Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33393708
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam
Thứ ba, 11-08-2015 | 07:57:08

Ngành cà phê Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, chỉ trong vòng 15 đến 20 năm, sản lượng cà phê của cả nước tăng lên hàng trăm lần, mỗi năm xuất khẩu từ 1,3 đến 1,6 triệu tấn cà phê nhân. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ hai trên thế giới, sau Brasil và là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối.

 
Hiện nay, diện tích cà phê của cả nước có trên 641,7 ngàn ha, trong đó, diện tích cà phê vối chiếm trên 94%, còn lại là cà phê chè. Cà phê được trồng chủ yếu là ở Tây Nguyên, chiếm trên 90% diện tích cà phê của cả nước, phần diện tích cà phê còn lại được trồng ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và một phần miền núi phía Bắc. Niên vụ 2013- 2014, tổng sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 1,6 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,4 tỷ USD, chênh lệch giá xuất khẩu của Việt Nam và thế giới đang được thu hẹp do chất lượng cà phê nhân ngày càng được cải thiện. Việt Nam là một trong những nước có năng suất cà phê cao nhất thế giới, bình quân đạt từ 2,3 đến 2,5 tấn cà phê nhân/ha, cao gấp 3 lần bình quân của thế giới.
 
Để đạt được những thành tựu trên, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, trong đó có những kỹ thuật độc đáo chỉ có ở Việt Nam như kỹ thuật trồng âm, tạo bồn để giữ nước tưới và chống xói mòn đất…
 
* Áp dụng tiến bộ kỹ thuật là then chốt
 
Theo Tiến sỹ Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên, giống luôn là yếu tố kỹ thuật quan trọng hàng đầu, tạo ra bước đột phá trong việc tăng năng suất, phẩm chất cây trồng cũng như các đặc tính chống chịu sâu bệnh. Từ năm 2000 trở về trước, hầu hết diện tích cà phê của Việt Nam đều trồng bằng hạt, trong đó, phần lớn là người nông dân tự chọn giống là chính. Do trồng bằng hạt không qua quy trình chọn lọc, tỷ lệ cây cho năng suất thấp, hạt bé, bị nhiễm bệnh gỉ sắt trong vườn khá cao, trung bình từ 5 đến 10%. Những năm gần đây, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên đã lai tạo, tuyển chọn thành công 16 giống cà phê mới phục vụ tốt yêu cầu phát triển cà phê bền vững, trong đó, có 13 giống cà phê vối, gồm TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13, TR14, TR15, TR16, TRS1 và 3 giống cà phê chè gồm, TN1, TN2, TN1F5.
 
Tùy theo điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng, từng mục tiêu, từng gia đoạn canh tác, các địa phương trong cả nước bố trí cơ cấu giống phù hợp cho từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các bộ giống cà phê này có giống chín trung bình (tầm chín từ đầu tháng 11 đến giữa tháng 12), gồm có TR4, TR5, TR7, TR8, TR13, bộ giống chín trung bình, hơi muộn (chín từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 12), gồm TR9, TR11, TR12. Bộ giống chín muộn (cà phê chín từ đầu tháng 1 đến đầu tháng 2 năm sau), gồm các giống TR6, TR14, TR15, TR16. Đặc biệt, trong những năm gần đây, vấn đề thiếu nước tưới trong mùa khô cho cây trồng nói chung và cho cây cà phê ở Tây Nguyên nói riêng càng trở nên nghiêm trọng. Do vậy, việc nghiên cứu, chọn tạo ra các giống cà phê vối chín muộn nhằm chuyển dần thời gian thu hoạch cà phê vào đúng mùa khô không những bảo đảm cho việc thu hoạch được thuận lợi, bảo đảm được chất lượng cà phê không bị hư hại do mưa trong quá trình phơi sấy mà còn giảm được lượng nước tưới cho cà phê trong mùa khô.
 
Các giống cà phê mới này không những cho năng suất cao, đạt từ 4,5 đến 7 tấn cà phê nhân/ha, kháng cao với bệnh gỉ sắt, với chỉ số biến động từ 0 đến 0,1%, mà còn có kích cỡ hạt được cải thiện, trọng lượng 100 nhân đạt từ 17 đến 23 gram so với trọng lượng 100 nhân bình quân trong sản xuất với các giống cà phê cũ chỉ đạt 13 đến 14 gram (đây là chỉ tiêu chính để phân hạn cà phê loại 1).
 
Các giống cà phê chè lai tạo mới đã cho năng suất từ 3 đến 4 tấn cà phê nhân/ ha, kháng cao với bệnh gỉ sắt, tỷ lệ hạt loại 1 đạt trên 90%, thích nghi tốt với các vùng trồng cà phê chè chính trong cả nước, nhất là các vùng tại tỉnh Lâm Đồng.
 
Hàng năm, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã cung ứng cho các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê trên 30 tấn hạt giống lai đa dòng, trên 1 triệu cây giống, 200.000 chồi ghép từ các giống chọn lọc để đáp ứng yêu cầu trồng mới hoặc trồng tái canh từ 20.000 ha trở lên bằng các giống cà phê mới này.
 
Đi đôi với việc lai tạo thành công các loại giống mới, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân bón cho cây cà phê. Trên cơ sở đó, Viện đã khuyến cáo, hướng dẫn cho các nông hộ, các doanh nghiệp kỹ thuật bón phân cân đối dựa vào độ phì của đất và năng suất cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm 10% chi phí phân bón. Chỉ riêng tại các tỉnh Tây Nguyên, Viện khuyến cáo lượng phân bón cho 1 ha cà phê vối trồng trên vùng đất bazan đạt năng suất 3 tấn cà phê nhân cần bón 220-250 kg đạm, 80-100 kg lân và 200- 230 kg kali. Trường hợp vượt trên 3 tấn cà phê nhân/ha cần phải bón lượng phân bổ sung là 70 kg đạm, 20 kg lân, 70 kg kali. Khi cây cà phê đi vào thâm canh, các yếu tố trung, vi lượng cho cà phê cũng đặc biệt chú ý. Công thức bón cho cà phê vối ở Tây Nguyên được khuyến cáo phải có từ 60 đến 90 kg S/năm để thỏa mãn nhu cầu lưu huỳnh hàng năm của cây cà phê. Kẽm và Bore là hai yếu tố dinh dưỡng vi lượng có tác động tốt trong việc tăng năng suất cho cây cà phê. Ngoài ra, phun hoặc bón các loại phân bón có kẽm có thể chữa trị được bệnh xoăn lá rụt ngọn trên cây cà phê…
 
Khác với các vùng chuyên canh cà phê trên thế giới, mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài từ 5 đến 6 tháng, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cây cà phê sẽ không có sản phẩm cho thu hoạch nếu không được tưới nước. Tưới nước đã trở thành biện pháp mang tính quyết định đến năng suất cà phê ở Tây Nguyên và các nông hộ có khuynh hướng sử dụng lượng nước tưới quá cao so với nhu cầu của cây cà phê. Qua các nghiên cứu, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên đã khuyến cáo các nông hộ, các doanh nghiệp chỉ cần tưới 390 lít nước/gốc, với chu kỳ 22 đến 24 ngày/lần tưới nếu chu kỳ tưới là 30 ngày, lượng nước tưới tương đương 530 lít/gốc vẫn đạt năng suất bình quân 3,5 tấn cà phê nhân/ha, giảm gần 50% lượng nước tưới so với trước đây. Viện còn hướng dẫn các nông hộ, các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tưới gốc (tưới dí), tưới phun mưa và gần đây là triển khai kỹ thuật tưới tiết kiệm nước bằng hình thức tưới nhỏ giọt, hạn chế tưới tràn (vì hình thức tưới tràn gây nên xói nòn, rửa trôi dinh dưỡng, lây lan dịch bệnh…).
 
Trong nghề trồng cà phê, vấn đề tạo hình được xem như một biện pháp kỹ thuật bắt buộc với mục đích tạo cho cây cà phê có bộ tán cân đối, khai thác triệt để không gian riêng có của mỗi cây, tạo sự cân bằng giữa sinh trưởng, ra hoa và đậu quả, đồng thời, ổn định được sản lượng của vườn cây. Có hai hệ thống tạo hình cà phê chính là tạo hình đa thân không hãm ngọn và tạo hình đơn thân, cây được hãm ngọn. Do đặc thù riêng, nhất là vùng Tây Nguyên, phần lớn cà phê vối ở các tỉnh Tây Nguyên được tạo hình đơn thân có hãm ngọn. Đây là sáng tạo độc đáo của nghề trồng cà phê ở Tây Nguyên vì tất cả diện tích cà phê vối ở trên thế giới đều áp dụng kỹ thuật tạo hình đa thân do đặc điểm của loại cây này có ít cành thứ cấp. Tuy thế, ở Tây Nguyên trong điều kiện có tưới nước vào mùa khô, cây cà phê vối lại có khả năng phát sinh nhiều cành thứ cấp (cấp 2, cấp 3…) cho phép áp dụng có hiệu quả kỹ thuật tạo hình đơn thân. Khi được tạo hình đơn thân, cây cà phê được hãm ngọn ở độ cao khoảng 2 mét, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, cắt cành, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch.
 
Ở Tây Nguyên, bắt đầu xuất hiện một số mô hình trồng cây che bóng, trồng xen cây lâu năm trong vườn cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với trồng thuần trên từng đơn vị diện tích và hiện nay, các mô hình này đang được nhân rộng. Cụ thể, trồng xen cây sầu riêng, mắc ca, bơ, hồ tiêu…với mật độ từ 60 đến 80 cây/ha, tùy đặc điểm bộ tán của từng loại cây trồng đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng thuần. Cà phê được trồng trên đất đỏ bazan với khoảng cách 3 x 3 mét (1.110 cây/ha), hồ tiêu trồng xen trên cây trụ sống keo dậu, với khoảng cách 9 – 12 x 3 mét mật độ 280- 370 trụ/ ha, hoặc sầu riêng được trồng với khoảng cách 12 x 9 mét, mật độ 92 cây/ha. Năng suất cà phê giữa các mô hình biến động từ 3 đến 4,2 tấn cà phê nhân/ha, bình quân 3 năm đạt 3,7 tấn cà phê nhân/ha, cộng với thu nhập tăng thêm năng suất tiêu đen đạt từ 1,2 đến 1,5 tấn/ ha, sầu riêng đạt từ 6 đến 7 tấn quả/ha…Việc đa dạng hóa cây trồng còn giúp cho các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất cà phê tránh bớt những rủi ro về biến động giá cả, sâu bệnh hại…
 
Ngành cà phê cả nước bắt đầu nhân rộng việc sản xuất cà phê có chứng nhận, xác nhận như 4C, UTZ Certified, Liên minh rừng mưa (Rainforest Alliance Certified) đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cà phê nhân, đồng thời, thu hoạch, chế biến theo đúng quy trình để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Việt Nam.
 
* Trồng tái canh cơ hội chuyển đổi giống cà phê mới
 
Theo Đề án tái canh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2014- 2020 là khoảng 120.000 ha, trong đó, trồng tái canh 90.000 ha và ghép cải tạo 30.000 ha. Theo quy trình tái canh cà phê vối, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên đã khuyến cáo các nông hộ, doanh nghiệp thực hiện các giải pháp kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu chặt bỏ cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh đến khâu khai hoang, rà rễ, thu gom rễ nhằm loại bỏ nguồn dịch hại trên đồng ruộng, luân canh với các loại cây trồng khác ít nhất 2 năm sau khi nhổ bỏ vườn cà phê già cỗi, sử dụng các giống mới cà phê đã được công nhận để đưa vào trồng. Theo Tiến sỹ Lê Ngọc Báu, cho đến nay có thể khẳng định, nếu tuân thủ quy trình, phần lớn diện tích cà phê tái canh đều thành công và có hiệu quả kinh tếcao, với năng suất bình quân 4 đến 5 tấn cà phê nhân/ha, cao hơn vườn cà phê già cỗi từ 1,5 đến 2 tấn cà phê nhân/ha. Trồng tái canh cà phê được xác định là cơ hội để các nông hộ, các doanh nghiệp chuyển đổi giống mới và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê trên thị trường thế giới.
 
* Để phát triển bền vững ngành hàng cà phê
 
Tiến sỹ Lê Ngọc Báu cho biết, ngành cà phê Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, với sản lượng cao, chiếm khoảng 18% thị phần trên thế giới, năng suất cà phê Việt Nam cao nhất thế giới (gấp 3 lần năng suất bình quân thế giới), góp phần hạ giá thành sản phẩm và có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững ngành cà phê, Việt Nam cần tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết các nông hộ riêng lẻ và liên kết giữa người sản xuất với các doanh nghiệp. Thực tế, liên kết giữa các nông hộ riêng lẻ để tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng, tiến bộ kỹ thuật và tiết kiệm chi phí đầu vào, nhất là việc bảo vệ sản phẩm vào mùa thu hoạch. Chỉ có liên kết giữa các nông hộ sản xuất cà phê nhỏ lẻ mới bảo vệ được sản phẩm trên đồng ruộng, góp phần tạo điều kiện để cải thiện một cách cơ bản và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê trên thị trường thế giới. Các địa phương, các ngành chức năng đổi mới, tăng cường hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhất là xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để gia tăng nguồn lực. Các địa phương vùng trong điểm cà phê của cả nước tiếp tục mở rộng các chương trình sản xuất cà phê bền vững có xác nhận, chứng nhận, đồng thời, quản lý có hiệu quả giống cà phê nhằm phục vụ tốt yêu cầu chương trình tái canh góp phần phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam./.
 
Theo TTXVN.
Trở lại      In      Số lần xem: 1392

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD