Sinh trưởng và phát triển
Thứ hai, 03-03-2014 | 10:25:26
|
1. Các thời kỳ sinh trưởng
Theo Cours (1951) có thể phân biệt 4 thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây sắn như sau: 1, Thời kỳ sống lại. 2, Thời kỳ chiếm chỗ. 3, Thời kỳ sinh trưởng thân lá. 4, Thời kỳ hình thành và phát triển củ.
Tuy nhiên trong thực tế có thể chia thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây sắn làm 4 thời kỳ như sau: 1, Thời kỳ mọc. 2, Thời kỳ bén rễ và phát triển rễ. 3, Thời kỳ phát triển thân lá. 4, Thời kỳ phát triển củ.
2. Thời kỳ mọc
Sau khi trồng 3-5 ngày rễ đầu tiên bắt đầu mọc và rễ tiếp tục mọc cho đến ngày thứ 15. Từ ngày thứ 8-10 sau khi trồng hom sắn bắt đầu mọc mầm. Theo Cours (1951) thì rễ mọc từ mô phân sinh phía cuối của hom (ở mắt thân) gọi là rễ bên; những rễ mọc từ mô sẹo của hom được gọi là rễ gốc. Hai loại rễ này không có gì khác nhau về cấu tạo và đều có thể phát triển thành củ. Số mầm thân ra nhiều hay ít phụ thuộc vào cách dặt hom và chất lượng hom (hom đặt ngang ra nhiều thân hơn đặt đứng hoặc nghiêng). Thời kỳ hom ra rễ và mọc mầm thường kéo dài khoảng 2-3 tuần.
3. Thời kỳ bén rễ và phát triển rễ
Đặc điểm chủ yếu của thời kỳ này là rễ phát triển nhanh và mạnh cả về số lượng và chiều dài. Đầu tiên rễ mọc dài theo hướng nằm ngang (trung bình 25cm/tháng). Từ các rễ này mọc ra các rễ con và phát triển theo hướng đâm xiên sâu vào đất. Thời kỳ này thân lá phát triển chậm, thân mầm sống chủ yếu nhờ chất dự trữ trong hom. Khi chất dự trữ trong hom đã kiệt sẽ xuất hiện hiện tượng khủng hoảng của thân, hiện tượng này đánh dấu kết thúc thời kỳ 2. Thời kỳ này kéo dài khoảng 45-60 ngày và chịu sự chi phối sâu sắc của chất lượng hom.
4. Thời kỳ phát triển thân lá
Đặc điểm củ thời kỳ này là hệ rễ đã phát triển đầy đủ, cây chuyển sang phát triển mạnh thân lá và kéo dài khoảng 45-60 ngày. Đặc trưng chủ yếu của thời kỳ này là: + Tốc độ phát triển của thân mạnh, số lá tăng nhanh, rễ củ bắt đầu phát triển (nhưng còn chậm), gặp điều kiện thuận lợi thân có thể vươn cao được 4cm/ngày. + Chỉ số diện tích lá đạt đến mức cao nhất, tối đa vào khoảng tháng thứ 6, tháng thứ 4 chỉ số diện tích lá đạt khoảng lớn hơn 3. Số lá trung bình từ 10-20 lá/tháng; diện tích lá biến đổi động từ 50-400 cm2/lá (diện tích lá lớn hay bé còn phụ thuộc vào giống). Thời kỳ này cũng là thời kỳ diện tích trung bình của lá đạt cao nhất; tuổi thọ của lá thay đổi từ 40-140 ngày. + Sự phân cành của cây sắn cũng được phát triển trong thời kỳ này.
5. Thời kỳ phát triển củ
Thời kỳ này thân cành vẫn còn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ chậm; diện tích lá của cây ngừng tăng, nhưng cây vẫn tiếp tục ra thêm một số lá nữa thay thế những lá già đẫ rụng. Vật chất khô do cây tạo ra được huy động phục vụ cho sự phát triển của củ nhiều hơn cho phát triển thân lá. Tuy nhiên sự phân hóa hình thành củ cũng bắt đầu sớm. Theo Indina (1970) thì 3 tuần sau khi trồng đã xuất hiện tượng tầng thứ cấp biểu hiện của sự phân hóa hình thành củ sắn. Theo Williams (1974): Đi đôi với việc phát triển củ là quá trình giảm tốc độ phát triển của các rễ và đặc biệt quan trọng là quá trình giảm tốc độ phát triển của thân lá; tốc độ phát triển của thân lá có thể chia làm 3 phần giai đoạn: + Giai đoạn 1: Từ 2-3 tháng đầu sau khi hình thành củ, tốc độ lớn của củ chậm. + Giai đoạn 2: Từ tháng thứ 6-8 tốc độ lớn của củ rất nhanh. + Giai đoạn 3: Sau giai đoạn 2 đến thu hoạch tốc độ lớn của củ giảm đần. (Điều đáng chú ý là ở những cây sắn già, sắn lưu niên, quá trình hóa gỗ của củ diễn ra mạnh do đó củ nhiều xơ). Trong trường hợp này cây có thể hình thành một số củ mới nhưng khối lượng thấp do đó sản lượng củ vẫn thấp, phẩm chất củ lại giảm, nên trong sản xuất không nên để sắn lưu niên. Khối lượng củ của cây sắn phụ thuộc nhiều vào điều kiện giống, kỹ thuật trồng trọt, điều kiện ngoại cảnh.
6. Mối quan hệ giữa sinh trưởng của thân lá và sự phát triển của rễ củ
Vật chất khô của cây sắn tạo ra do quá trình quang hợp được phân phối cho cả 2 bộ phận trên và dưới mặt đất. Năng suất sắn cao hay thấp không chỉ phụ thuộc vào khả năng quang hợp của cây mạnh hay yếu, lượng chất khô tạo ra nhiều hay ít mà còn phụ thuộc vào sự vận chuyển tích lũy vật chất khô vào các bộ phận. Sự vận chuyển này hợp lý thì sẽ đạt năng suất cao. Trung bình cây sắn tạo ra được khoảng 20-30 tấn chất khô/ha/năm; trường hợp cao cao có thể đat tới 60 tấn vật chất khô/ha/năm (tương đương hiệu suất quang hợp = 16 gram/m2 lá/ngày). - Theo Humer (1975) thì 40-50% tổng lượng vật chất khô mà cây sắn tạo ra đã bị tiêu phí vào quá trình hô phấp và sự rụng lá của cây. - Theo Humphries (1967) vật chất khô tạo ra được vận chuyển tốt về củ sẽ thúc đẩy khả năng quang hợp của lá. - Theo Boerboom (1978) lượng vật chất khô tích lũy vào củ bằng 40-70% tổng lượng chất khô được cây tạo ra (tùy giống và điều kiện ngoại cảnh). Như vậy giống tốt có năng suất cao là giống cung cấp lượng vật chất khô tối đa cho phát triển củ. Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng tới khả năng tích lũy chất khô của cây sắn là nhiệt độ và lượng mưa, tuy nhiên trong thực tế sản xuất thường thấy lượng mưa chi phối nhiều hơn. |
Trở lại In Số lần xem: 20251 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|