Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) |
Lockhart và ctv. (1997) đã phát hiện “badnavirus” là tác nhân chính gây ra bệnh tiêu điên trên các vườn hồ tiêu (Piper nigrum) tại Malaysia, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan. Nó còn liên quan đến một bệnh thấy ở dây trầu (P. betle) tại Thái Lan. Triệu chứng bệnh gồm có đốm khảm lấm chấm, úa vàng, gân lá nổi rõ, xoăn lá, cường lực tăng trưởng giảm và độ đóng hạt / gié hoa giảm. |
Lockhart và ctv. (1997) đã phát hiện “badnavirus” là tác nhân chính gây ra bệnh tiêu điên trên các vườn hồ tiêu (Piper nigrum) tại Malaysia, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan. Nó còn liên quan đến một bệnh thấy ở dây trầu (P. betle) tại Thái Lan. Triệu chứng bệnh gồm có đốm khảm lấm chấm, úa vàng, gân lá nổi rõ, xoăn lá, cường lực tăng trưởng giảm và độ đóng hạt / gié hoa giảm. Virus này có tên là Piper yellow mottle virus (PYMV), thuộc nhóm “non-enveloped bacilliform virions” kích thước trung bình 30×125nm và bộ genome có phân tử DNA xoắn kép. Mẫu phân lập PYMV thu thập tại Thái Lan được cho truyền bệnh bằng phương pháp chủng nhân tạo, và bằng con rệp sáp (citrus mealybug, Planococcus citri, lấy từ dây tiêu và dây trầu bị bệnh. Triệu chứng bệnh rất giống với những quan sát trên các vườn hồ tiêu trong tự nhiên. Kết quả phân tích huyết thanh liệu pháp (serology) cho thấy có tương quan giữa PYMV và những mẫu phân lập của vi rus BSV (banana streak) và ScBV (sugarcane bacilliformviruses). Tuy nhiên, sáu mẫu badnaviruses khác không thể quan sát trong phân tích ISEM (immunosorbent electron microscopy: kính hiển vi điện tử). Các trình tự bộ genome của virus PYMV được khuếch đại qua PCR với những cặp mồi “badnavirus-specific oligonucleotide”. Kết quả phân tích so sánh trình tự “domain” của protein “putative reverse transcriptase” (RT) cho thấy PYMV này có liên hệ rất gần với badnavirus do rệp sáp truyền bệnh.
De Silva và ctv. (2002) nghiên cứu bệnh này tại các vườn trồng hồ tiêu tại Sri Lanka. Triệu chứng bệnh được mô tả với những đốm vàng do sự pha trộn của các viruses: Piper yellow mottle virus (PYMV) độ lớn trung bình 30×130nm, Cucumber mosaic virus (CMV), đường kính 30nm thuộc dạng “isometric particles”, và một loài chưa rõ thuộc dạng “isometric virus-like particles”, đường kính 30nm. Qui trình làm tinh sạch đối với PYMV đã được áp dụng trong thí nghiệm này. Kỹ thuật “Immunosorbent” và kính hiển vi điện tử đã giúp các tác giả quan sát tốt badnavirus khi mẫu được tinh sạch một phần. PYMV được xác nhận đã gây bệnh trên hồ tiêu, với sự hiện diện của hai loài virus khác để cho ra triệu chứng được mô tả phần trên. PYMV được truyền bệnh trên dây tiêu thông qua việc cắt ghép nhánh, thông qua côn trùng chích hút như những vectors truyền bệnh, đó là: rệp sáp citrus mealy bug (Planococcus citri) và con black pepper lace bug (Diconocoris distanti), tác nhân cơ giới hoặc truyền bằng hạt. Mẫu phân lập virus khảm dưa leo CMV truyền sang cây chỉ thị bằng phương pháp chủng cơ giới và bằng vector là rầy mềm Aphis gossypii, không phải con Myzus persicae; nhưng không lúc nào phải tác nhân cơ giới và vector côn trùng đều truyền bệnh thành công CMV vào cây hồ tiêu. Tác giả đã hình thành qui trình Xét nghiệm PCR để phát hiện PYMV trên hồ tiêu.
Hareesh và ctv. (2008) đã thực hiện nghiên cứu bệnh virus trên hồ tiêu thông qua phân tích đoạn phân tử trên genome của virus tương ứng với một khung đọc mã (ORF: open reading frame) số I và số III của Badnavirus liên quan đến triệu chứng lùn của cây hồ tiêu (Piper nigram L.) tại Ấn Độ. Các đoạn phân tử này được dòng hóa và giải trình tự. Vùng được giải trình tự ORF I có tất cả 694-710bp trong khi của ORF III là 597-600bp với nhiều mẫu phân lập khác nhau. Kết quả phân tích trình tự và xếp nhóm di truyền huyết thống (phylogram) xác định rằng virus này là một chủng nòi (strain) của Piper yellow mottle virus (PYMoV). Tần suất trình tự có tính bảo thủ rất cao (95%) của ORF I và ORF III trong ba mẫu phân lập được thu từ cac vùng trồng hồ tiêu khác nhau. Một qui trình đáng tin cậy đã được phát triển để phân lập DNA của hồ tiêu và phản ứng PCR để phát hiện ra virus gây bệnh cho hồ tiêu, xác định dây tiêu nào không có virus (virus-free plants) phục vụ sản xuất. Qui trình này hiện được áp dụng khá phổ biến tại Kerala, miền Nam Ấn Độ.
Lockhart B.E.L., Kittisak Kiratiya-Angul, P. Jones, Lily Eng, Padmini De Silva, N.E. Olszewski, Nikki Lockhart, Nuanchan Deema and J. Sangalang. 1997. Identification of Piper yellow mottle virus, a mealybug-transmitted badnavirus infecting Piper spp. in Southeast Asia. European Journal of Plant Pathology May 1997, Volume 103, Issue 4, pp 303-311. De Silva D. P. P., Jones P. and Shaw M. W. 2002. Identification and transmission of Piper yellow mottle virus and Cucumber mosaic virus infecting black pepper (Piper nigrum) in Sri Lanka. Plant Pathology 51 (5): 537-545. Hareesh P.S., Bhat A.I. 2008. Detection and partial nucleotide sequence analysis of Piper yellow mottle virus infecting black pepper in India. Indian Journal of Virology 2008 Vol. 19 No. 2 pp. 160-167. |
Trở lại In Số lần xem: 8789 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|