Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  96
 Số lượt truy cập :  35216613
Tuần tin khoa học 917 (18-24/11/2024)
Thứ bảy, 16-11-2024 | 07:18:22

Thành tựu trong nghiên cứu tiến hóa và cải tiến giống cây đậu phụng (tổng quan)

 

Nguồn: Hui ZhangYueyi TangYunlai YueYong Chen. 2024. Advances in the evolution research and genetic

breeding of peanut. Gene; 2024 Jul 20: 916:148425. doi: 10.1016/j.gene.2024.148425.

 

Đậu phụng là loài cây trồng quan trọng cung cấp dầu thực vật, lương thực và thực phẩm của Trung Quốc. Sự phát triển nhanh chóng công nghệ đọc trình tự DNA đã và đang làm tăng cường hoạt động nghiên cứu lĩnh vực có liên quan đến di truyền chọn giống đậu phụng. Bài tổng quan này ghi nhận lại tiến bộ trong nghiên cứu về nguồn gốc loài và sự tiến hóa cây đậu phụng, di truyền giống, markers phân tử và ứng dụng của chúng, genomics, bản đồ QTL  và những kỹ thuật sàng lọc di truyền. Vấn đề chính  của di truyền giống ở mức độ phân tử là: đậu phụng có nguồn di truyền khá hẹp trong giống canh tác trên ruộng, chuyển nạp gen đích không bền, cơ chế di truyền phân các tính trạng nông học chính không rõ ràng. Xem xét những thách thức quan trọng liên quan đến dầu ăn thực vật, và các vấn đề chủ chốt của sản xuất đậu phụng, người ta định hướng các nghiên cứu cấp bách như sau: Tiến trình thuần hóa de novo và việc khai thác các gen tối ưu từ quần thể đậu phụng hoang dại để cải tiến giống mới cao sản; Tích hợp cơ sở dữ liệu có tính chất “multi-omics” để tăng cường tính chất quan trọng của “big data” trong di truyền cây đậu phụng và cải tiến giống canh tác; Dòng hóa các gen quan trọng có liên quan đến những tính trạng nông học cần thiết và phân tíchnhững cơ chế điều tiết gen hợp lý; Mô hình chọn giống phân tử chính xác và sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen đich để cải tiến một cách đúng đắn những tính trạng chủ chốt của cây đậu phụng.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38575102/

 

Phân tích di truyền tính kháng bệnh do Phytophthora sojae thông qua GWAS và liên kết di truyền của hệ gen cây đậu nành [Glycine max (L.) Merr.]

 

Nguồn: Hee Jin YouIk Hyun JangJung-Kyung MoonIn-Jeong KangJi-Min KimSungtaeg Kang & Sungwoo Lee.

2024. Genetic dissection of resistance to Phytophthora sojae using genome-wide association and linkage analysis

in soybean [Glycine max (L.) Merr.].Theoretical and Applied Genetics; November 8 2024; vol. 137; article 263

 

Có hai vùng mới trong genome  đậu nành, một vùng được biết có chứa gen R kháng với nấm Phytophthora sojae đã được người ta phân lập thành công thông qua GWAS và phân tích “linkage” trong hệ gen cây đậu nành.

 

Bệnh thối thân PRR (Phytophthora root and stem rot) do nấm Phytophthora sojae gây ra, là một bệnh hết sức nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tếtrong sản xuất đậu nành [Glycine max (L.) Merr.]. Phương pháp tiếp cận đầu tiên phục vụ quản lý bệnh này thành công thông qua việc sử dụng gen R kháng bệnh. Trên cơ sở đánh giá kiểu hình của 376 mẫu giống đậu nành canh tác, người ta xác định kiểu gen R kháng với P. sojae (isolate 2457), kết quả phân tích GWAS xác định được 2 vùng nằm trên nhiễm sắc thể 3 và nhiễm sắc thể 8.

 

Vùng có ý nghĩa nhất về thống kê (20.7–21.3 Mbp) trên nhiễm sắc thể 8 là locus mới điều khiển tính kháng, nơi ấy, không có gen Rps đã được báo cáo trước đây. Thay vì vậy, rất nhiều bản sao chép của họ gen mã hóa protein UDP-glycosyltransferase, gắn chặt với tính trạng kháng bệnh, được người ta chú thích di truyền trong locus mới này. Vùng thứ hai định vị trên nhiễm sắc thể 3 được biết rõ là Rps cluster.

 

 

Sử dụng quần thể con lai cận giao tái tổ hợp RIL của cặp lai Daepung × Ilpumgeomjeong, người ta phân tích giá trị liên kết (linkage analysis) xác định được hai loci kháng này và phân lập một locus kháng bệnh khác, trên nhiễm sắc thể 2. Một đặc điểm độc đáo của tính kháng bệnh ở giống đậu nành Ilpumgeomjeong là phân bố kiểu hình theo 8 nhóm của quần thể con lai RILs mang nhiểu tổ hợp gen của các alen kháng bệnh đối với 3 loci nói trên. Chú ý, có 7 nhóm mang ít nhất một alen kháng khác biệt có ý nghĩa thống kê từ nhóm khác với không có, bất kể số alen kháng là bao nhiêu. Như vậy, ba gen kháng khác nhau theo thứ tự có thể gắn với tính trạng kháng mẫu phân lập nấm Psojae số 2457. Khai thác ba vùng mục tiêu này thông qua “marker-assisted selection”, người ta sẽ dễ dàng hơn cái tiến tính kháng một cách hiệu quả đặc biệt là các mẫu phân lập nấm P. sojae trong chương trình cải tiến giống đậu nành cao sản kháng bệnh.

 

Xem: https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-024-04771-1

 

Sàng lọc nhân tạo hai “E3 ubiquitin ligases” có tính đối kháng hoàn thiện được sự thích nghi với quang chu kỳ và năng suất đậu nành

 

Nguồn: Fan WangShuangrong LiuHaiyang LiChao FangSijia FangJianhao WangShichen Li

Huan LiuHaiping DuLingshuang WangXinxin PeiBohong SuZhihui SunQuan LiLidong DongQun Cheng,

 Xiaohui ZhaoBaohui LiuSijia LuFanjiang Kong, and Xiaoya Lin. 2024. Artificial selection of two antagonistic

E3 ubiquitin ligases finetunes soybean photoperiod adaptation and grain yield. PNAS; November 1, 2024; 121 

(45) e2321473121; https://doi.org/10.1073/pnas.2321473121

 

Sự điều tiết một cách chính xác thời gian trổ bông là tính trạng quan trọng của cây ví nó xác định sự thành công trong phát dục, đảm bảo chắc chắn tính thích nghi tối ưu đối với điều kiện ngoại cảnh tại chỗ, ảnh hưởng đến năng suất.“Soybean E2” là một thể tương đồng với GIGANTEA của cây Arabidopsis; nó có vai trò chủ lực trong đồng hồ sinh học và điều tiết sự trổ bông, cơ chế này đằng sau sự điều tiết protein của chúng vẫn chưa được biết rõ ràng. Vai trò của ZTL2 và FKF1s trong sự trổ bông đậu nành tùy thuộc vào E2, nhưng hai regulators này có ảnh hưởng đối kháng nhau trong sự ổn định protein E2.

 

ZTL2 làm tăng sự suy thoái protein E2, dẫn đến kết quả trổ bông sớm, trong khi đó, FKF1a và FKF1b làm ổn định E2, kết quả là làm chậm trể trổ bông. Chức năng có tính đối kháng như vậy cho phép cây đậu nành điều tiết tinh tế thời gian trổ bông của nó ở các vĩ tuyến khác nhau của trái đất và ở các vùng địa lý khác nhau.

 

Điều khiển chính xác thời gian trổ bông vô cùng quan trọng để cây trồng thích ứng với nhiều điều kiện ngoại cảnh khác nhau, rồi xác định được năng suất cũng như thích nghi của cây. Soybean E2, là gen đồng dạng với GIGANTEA của Arabidopsis, một locus chủ lực đóng góp vào sự thích ứng với vĩ tuyến cao và có trong sự nhạy cảm với quang chu kỳ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng chính của E2, những loci di truyền mang tính bổ sung điều khiển được ngày trổ bông đậu nành và sự thích nghi; chúng đã và đang được người ta đánh dấu theo lịch sử và rất khó để phân lập chúng. Ở đây, thông qua phương pháp làm giảm E2, người ta xác định locus Tof9 điều khiển tính trạng trổ bông mà trong đó, ZEITLUPE 2 (ZTL2) mới là gen đích. ZTL2 mã hóa protein có tên là F-box E3 ubiquitin ligase đồng dạng với protein ZEITLUPE của Arabidopsis và kết quả chỉ ra rằng nó có vai trò quan trọng trong lộ trình trổ bông có tính chất quang chu kỳ của đậu nành. ZTL2 tương tác về vật lý với E2 nhằm làm trung gian cho sự phân giải của nó. Lý thú là, cả hai ZTL2 FKF1 đều thuộc họ protein F-box-type E3 ubiquitin-ligase, biểu hiện trái ngược nhay trong điều khiển đậu nành trổ bông. ZTL2 làm phân giải E2, dẫn đến trổ bông, trong khi FKF1 làm ổn định E2, kết quả là trì hoãn trổ bông. Cán cân giữa sự phân giả qua trung gian ZTL2 và sự ổn định qua trung gian FKF1 cho phép đậu nànhđiều tiết hết sức tinh vi thời gian trổ bông và tối đa hóa năng suất hạt. Trồng dòng độnt biến ztl2 ngoài đồng cho thấy nó cao hơn, trổ muộn hơn, các thông số liên quan năng suất đều tăng. Gen ZTL2 và FKF1b biểu hiện tương phản trong chọn lọc để thích ứng với vĩ tuyến. Sự điều tiết đối kháng này rất cần thiết cho khả năng thích nghi của cây đậu nành với sinh thái canh thác khác nhau, cho phép cây điều tiết ngày trổ của chúng tương ứng với quang chu kỳ và vĩ tuyến.

 

Xem https://www.pnas.org/doi/10.1073/pnas.2321473121

 

Phổ biểu hiện polyadenyl hóa có tính chất tuần tự về tính kháng và tính nhiễm bệnh bạc lá lúa (Oryza sativa L.) thông qua kỹ thuật “RNA-seq”

 

Nguồn: Shaochun LiuShuqi LuoDewei YangJunying HuangXinlei JiangShangwei YuJunru FuDahu Zhou,

 Xiaorong ChenHaohua HeHaihui Fu. 2024. Alternative polyadenylation profiles of susceptible and resistant rice

(Oryza sativa L.) in response to bacterial leaf blight using RNA-seq. BMC Plant Biol.; 2024 Feb 28; 24(1):145. doi: 10.1186/s12870-024-04839-6.

 

Thuật ngữ APA được viết tắt từ chữ “alternative polyadenylation” (polyadenyl hóa thay đổi luân phiên) là một hợp phần quan trọng trong điều tiết sau khi phiên mã của gen hiện hữu phổ biếntrong sinh vật bậc cao eukaryotes, bao gồm tiến trình sinh lý thực vật và phát sinh bệnh. Tuy nhiên, rất thiếu các nghiên cứu về vai trò của “APA profile” trong bệnh bạc lá lúa.

 

 

Trong nghiên cứu này, tác giả so sánh “APA profile” của giống lúa nhiễm bệnh bạc lá (CT 9737-613P-M) và giống lúa kháng bệnh (NSIC RC154) kèm theo chủng bệnh nhân tạo. Thông quan phân tích mức độ phong phú của gen đích, người ta thấy các gen này từ hai giống lúa nói trên biểu hiện điển hình các vị trí theo khoảng cách của poly(A) (PA); các vị trí ấy có vai trò rất khác nhau tùy theo loại hình của 2 giống, có cơ chế điều tiết APA khác biệt. Trong tiến trình này, nhiều gen kháng bệnh BB biểu hiện nhiều phân tử transcripts thông qua APA. Bên cạnh đó, người ta còn thấy co 5 yếu tố mang tính chất polyadenyl hóa của các hợp phần giống nhau khi biểu hiện trong cây lúa, phác thảo ra vai trò cựa trọng của năm yếu tố nói trên khi cây lúa phản ứng với sự xâm nhiễm của bệnh bạc lá về locus PA hết sức đa dạng.

 

Đáng chúy ý là, nghiên cứu này cung cấp những thay đổi cơ học lần đầu tiên về APA của cây lúa trong phản ứng đầu tiên với stress sinh học và đề ra rằng có một liện hệ của APA trong phản ứng miễn nhiễm thực vật, phản ứng này đặt ra một luận điểm căn bản về sự xác định có chiều sâu  vai trò của những sự kiện APA trong phản ứng với stress của cây và các tiến trình sống khác nữa.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38413866/

 

Hình: Phổ biểu hiện của vị trí poly(A)(PA) thuộc tính trạng kháng bệnh và tính trạng nhiễm bệnh.

Trở lại      In      Số lần xem: 38

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD