Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  37
 Số lượt truy cập :  35102980
Quy trình sản xuất khoai tây thương phẩm
Thứ hai, 14-12-2015 | 14:31:11

Nguyễn Thế Nhuận, Cao Đình Dũng, Trần Anh Thông  và CTV.

 

Chuẩn bị giống: Sử dụng nguồn giống G1 hoặc G2 đúng giống, sạch bệnh, củ giống có trọng lượng từ 30-50gam, mầm dài từ 1,5-2cm. Củ giống đảm bảo thời gian nghỉ, tốt nhất sử dụng củ giống được bảo quản trong điều kiện kho lạnh để có số lượng mầm đều trên các mắt ngủ.

 

Chuẩn bị đất trồng: Chọn đất có cấu tượng nhẹ, tơi xốp và thoát nước tốt (đất bazan, đất thịt nhẹ pha cát, đất dốc tụ nhiều mùn). Dọn sạch cỏ, phay tơi xốp, sâu tối thiểu 25-30cm, làm luống đôi rộng 1,3-1,4m (cả rãnh), cao 10cm, mùa khô nên làm luống chìm. Xẻ 02 rạch trồng sâu 15cm, cách nhau 50cm và cách đều 2 mép luống, bón lót phân hóa học, phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh vào rãnh, đảo đều và tưới ẩm trước khi trồng.

 

Cách trồng: Trông 2 hàng so le, với mật độ  trồng 40.000 củ/ha, trồng sâu 5-6cm, lấp kín củ bằng đất tơi xốp. Nếu trồng bằng củ cắt nên úp mặt củ xuống phía dưới. Sauk hi trồng tưới đẫm nước, sau đó tùy vào điều kiện thời tiết có thể từ 2-3 ngày tưới 1 lần.

 

Lượng phân bón: Lượng phân bón tính chung cho 01 ha là 40m3 phân chuồng hoai mục, 800-1000 kg vôi, 800-1000 kg phân hữu cơ vi sinh, 150 kg N  (330 kg Urê), 150kg P2O5 (940kg Super lân), 180kg K2O (330 kg kali) và 40 kg MgSO4.

 

Cách bón phân: Bón lót vôi bột khi làm đất, vãi đều, phay kỹ; bón vào rãnh toàn bộ phân chuồng, hữu cơ vi sinh, lân super, MgSO4, ¼ lượng đạm, ¼ lượng kali trộn đều trong đất, tưới ẩm trước khi đặt củ giống. Bón thúc được chia làm 2 lần: Lần 1: 7-10 ngày sau khi cây mọc, bón ¼ lượng đạm, ¼ lượng kali, kết hợp làm cỏ, vun gốc nhẹ kín chân khoảng 5cm. Lần 2: 25-30 ngày sau mọc bón hết toàn bộ lượng phân còn lại, kết hợp làm cỏ và vun kín gốc cao thâm 7-10cm. Không nên bón phân quá muộn, đặc biệt là giai đoạn sau khi khoai tây ra hoa.

 

Phòng trừ một số loại sâu hại chính (Ruồi đục lá, rầy, rệp): Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy ký chủ khác xung quanh, dùng bẫy vàng, cắt bỏ lá bị nhiễm. Phun phòng thuốc hóa học 10-15 ngày/lần, sử dụng các loại thuốc Polythrin, Abamectin, Trigard, Pegasus, phun luân phiên và không dùng liên tich quá 3 lần cùng loại thuốc trong một tháng.

 

Phòng trừ một số bệnh hại chính: Áp dụng biện pháp IPM: Sử dụng củ giống sạch bệnh, luân canh với cây khác họ, trồng xa ruộng cây họ cà, tưới rửa sương vào buổi sáng, theo dõi tình hình thời tiết và phát sinh bệnh để kịp thời phun thuốc phòng. Bệnh mốc sương (Phythopthora infétan), bệnh đốm vòng (Alternaria solani).. Sử dụng các loại thuốc hóa học Mancozeb, Dithane, Zineb để phun phòng 7-10 ngày/lần, khi bệnh mốc sương xuất hiện sử dụng các loại thuốc như Curzate M8, Rves opti 440SC, Acrobat MZ hoặc Equation 52.5WG để phun luân phiên, khi bệnh đốm vòng xuất hiện sử dụng Amista 250SC hoặc Ara super 350SC để phun phòng. Phòng ngừa bệnh bệnh héo xanh (Ralstonia solanacearum) bằng việc xử lý đất Calcium hypoclorite (30-40kg/ha), rải và phay đều khi làm đất.

 

Thu hoạch khoai tây: Khoai tây phải thu hoạch đảm bảo thời gian sinh trưởng, ngưng tưới nước và cắt dọn sạch thân lá (cách mặt đất 10cm), 5-7 ngày trước khi thu hoạch. Thu hoạch khi trời khô ráo, đất không quá khô hoặc quá ướt, khoai tây được phân loại trên đồng ruộng, củ đạt tiêu chuẩn thương phẩm là củ có đường kính từ 4,5cm trở lên, loại bỏ toàn bộ những củ có triệu chứng nhiễm sâu bệnh, củ bị dị dạng, sứt mẻ. Khoai thương phẩm được đóng vào khay nhựa hoặc bao lưới với trọng lượng từ 25-30kg, khi vận chuyển cần nhẹ nhàng, hạn chế va đập, làm trầy xước, dập củ khoai.

 

Bảo quản tạm thời: Thu hoạch xong nếu chưa được vận chuyển đi ngay, khoai tây cần được che tối, không cho khoai tây tiếp xúc với ánh sáng. Kho chứa tạm cần đảm bảo yêu cầu thông thoáng, phòng chống được chuột và sâu đục củ xâm hại. Khi xếp khoai cần chú ý không chất quá cao, không làm trầy xước, đảm bảo sự thông thoáng giữa khối của dụng cụ đựng khoai. Nếu bảo quản trong điều kiện kho lạnh thì giữ ở nhiệt độ 40C, độ ẩm 80-90% (Lưu ý khi cho khoai vào kho lạnh phải nâng nhiệt độ tư từ, mỗi ngày khoảng 1-1,50C, khi lấy khoai ra cũng phải nâng nhiệt độ từ từ đến khi bằng nhiệt ngoài mới cho khoai ra khỏi kho).

Trở lại      In      Số lần xem: 4296

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD