cành điều, chọn chồi gốc có có 5-7 cặp lá, đường kính từ 1,0cm-1,5cm, chiều cao từ 40cm-50cm, tại thời điểm chuẩn bị ghép, màu vỏ chồi gốc ghép đã hóa nâu và không bị sâu bệnh hại.
3. Tiều chuẩn chồi ghép
Chồi ghép được lấy từ vườn đầu dòng/ vườn nhân chồi ghép được công nhận hoặc chồi ghép được lấy từ cây điều đầu dòng được bình tuyển và công nhận (tuổi cây từ 8 năm trở lên, năng suất 3 năm liên tục trên 3 tấn/ha, ổn định qua nhiều năm thu hoạch và chất lượng cao có tỷ lệ nhân trên 28 %, ít hơn 170 hạt/kg).
Đối với nông hộ tự ghép cải tạo vườn điều, có thể chọn cây điều đầu dòng tại vườn (tuổi cây từ 8 năm trở lên, năng suất 3 năm liên tục trên 3 tấn/ha, ổn định qua nhiều năm thu hoạch và chất lượng cao có tỷ lệ nhân trên 28 %, ít hơn 170 hạt/kg) để lấy chồi ghép.
Thời điểm lấy chồi ghép tốt nhất là ngay khi cây chuẩn bị phát đợt lá mới.
Sau khi cắt chồi, tỉa bỏ lá, giữ chồi tươi bằng cách bọc trong vải ẩm đặt vào thùng xốp (sử dụng nước đá ở đáy thùng, có lớp ngăn cách với chồi ghép đảm bảo đủ mát), đậy kín thùng xốp và bảo quản nơi thoáng mát, sử dụng chồi không quá 4 ngày.
Tiêu chuẩn chồi ghép: Chồi chuẩn bị bung đọt có màu xanh, nhưng không quá già; Ðường kính chồi lớn hơn 0,6cm; Chiều dài chồi từ 7-10cm; Không có vết sâu bệnh; Chồi ở ngoài sáng.
4. Thời vụ ghép
Thời vụ từ tháng 6 đến hết tháng 8 hàng năm; (tránh thời điểm có mưa lớn, tháng 9-tháng 10) có thể ghép trong mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nếu chủ động được nước tưới). Thời gian tiến hành ghép tốt nhất vào sáng sớm, trời mát, tốt nhất từ 6 giờ -10 giờ sáng, chú ý chuẩn bị chồi ghép từ chiều hôm trước. Không ghép lúc nắng to hay sau khi dứt cơn mưa và lá còn ướt.
5. Kỹ thuật ghép
Kỹ thuật ghép áp: Dùng dao ghép cắt vát cành gốc ghép tạo bề mặt phẳng dài 3cm đến 4cm, chồi ghép được cắt vát tương tự để khít lên nhau. Dùng dây ni lông mỏng, dẻo, dài buộc vết ghép, quấn từ dưới lên trên đỉnh cành ghép.
Kỹ thuật ghép nêm: Tiến hành cắt và chẻ đôi cành ghép, sâu khoảng 3cm-4cm, cành ghép cắt vát 2 phía đối diện tạo hình nêm dài khoảng 3cm-4cm. Đặt khít vào vết chẻ của gốc ghép. Dùng dây ni lông mỏng, dẻo, dài buộc vết ghép, quấn từ dưới lên trên đỉnh cành ghép.
6. Chăm sóc vườn điều sau ghép cải tạo
Sau khi ghép cần tưới đủ nước, tỉa các chồi nách (chồi dại) của gốc ghép, làm sạch cỏ và phòng trừ sâu, bệnh hại. Cành ghép được tháo dây ghép sau 6-8 tuần, khi chồi có 3 tầng lá trở lên. Khi cành ghép bắt đầu phân cành, cần tạo tán để cây điều cân đối, nếu khuyết tán cần phải ghép bổ sung.
Tiến hành tỉa cành không phải cành ghép, cành vượt, cành bị sâu bệnh hại, cành vô hiệu: 2 lần trên năm, lần 1 sau khi kết thúc vụ thu hoạch, lần 2 khi vườn điều chuẩn bị ra lộc non vào tháng 10-11 hàng năm.
7. Phân bón
a) Phân vô cơ
Lượng phân vô cơ cho cây điều sau ghép được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1: Lượng phân vô cơ cho cây điều ghép ở thời kỳ khai thác
Thời gian bón: Đông Nam bộ và Tây Nguyên: bón lần 1 vào tháng 5-tháng 6; lần 2 vào tháng 8-tháng 9. Duyên hải Nam Trung bộ: bón lần 1 vào tháng 8-tháng 9; lần 2 vào tháng 11-tháng 12.
Cách bón: Khi vườn điều chưa khép tán nên bón phân theo hình vành khăn, đào rãnh sâu 15-20cm quanh mép tán lá sau đó rải đều phân và lấp đất. Vườn điều trên vùng đất dốc, vào đầu mùa mưa nên bón phân ở phần đất cao và cuối mùa mưa bón phân ở phần đất thấp của tán. Khi vườn cây đã khép tán đào rãnh giữa hai hàng cây theo ô bàn cờ để bón phân. Phân đạm và kali bón hai lần, ở những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ nên bón 3-4 lần/năm.
b) Chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá
Bảng 2. Sử dụng phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng cho vườn điều sau ghép cải tạo
8. Phòng trừ sâu bệnh
Sau ghép cải tạo, tiến hành phòng trừ sâu bệnh hại theo quy trình trồng chăm sóc, thu hoạch điều thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trở lại In Số lần xem: 3706 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|