Kỹ thuật canh tác đay sản xuất bột giấy ở Đồng Tháp Mười
Thứ hai, 14-12-2015 | 14:34:14
|
ThS. Trần Thị Hồng Thắm, ThS. Nguyễn Viết Cường, KS. Võ Thu Mộng, KS. Hồ Thị Châu, KS. Lê Thị Kim Loan, KS. Huỳnh Kim Tùng
Chuẩn bị ruộng: Cần phát dọn sạch cỏ bờ, rãi và đốt rơm của vụ lúa Đông Xuân.
Thời vụ: Thời vụ gieo sạ thích hợp nhất từ khoảng 20/3 - 15/4 dương lịch.
Làm đất: Xới đất và tạo líp rộng 5m theo hướng dốc của ruộng. Tạo rãnh giữa các líp rộng 30-40cm để thoát nước kết hợp làm lối đi thuận tiện cho chăm sóc, bón phân, nhất là khi đay lớn.
Lượng giống: Lượng giống gieo: 14 kg/ha với tỷ lệ nảy mầm đạt trên 85%. Hạt giống được ngâm 5 giờ trước khi sạ. Sau khi sạ xong, bơm nước vào ngâm khoảng 6 giờ. Sau đó, tháo nước giữ cho đất ẩm để hạt nảy mầm.
Phân bón: Lượng phân bón 180N - 60P2O5 - 120K2O
Liều lượng và thời kỳ bón: + Lót: 25% P2O5 + Đợt 1 (10-12 NSG): 25% N + 37,5% P2O5 + 50% K2O. + Đợt 2 (30-35 NSG): 40% N + 37,5% P2O5 + 50% K2O. + Đợt 3 (50-55 NSG): 35% N
Cụ thể lượng phân bón: + Lót: 100 kg lân + Đợt 1: 79 kg Urê + 49 kg DAP + 100 kg Kali + Đợt 2: 137 kg Urê + 49 kg DAP + 100 kg Kali + Đợt 3: 137 kg Urê
Quản lý nước: Cây đay rất cần đủ ẩm ở giai đoạn nảy mầm nhưng không chịu được úng. Cây đay chịu được hạn nhưng đất quá khô có thể hạn chế sinh trưởng của cây, làm cây còi cọc, chậm tăng trưởng chiều cao. Do vậy cần phải giữ đủ ẩm cho cây phát triển ở các giai đoạn. Bón phân cần kết hợp với tưới nước để nâng cao hiệu quả phân bón.
Phòng trừ sâu bệnh và chuột hại đay: Sâu bệnh gây hại nhất cho đay là sâu xanh ăn lá, sâu đục ngọn và bệnh thối rễ. Vệ sinh đồng ruộng kỹ, ngăn ngừa, cắt đứt nguồn sâu bệnh và áp dụng đúng kỹ thuật canh tác (làm đất, mật độ sạ, phân bón) là biện pháp phòng hữu hiệu nhất. Thăm đồng thường xuyên để phát hiện và phòng trị kịp thời sâu bệnh.
Thu hoạch: Thu hoạch sau gieo khoảng 150 ngày hoặc khi cây có vài có trái non. |
Trở lại In Số lần xem: 2527 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|