Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33284389
Kỹ thuật canh tác vừng trên nền đất lúa vùng đất xám Đồng Tháp Mười
Thứ hai, 14-12-2015 | 14:33:23

ThS. Trần Thị Hồng Thắm, ThS. Nguyễn Viết  Cường, KS. Lê Thị Kim Loan, KS. Lê Thị Tuyết Hạnh

 

Thời vụ: Tùy điều kiện ở mỗi địa phương, nhưng thời vụ thích hợp nhất là từ tháng 12 đến khoảng đầu tháng 2.

 

Làm đất: Sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân tiến hành xới đất. Nếu ruộng khô cần bơm nước vào, sau đó rút cạn để đất vừa đủ ẩm, xới đất cho nhuyễn. Lên luống với kích thước: Chiều rộng 1,2-1,5m; cao 15-20cm; rãnh rộng 30cm để dễ thoát nước khi bị mưa và tưới thấm cho vừng  khi bị khô.

 

Mật độ gieo: 4,0 kg/ha.

 

Xử lý hạt giống: Dùng những thuốc có hoạt chất Iprodione (tên thương mại có Rovral,..) với lượng 2g trộn đều cho 1 kg giống trước khi gieo khoảng 20-30 phút. Nếu đất có kiến thì xử lý bằng những thuốc có hoạt chất Fenobucarb + Chlorpyrifos Ethyl (tên thương mại có Visa 5G,...).

 

Phương pháp gieo: Sạ lan: Sạ đều trên ruộng, nên sạ theo hàng dọc và hàng ngang để hạt được đều hơn. Sau khi sạ xong, cào nhẹ lớp đất mặt để lấp hạt  hoặc xới đất lấp lại. Sạ theo hàng: Hàng cách hàng 20-30cm. Gieo hạt ở độ sâu vừa phải (1,0-1,5 cm), nếu sâu quá hạt sẽ nảy mầm chậm và cây mọc yếu; nếu gieo không lấp hạt,  hạt sẽ khô và không nảy mầm được. Không nên sạ lúc có gió to vì khó đều.

 

Liều lượng phân bón và thời kỳ bón: Liều lượng/ha: 90N-60P2O5-90K2O  (tương đương 200 kg Supe lân (16% P2O5) +135 kg Ure (46%N) + 140 kg NPK (20-20-15) + 115 kg Kali (60% K2O). Thời kỳ bón: Lót: 200 kg Supe lân + 50 kg NPK (20-20-15) + 75 kg Urê + 50 kg Kali. Thúc (18-22 NSG): 90 kg NPK (20-20-15) + 60 kg Urê + 65 kg Kali. Ngoài bón phân gốc, có thể phun thêm phân bón lá để làm tăng tỷ lệ đậu quả. Các loại phân bón lá có chứa K-Humate và nguyên tố vi lượng cao như: Bo (Bo), Kẽm (Zn).

 

Chú ý: Nên bón phân vào chiều mát và sau khi bón phân thì tưới nước. Không nên phun phân bón lá vào giai đoạn vừng  ra hoa rộ vì có thể làm tăng khả năng rụng hoa.

 

Phòng trừ cỏ dại: Sau khi gieo xong phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm, các thuốc có hoạt chất Metolachlor (tên thương mại có Dual 720EC, Dual Gold 960 EC,...). Nếu sau gieo còn cỏ thì khoảng 10-15 ngày dùng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, các thuốc có hoạt chất Fluazifop butyl (tên thương mại có Onecide 15 EC,...).

 

Chăm sóc: Tỉa cây: Sau gieo 18-20 ngày tỉa bỏ cây yếu, chổ cây mọc dày, để tạo quần thể đều. Tưới, tiêu nước: tưới thấm theo rãnh hoặc tưới bằng vòi sen. Nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối, hạn chế tưới vào lúc giữa trưa nắng gắt.

 

Chú ý: Vừng là cây chịu hạn tốt nhưng nếu đất quá khô sẽ ảnh hưởng năng suất và vừng rất sợ úng, nếu đất quá ẩm hoặc bị ngập vừng bị vàng, rụng lá và chết. Vào thời điểm ra hoa rộ cần tưới nước bổ sung để cho trái phát triển đầy đủ. Không nên tưới quá muộn sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, do đó kéo dài thời gian chín và làm tăng thất thoát hạt nhất là đối với những giống vừng có đặc điểm tự vỡ khi chín.

 

Phòng trừ sâu bệnh:

      

Sâu: Vừng thường bị một số sâu hại chính như: Sâu keo (Spodoptera litura) còn gọi là sâu khoang hay sâu ăn tạp, phòng trừ bằng cách: Vệ sinh đồng ruộng; Dùng thuốc hóa học: Ammate 150SC (16ml/bình 16 lít); Lannate 40SP (24-48g/bình 16 lít); Atabron 5EC (20-40ml/bình 16 lít). Nếu sâu lớn thì phun thuốc vào ban đêm từ 7-10 giờ tối. Sâu sừng (Acherontia lachesis) còn gọi sâu sa hoặc sâu ăn lá, phòng trừ bằng thuốc: Lannate 40SP (24-48 g/bình 16 lít); Fastac  5SC (20-30 ml/bình 16 lít); Sumi Alpha 5EC; Cyper 25EC (20-30ml/bình 16 lít). Sâu đục quả: Dùng thuốc Regent đỏ; Padan 95SP.

 

Bệnh: Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) còn gọi bệnh chết cây con, phòng trừ bằng cách dùng thuốc hóa học: Anvil; Derosal; Bavistin 50DF; Carbenda 50SC (20ml/bình 16 lít); Polyram 80DF (60-80 bình 16 lít). Bệnh héo vàng (Fusarium oxysporium, phòng trừ bằng cách: Xử lý hạt giống và thuốc hóa học: Polyram 80DF; Ridozeb 72 WP (60-80 g/bình 16 lít); Derosal, Anvil.

 

Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas Solanacerum, phòng trừ bằng cách:  Bón đầy đủ vôi và phân cân đối; lên liếp cao, thoát nước tốt; Nhổ và tiêu hủy cây bị nhiễm bệnh; Luân canh với các loại cây trồng khác.

 

Thu hoạch: Thu hoạch vào giai đoạn có khoảng 1/3 lá ngã màu vàng.  Không nên thu sớm vì sẽ có nhiều hạt lép làm giảm chất lượng hạt, thu hoạch trễ trái bị nứt nẽ và hạt rơi vãi. Thu hoạch vào lúc trời nắng ráo. Dùng liềm cắt, bó thành từng bó, rồi dựng đứng các bó phơi khoảng 3-5 ngày và sau đó dùng máy suốt để tách hạt. Hạt được phơi khô, rê sạch và đóng bao để ở nơi khô ráo thoáng mát.

Trở lại      In      Số lần xem: 3270

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD