Quy trình kỹ thuật nhân giống tiêu bằng phương pháp ghép với gốc tiêu dại (Piper sp.)
Thứ hai, 14-12-2015 | 14:27:41
|
Nguyễn Tăng Tôn, Nguyễn Thị Hương, Phạm Mỹ Liên, Nguyễn Tiến Hải, Lê Quang Nhật và Nguyễn Mộng
1. Thiết kế vườn ươm
Vườn ươm cần đặt nơi cao ráo và thoát nước tốt, gần nguồn nước tưới, gần nơi trồng mới, thuận đường vận chuyển, và tương đối kín gió.
Thiết kế và xây dựng vườn ươm theo quy cách sau: Dọn sạch nền đất và gốc rễ còn sót lại, mang ra ngoài. Cày đất sâu 15-30cm gom nhặt rễ, phơi ải 10-15 ngày, bừa đĩa hai lần hoặc phay cho đất tơi xốp tầng canh tác 0-10cm, tiếp tục nhặt gom rễ còn sót lại đem ra ngoài. Nếu địa điểm vườn ươm không có lớp đất mặt tốt thì phải lấy đất mặt tốt tầng 0-30cm từ nơi khác đến để vào bầu ươm tiêu. Xác định vị trí cọc làm dấu phạm vi luống: Khoảng cách giữa hai hàng cột dàn là 3-4m, cột cao cách mặt đất 2m, không dựng cọc trên lối đi giữa hai luống; Tùy địa thế vườn ươm, luống rộng 1,4m, dài 20-25m, lối đi giữa hai luống rộng 35-40cm, lối đi giữa hai đầu luống rộng 50-60cm, lối đi chính cách nhau 50-60m, rộng 1-1,5m, lối đi quanh vườn ươm từ luống đến vách che rộng 0,8-1m; Dụng cụ lợp dàn che: vật liệu làm dàn che tùy điều kiện địa phương, dùng tre nứa để gác dàn che rồi lợp bằng cỏ voi, cỏ đuôi chồn, nứa hoặc giăng dây kẽm giữa các trụ để lợp bằng lưới công nghiệp. Lợp sao cho lúc đầu để 30-40% ánh sáng tự nhiên đi qua; Xung quanh vườn đào mương thoát nước, chống cháy; Thiết kế hợp lý hệ thống tưới phun mưa hoặc ống dẫn nước để tưới với vòi sen ở đầu ống.
2. Kỹ thuật ghép
2.1 Gốc ghép
Cành giâm gốc ghép là giống tiêu dại Piper sp. Hom gốc ghép được cắt xiên dưới gốc, vết cắt cách đốt cuối cùng 1,5-2cm, tỉa bớt một số lá và cắm vào bầu, mỗi bầu có 1 hom. Hom có 4-5 mắt thì cắm 2-3 mắt dưới mặt đất, 1-2 mắt trên mặt đất.
Bầu: chọn bầu PE đen kích thước dài 23-25cm, rộng 15-17cm, bầu PE được đục 8-10 lỗ để dễ thoát nước.
Đất vào bầu cần trải phơi nắng để diệt vi sinh vật gây bệnh, trộn 2 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng hoai, trộn đều 0,5kg phân lân nung chảy hoặc super lân cho 200kg hỗn hợp đất và phân chuồng. Đất vào bầu ươm cần được xử lý với chế phẩm vi sinh vật có ích (Trichoderma spp.) và hóa chất bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Ethoprophos để hạn chế dịch hại.
Để hom tiêu mau ra rễ và ít nhiễm bệnh, trước khi giâm hom tiêu được ngâm ngập phần gốc 2-3cm trong dung dịch nước đường (1-2%) có pha chế phẩm Trichoderma spp., Pseudomonas fluorescens, Azospirillum spp. trong 30 phút.
Khi gốc ghép được 1-2 năm tuổi, chồi gốc ghép có đường kính 0,3-0,5cm sẽ tiến hành ghép cây. Loại bỏ những chồi còi cọc, kém phát triển, có hình dáng không bình thường, chỉ sử dụng những chồi phát triển mạnh, đồng đều, không có dấu hiệu nhiễm bệnh để làm gốc ghép.
2.2 Chồi ghép
Chọn chồi ghép từ giống tiêu cho năng suất cao (trên 3 tấn/ha), chất lượng hạt tốt (dung trọng đạt trên 550 g/L), thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng. Chồi ghép lấy từ cây đầu dòng, cây giống gốc hoặc từ vườn nhân giống vô tính của cây đầu dòng, nếu không có cây đầu dòng thì lấy từ cây tiêu 2-4 năm tuổi khỏe mạnh, ở vườn tiêu không có dấu hiệu sâu bệnh, nhất là bệnh tiêu điên (virus). Thông thường, chồi ghép được cắt vào mùa mưa.
Chọn chồi ghép từ dây thân, dây lươn không quá non hoặc quá già, không sử dụng đoạn cách ngọn 20-25cm, cắt chừa gốc một đoạn 40-60cm, không làm tổn hại đến cây mẹ. Chồi ghép có đường kính chồi 0,3-0,5cm, chiều dài chồi 8-15cm, không có triệu chứng nhiễm bệnh, mỗi chồi ghép gồm 3 đốt. Sau khi cắt chồi, tỉa bỏ phiến lá, giữ cho chồi tươi bằng cách bọc trong vải ẩm đặt vào thùng xốp, đậy kín thùng xốp và đặt vào nơi thoáng mát.
Có nhiều phương pháp ghép khác nhau có thể áp dụng để sản xuất cây giống ghép tuy nhiên quy trình kỹ thật này chỉ giới thiệu hai phương pháp ghép tiêu phổ biến là phương pháp ghép áp và ghép nêm.
2.3 Thao tác ghép
Ghép áp
Dùng dao ghép đã được khử trùng cắt ngang thân gốc ghép cách mặt đất khoảng 30-40cm, sau đó vạt xiên thân gốc ghép một mặt phẳng nghiêng dài 2-3 cm. Đối với chồi ghép cũng vạt một mặt xiên tương tự, sau đó áp mặt cắt của chồi ghép vào gốc ghép. Nếu đường kính của chồi ghép và gốc ghép khác nhau thì nên để cho một bên mép vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp nhau. Dùng băng ni lon mỏng quấn chặt từ dưới lên để cố định và bịt kín toàn bộ chồi ghép. Trên gốc ghép tiến hành ghép 1-2 cành, để lại 1-2 lá trên mỗi cành, cắt bỏ những cành còn lại.
Ghép nêm
Dùng dao ghép đã được khử trùng cắt ngang thân gốc ghép cách mặt đất khoảng 30-50cm, sau đó chẻ đôi gốc ghép thành hai phần bằng nhau dài khoảng 3cm. Vạt xiên hai bên chồi ghép thành hình nêm. Đẩy chồi ghép vào vết chẻ ở gốc ghép. Nếu đường kính của chồi ghép và gốc ghép khác nhau thì nên để cho một bên mép vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp nhau. Dùng băng ni lon mỏng quấn chặt từ dưới lên trên để cố định và bịt kín toàn bộ chồi ghép. Trên gốc ghép tiến hành ghép 1-2 cành, để lại 1-2 lá trên mỗi cành, cắt bỏ những cành còn lại.
2.4 Thời gian và thời vụ ghép
Nên ghép vào buổi sáng lúc trời mát khi cây đã hút đủ nước qua đêm, thời gian ghép tốt nhất là từ 6 giờ đến 10 giờ sáng, có thể cắt chồi ghép chuẩn bị từ chiều hôm trước. Không ghép cây lúc nắng to, cây dễ bị mất nước, mặt cắt mau khô hay sau khi trời vừa dứt cơn mưa lá ướt cây ghép dễ bị nhiễm trùng. Tỷ lệ sống cao nhất khi cây được ghép vào thời kỳ mưa ổn định và có thể thu được chồi ghép đủ tiêu chuẩn. Thời vụ ghép thích hợp nhất là từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm ở vùng Đông Nam bộ.
2.5 Chăm sóc cây ghép
Sau khi ghép, bầu cây ghép cần tưới đầy đủ nước để tránh mặt bầu bị khô. Thường xuyên tỉa các chồi mọc ra từ các nách lá của gốc ghép. Nếu dùng dây ghép tự hoại thì chồi ghép tự nảy chồi ra ngoài. Trong trường hợp sử dụng các loại dây ghép dai hơn thì cần mở băng phần ngọn bằng cách dùng dao lam rạch nhẹ ở đỉnh chồi ghép khi thấy ngọn chồi ghép phình to và phát triển lá non.
Khi cây tiêu con gần đến tuổi xuất vườn, có 5-7 lá thành thục, nên tháo bớt mái che cho cây quen dần với điều kiện ngoài đồng. Cây ghép có thể được tháo băng hoàn toàn sau 2 tháng kể từ khi ghép. Sau khi ghép được 3 tháng, có thể đem trồng ngoài đồng.
2.6 Phòng trừ sâu bệnh trong vườn ươm
Thường xuyên theo dõi để phòng trừ sâu bệnh kịp thời, một số loại bệnh chủ yếu và cách phòng trừ như sau:
Bệnh chết nhanh
- Tác nhân và triệu chứng Bệnh do nấm Phytophthora capsici gây ra. Nấm xâm nhập và phá huỷ các tế bào ở rễ, thân, cành, lá của cây tiêu làm cho lá héo, teo tóp lại rồi rụng. Khi cây bị hại thân lá có triệu chứng héo rũ nhanh, gốc, rễ và phần thân gần mặt đất bị thối, từ khi bệnh xuất hiện đến khi cây tiêu chết hoàn toàn khoảng vài tuần lễ.
- Biện pháp phòng trừ Khi phát hiện trong vườn có cây bị bệnh, sử dụng dung dịch Bordeaux 1%, Oxyclorua đồng 0,2%, Phosphorous acid 0,1%, Fosetyl Aluminium 0,1% để tưới vào gốc và phun xịt lên thân lá. Dọn sạch cây chết do bệnh và tàn dư thân lá bệnh gom đem chôn hoặc đốt để hạn chế bệnh lây lan. Hủy bỏ các bầu đất có cây tiêu bị bệnh.
Bệnh vàng lá chết chậm
- Tác nhân và triệu chứng Bệnh gây nên do sự phối hợp của tuyến trùng (Meloidogyne incognita và Radopholus similis), rệp sáp (Pseudococcus spp.) và các nấm Fusarium sp., Rhizoctonia sp., Pythium sp., P. capsici. Khi tuyến trùng, rệp sáp đục vết thương ở rễ để chích hút sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm trên xâm nhập qua vết thương hủy hoại bộ rễ cây tiêu. Biểu hiện ban đầu là cây sinh trưởng chậm, lá chuyển sang màu vàng, rụng dần từ dưới gốc lên ngọn, gốc và rễ bị thối.
- Biện pháp phòng trừ Trộn Ethoprophos với đất vào bầu để phòng trừ tuyến trùng. Khi bệnh xuất hiện sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật Cytokinin pha nồng độ 0,1% tưới quanh gốc, Thiophanate-Methyl nồng độ 0,1% phun đều lên cây, Benomyl 17% + Zineb 53% với nồng độ 0,1% phun đều lên cây để phòng trừ nấm bệnh.
Bệnh thán thư (Colletotrichum gloesporioides)
- Tác nhân và triệu chứng Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, bệnh tấn công vào lá và cành. Lá bị bệnh có những vết vằn lớn màu vàng nâu, xung quanh vết vằn có quầng đen, đốm bệnh tròn hoặc không đều, kích thước 4-6cm. Bệnh phát triển mạnh trong vườn ươm nóng ẩm, chăm sóc kém, bón phân không cân đối, tưới nước không đều về mùa khô.
- Biện pháp phòng trừ Khi phát hiện bệnh, sử dụng dung dịch Bordeaux 1% hoặc Carbendazim pha với nồng độ 0,1% phun đều lên cây.
Các điều kiện nâng cao tỷ lệ ghép sống
|
Trở lại In Số lần xem: 3192 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|