Tình hình sản xuất Điều tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đến 18/01/2018
Thứ năm, 18-01-2018 | 08:38:17
|
|||||
Tình hình sản xuất Điều tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đến 18/01/2018
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Văn bản số: 1503/TT-VPPN ngày 27/12/2017 của Cục Trồng trọt về việc đánh giá tình hình sản xuất điều tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Điều đã phối hợp với Cục Trồng trọt, Hiệp hội điều Việt Nam và chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật các tỉnh trồng điều chính : Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng. Qua thực tế kiểm tra khả năng phục hồi của vườn điều, tình hình ra hoa đậu quả và sâu bệnh gây hại điều đến thời điểm 15/01/2018, chúng tôi đánh giá như sau. 1. Tại tỉnh Bình Phước Chi cục Trồng trọt – BVTV cho biết, tỉnh đã chi ngân sách hơn 44 tỷ để hỗ trợ nông dân bị thiệt hại trong vụ điều 2017 (2.000.000đ/hộ). Từ giữa năm 2017 đến nay, thực hiện chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, các cấp các ngành đã ra quân đồng loạt xây dựng hơn 200 ha mô hình do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Phước thực hiện và 200 ha mô hình thâm canh cải tạo điều do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Điều thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thực hiện với các hoạt động như hỗ trợ vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật cho nông dân về tỉa cành tạo tán, bón phân cân đối giúp vườn điều phục hồi, cách nhận biết, phân loại và biện pháp kiểm soát sâu bệnh hại trên vườn điều. Đến nay đã có hơn 80% diện tích điều của tỉnh đã phục hồi, ra hoa, đậu quả bình thường. Đoàn công tác đã đánh giá hiện trạng đồng ruộng tại hai huyện Bù Đăng và Đồng Phú, kết quả cho thấy các vườn điều phục hồi và ra hoa khá tốt, đến nay đã có hơn 60% lượng hoa đang đậu quả trong điều kiện thời thiết tương đối thuận lợi. Nông dân đã chủ động kiểm soát bọ xít muỗi (Helopeltis theivora) và (H. antonii) bệnh thán thư (Gloeosporium sp., Colletotrichum Gloeosporiodes ) hại điều. Tuy nhiên một số vườn điều ở thời kỳ kiến thiết cơ bản đang bọ xít muỗi, sâu đục chồi, bệnh nấm hồng (ảnh hưởng bởi vườn cao su bên cạnh), bệnh thán thư và bệnh thối chồi (Gloeosporium .Sp) và bệnh khô cành rụng lá (Phytophthora nicotianae var. nicotianae) gây hại. Các vườn điều trong thời kỳ kiến thiết cơ bản được nông dân mua tại các cơ sở cây giống trong tỉnh, tỷ lệ sai giống hơn 20%.
2. Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Hầu hết vườn điều đã phục hồi và đang ra hoa đậu quả bình thường hơn 85%, thời tiết khá thuận lợi. Đánh giá thực tế vườn điều ông Trần Bá Tiến (ấp 8, Hòa Bình, Xuyên Mộc) về cơ bản điều đã hồi phục sau niên vụ 2017, niên vụ 2016 đạt năng suất 2,4 tấn với diện tích 1,3ha. Trong thời gian ra chồi non, ra hoa đậu quả, ông thường xuyên thăm vườn, sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh hại với sự khuyến cáo của cán bộ khuyến nông xã. Dự tính năng suất năm nay sẽ đạt hơn 80% so với năm 2016. Kiểm tra đánh giá một số vườn điều xung quanh cho thấy vườn điều đã ra hoa (> 85%), cá biệt có một số vườn đã có quả chín và cho thu hoạch. Tại vườn ông Nguyễn Văn Khánh (Tổ 3, Thôn 3, huyện Châu Đức) được ông cho biết, năm 2016, thu hoạch 8 tấn (diện tích 2,5ha), năm nay ông đã phun thuốc phòng trừ bọ xít muỗi 2 lần, bón phân 2 lần (mỗi lần 1,5kg/gốc) kết hợp với phân bón lá, ông cũng cho biết thêm năng suất năm nay đạt khoảng 85% so với năm 2016.
3. Tại tỉnh Bình Thuận Theo Chi cục Trồng trọt &BVTV tỉnh Bình Thuận cho biết tỉnh đã mở 13 lớp tập huấn về khắc phục ảnh hưởng của niên vụ trước, phòng trừ bọ xít muỗi và bệnh thán thư. Về cơ bản, diện tích điều bị thiệt hại năm 2017 đã hồi phục (70%), các vườn đã ra hoa, năm nay năng suất ước đạt trên 01 tấn/ha.
4. Tại tỉnh Lâm Đồng Theo Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Lâm Đồng cho biết toàn huyện đã hỗ trợ 24 tỷ (do ngân sách nhà nước cấp để khắc phục hậu quả dịch bệnh năm 2017). Niên vụ 2016, năng suất trung bình toàn huyện đạt 8.7 tạ/ha, năm 2017 do ảnh hưởng của sâu bệnh nên năng suất giảm rõ rệt, cá biệt có những hộ chỉ thu được vài chục kg. Năm nay, lãnh đạo huyện chỉ đạo sát sao và quyết liệt, tổ chức nhiều lớp tập huấn phòng chống sâu bệnh và cho rằng cây điều là một trong những cây chủ lực của các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Nhìn chung vườn điều đã hồi phục >85%, bắt đầu ra hoa và cho quả non. Một số vườn có hiện tượng bọ xít muỗi tấn công, tuy nhiên nông dân cũng chủ động trong việc phòng trừ sâu bệnh. Một số bà con nông dân bỏ mặc vườn điều (do đầu tư khá lớn từ vụ trước, nhưng bị ảnh hưởng của dịch hại nên bị mất mùa hoàn toàn), năm nay bà con nông dân không bón phân, tỉa cành nên vườn hồi phục rất kém. Theo dự báo từ lãnh đạo địa phương, năng suất điều năm nay năng suất đạt khoảng 75% so với năm 2016 (dự kiến thời điểm hiện tại). Tại huyện Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên. Kết quả quan sát cho thấy có hơn 80% vườn điều hổi phục, cây không bị gây hại bởi sâu bệnh, tỉ lệ ra hoa, đậu quả cao, báo hiệu một vụ mùa khởi sắc.
Hình 1. Thăm vườn nông dân tại huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu
Hình 2. Kiểm tra vườn điều tại huyện Đạ Huoai – Lâm Đồng
Tại huyện Tân Phú – Định Quán, các vườn điều đã hồi phục, ra hoa đậu quả non hơn 75%, trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, tuy nhiên còn một số diện tích điều phục hồi kém, nông dân chưa thực sự hứng thú trong áp dụng các kỹ thuật thâm canh như: tỉa cành tạo tán, bón phân. Năm 2017, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đã phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn về BVTV 1 xã/lớp, đặc biệt nông dân địa phương được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong phòng trừ bọ xít muỗi (máy xịt khói) để rút ngắn thời gian và đồng bộ. Dự kiến năm 2018 năng suất điều đạt khoảng 80% so với năm 2016 (1.1-1.2 tấn/ha). Việc kiểm tra các vườn ươm cây giống điều ghép của các hộ nông dân tự phát (không có giấy phép sản xuất giống điều, không có vườn cây đầu dòng) tại xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (có khoảng 2,5 – 3,0 triệu cây) cho thấy: một số vườn đang bị nhiễm bệnh thán thư và bệnh vàng lá cây con (Phyllosticta Spp.) khá nặng. Cá biệt có vườn bị nhiễm trên 50%.
6. Khuyến nghị Qua kiểm tra đánh giá tình hình sản xuất điều từ đầu tháng 01/ 2018 và dự báo của Cục Khí tượng Thủy văn (từ 15 – 20/01 2018), là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có thể đối mặt với mưa trái mùa. Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển cây điều kính đề nghị các sở Nông nghiệp & PTNT và bà con nông dân trồng điều làm tốt các việc như sau. 6.1 Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
6.2 Đối với bà con nông dân Thăm vườn thường xuyên vào sáng sớm hoặc chiều tối (5 – 6 giờ chiều) kiểm tra mật độ bọ xít muỗi, bệnh thán thư vào thời kỳ cây điều ra đọt non, lá non,ra hoa đậu quả và trên các cây ký chủ phụ để phát hiện và phòng trừ kịp thời.
- Loại thuốc: Sử dụng các thuốc có hoạt chất Citrus Oil, Alpha-cypermethrin; Chlopyrifos Ethyl + Cypermethrin; Cypermethrin; Permethrin; ... - Thời điểm phun hiệu quả: + Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi cây chuẩn bị ra lá non, ra hoa; + Phun khi bọ xít muỗi tuổi 1 – 3 hiệu quả cao nhất và phun lặp lại từ 3 – 5 ngày. - Phương pháp phun: Phun trừ đồng loạt trên diện rộng, phun từ xung quang vườn vào trong theo hình xoày trôn ốc và phun ướt đều tán cây. Sử dụng bình phun động cơ thổi gió hoặc tạo sương mù, khói để phun thuốc BVTV có cơ chế tác động tiếp xúc hoặc xông hơi. Phun trừ bọ xít muỗi (trưởng thành và ấu trùng) cư ngụ trong các bụi rậm, tán cây rậm rạp ven vườn điều.
Kính chúc bà con nông dân một mùa điều bội thu Mọi thắc mắc xin liên hệ: Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây Điều thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Địa chỉ: Xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương; Điện thoại: 0274 3 582 060; TS. Trần Công Khanh - điện thoại : 0918 064 926; Email: tckhanh64@gmail.com. |
|||||
![]() ![]() ![]() |
|||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|