Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  32982348
Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)

Tín hiệu thứ cấp c-di-GMP được biết là nhân tố điều tiết nhiều lĩnh vực trong kiểu cách sinh sống và gây độc tố của nhóm vi khuẩn Gram âm. Phân tử “Cyclic di-GMP” được hình thành bởi men diguanylate cyclases có một domain GGDEF và bị thoái hóa bởi men phosphodiesterases với một domain EAL hoặc HD-GYP. Proteins có những domains xem kẽ như vậy GGDEF-EAL thường xảy trong nhiều loài vi khuẩn, bao gồm cả việc chúng sẽ chuyển hóa thành c-di-GMP hoặc hành động như các phân tử “effectors” có tính chất làm bất hoạt enzyme c-di-GMP

Phân tích vai trò của protein có domain ggdef-eal liên quan đến độc tính và sự di động của vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzicola

 

Nguồn: Wei C, Jiang W, Zhao M, Ling J, Zeng X, Deng J, Jin D, Dow JM, Sun W. 2016. A systematic analysis of the role of GGDEF-EAL domain proteins in virulence and motility in Xanthomonas oryzae pv. oryzicola. Sci Rep. 2016 Apr 7;6:23769. doi: 10.1038/srep23769.

 

Tín hiệu thứ cấp c-di-GMP được biết là nhân tố điều tiết nhiều lĩnh vực trong kiểu cách sinh sống và gây độc tố của nhóm vi khuẩn Gram âm. Phân tử “Cyclic di-GMP” được hình thành bởi men diguanylate cyclases có một domain GGDEF và bị thoái hóa bởi men phosphodiesterases với một domain EAL hoặc HD-GYP. Proteins có những domains xem kẽ như vậy GGDEF-EAL thường xảy trong nhiều loài vi khuẩn, bao gồm cả việc chúng sẽ chuyển hóa thành c-di-GMP hoặc hành động như các phân tử “effectors” có tính chất làm bất hoạt enzyme c-di-GMP. Trong nghiên cứu này, một xem xét có tính chất hệ thống về hoạt động điều tiết của 11 protein GGDEF-EAL của vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzicola, một pathogen rất quan trọng gây bệnh vi khuẩn sọc trong (bacterial leaf streak) trên cây lúa. Phân tích đột biến cho thấy XOC_2335 và XOC_2393 điều tiết một cách tích cực sự di chuyển của vi khuẩn, trong khi đó, XOC_2102, XOC_2393 và XOC_4190 kiểm soát một cách yếu ớt sự di chuyển theo kiểu lướt (sliding motility). Thể đột biến ΔXOC_2335/XOC_2393 có mức độ cao hơn c-di-GMP liên bào so với thể không đột biến (wild type) và đột biến ΔXOC_4190 biểu hiện sự suy giảm độc tính đối với lúa sau khi chủng. Tinh sạch in vitro thể XOC_4190 và XOC_2102 cho kết quả rất ít hoặc không có hoạt động của diguanylate cyclase hoặc phosphodiesterase, enzyme này thích hợp với hàm lượng c-di-GMP không thay đổi trong ΔXOC_4190. Tuy vậy, cả hai proteins này có thể kết gắn với c-di-GMP với ái lực cao, như vậy nó cho thấy có một vai trò tiềm tàng giống như các effectors c-di-GMP. Kết quả này chỉ ra bức tranh tổng quát về sự truền tín hiệu c-di-GMP và mối liên kết của nó với độc tính của pathogen rất quan trọng này trên cây lúa.

 

Xem http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27053282

 

 

Động thái cùng tiến hóa của gen kháng bệnh đạo ôn Pi-ta và gen không độc tính của nấm Magnaporthe grisea (avirulence gene AVR-Pita 1)

 

Nguồn: Jia Y, Zhou E, Lee S, Bianco T. 2016. Coevolutionary dynamics of rice blast resistance gene Pi-ta and Magnaporthe oryzae avirulence gene AVR-Pita 1. Phytopathology. 2016 Apr 12. [Epub ahead of print].

 

Gen Pi-ta rất có hiệu quả trong phòng ngừa sự lây nhiễm của các chủng nòi (strains) nấm gây bệnh đạo ôn trên cây lúa (Magnaporthe oryzae) với gen không độc tính tương ứng AVR-Pita1. Giải trình tự bộ genome và lập bản đồ di truyền chứng minh được rằng AVR-Pita1 có tính không ổn định rất cao, và những haplotypes đa dạng của AVR-Pita1 đã được người ta phân lập từ các isolates của nấm M. oryzae trên nhiều vùng trồng lúa tại Hoa Kỳ cũng như trên thế giới. Kết quả “DNA sequencing”, phân tích thể hiện gen, và “QTL mapping” locus Pi-ta cho thấy tính chất phức tạp của cơ chế tiến hóa tính kháng do nguồn gen Pi-ta. Một haplotype của gen Pi-ta được xem xét với một nguyên tố chuyển vị (transposable element) tại vùng chứa promoter, cho thấy rằng có một cơ chế mang tính chất transposon giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự thể hiện gen Pi-ta. Nhiều phân tử transcripts của Pi-ta cũng đã được xác định, hầu hết chúng đều xuất phát từ sự kiện “splicing” có tính chất luân phiên và sự kiện “skipping” của exon, cho nên có thể tạo ra những proteins có chức năng kháng. Đây là khài niệm rất mới trong sự kiện đồng tiến hóa giữ ký chủ và ký sinh, giữa Pi-taAVR-Pita1. Người ta đã và đang phát triển các chỉ thị “friendly DNA markers” đối với gen Pi-ta để hỗ trợ cho chiến lược chọn giống nhờ chỉ thị phân tử, và phát triển các giống lúa mới có chỉ thị của gen Pi-ta. Áp dụng GWAS (genome-wide association studies) cho thấy có một liên kết giữa tính kháng do Pi-ta và các yếu tố hình thành năng suất lúa. Như vậy cây lúa đã và đang tiến hóa một cơ chế tự vệ vô cùng phức tạp để chống lại vi nấm gây bệnh đạo ôn.

 

Xem http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27070427

 

 

Xác định U-box E3 Ubiquitin Ligases trên toàn bộ genome đậu nành & vai trò của gmpub8 trong điều tiết thụ động đối với chống chịu stress khô hạn của cây Arabidopsis

 

Nguồn: Wang N, Liu Y, Cong Y, Wang T, Zhong X, Yang S, Li Y, Gai J. 2016. Genome-wide Identification of Soybean U-box E3 Ubiquitin Ligases and Roles of GmPUB8 in Negative Regulation of Drought Stress Response in Arabidopsis. Plant Cell Physiol. 2016 Apr 6. pii: pcw068. [Epub ahead of print].

 

PUB (Plant U-box) E3 ubiquitin ligases có vai trò quan trọng trong chu trình truyền tín hiệu và phản ứng với những stress phi sinh học, nhưng người ta biết rất ít về sự kiện này trong cây đậu nành Glycine max. Ở đây, các tác gải đã xác định và định tính những gen 125 PUB của bộ genome cây đậu nành. Người ta chia họ gen này thành 8 nhóm khác nhau tùy theo các domain của protein. GmPUBs (SoybeanPUBgenes) được thể hiện khá rộng thông qua nhiều mô tế bào, nhưng có khá ít trong rễ so với các cơ quan khác trên thân, lá, hoa. Chín  gen GmPUB, đó là GmPUB1-GmPUB9, được kích thích sự biểu hiện của chúng bởi khô hạn, sự thể hiện của gen GmPUB8 d9u77op5c kích thích thể hiện bởi ABA (exogenous abscisic acid) và NaCl. Protein GmPUB8 định vị tại “post-Golgi compartments”, tương tác với protein GmE2. Sự kiện này được chứng minh thông qua thí nghiệm Y2H (yeast two-hybrid) và BiFC (bimolecular fluorescence complementation). Sự kiện này còn cho thấy hoạt động của men E3 ubiquitin ligase  thông qua kết quả xét nghiệm sinh học ubiquitination in-vitro. Sự thể hiện dị hợp của gen GmPUB8 trong cây Arabidopsischo thấy làm giảm tính chống chịu khô hạn, tăng cường mức độ nhiễm với sự ức chế áp suất thẩm thấu và stress do mặn khi hạt nẩy mầm và giai đoạn cây con, nó còn ức chế ABA và sự đóng mở khí khổng khi xử lý mannitol. Tám gen có liên quan đến stress do khô hạn rất ít bị kích thích bởi sự thể hiện GmPUB8 trong cây Arabidopsis sau khi xử lý khô hạn so với cây “wild-type” và cây đột biến pub23. Kết quả nghiên cứu này cho thấy GmPUB8 có thể điều tiết một cách thụ động phản ứng của cây đối với stress khô hạn. Hơn nữa, thí nghiệm Y2H và BiFC cho thấy GmPUB8 tương tác với protein của đậu nành COL (CONSTANS LIKE). Sự thể hiện mạnh mẽ gen GmPUB8 trong cây Arabidopsis làm cây trổ bông sớm hơn trong điều kiện ngày ngắn, trổ chậm hơn trong điều kiện ngày dài. Như vậy,  gen GmPUB8 có thể điều tiết thời gian trổ bông với điều kiện quang kỳ nhất định. Nghjie6n cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu được chức năng của các men PUB E3 ubiquitin ligases trong đậu nành.

 

Xem http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27057003

Trở lại      In      Số lần xem: 3466

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD