Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33210130
Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu
Thứ sáu, 29-04-2016 | 13:40:23

Bùi Chí Bửu tổng hợp tư liệu của IPC

Ấn ĐỘ

Cây trụ sống được áp dụng phổ biến tại Ấn Độ là Erythrina indica (họ Fabaceae), hoa màu đỏ (hình). Còn lại là Garuga pinnata (Indian coral tree), Gravillea robusta (Silver oak), Glyricidia sepium, Leucaena leucocephala, Ailanthus hoặc những cây tương tự. Ở những hộ nông dân sản xuất nhỏ; người ta còn dùng cây dừa, cao, mít, xoài, cây subabul làm trụ sống cho hồ tiêu đeo bám. Thân cây Erythrina indica Garuga pinnata được cắt vào tháng Ba, tháng Tư và giâm cành trong nhà có che nắng. Người ta tiến hành cắt tỉa sau đó một tháng. Sau trận mưa đầu mùa vào tháng Năm, tháng Sáu, cây trổ chồi non bám rễ, cho phép dây tiêu bám leo. Vì cây Erythrina indica thu hút sự tấn công của tuyến trùng, nên người ta phải sử dụng thuốc carbofuran với liều lượng 30g/trụ sống, bón một lần/năm.

 

Hình 1. Cây Erythrina indica

Indonesia

Cây trụ sống được áp dụng phổ biến tại Indonesia là Erythrina lithosperma (tên địa phương là cây Dadap), Gossampinus malabaricum (Kapok) và Glyricidia sepium (Glyricidia). Không giống như ở Ấn Độ, trồng hồ tiêu trên cây dừa, xoài, mít có giá trị kinh tế cao nhưng không được áp dụng phổ biến ở đây. Cậy trụ chết có độ dài đồng cỡ được nông dân ưa chuộng hơn tại vùng trồng hồ tiêu nổi tiếng Bangka và miền tây Kalimantan.

 

Hình 2. Cây Erythrina lithosperma

 

Hình 3a. Cây Gossampinus malabaricum

 

Hình 3b. Cây silver oak Gravillea robusta

MÃ LAI

Cây trụ sống được áp dụng phổ biến tại Mã Lai là cây Belian (Eusideroxylon zwageri Teijsm. & Binn.), hay còn được gọi là “Borneo ironwood”. Người ta rất thích dùng cây trụ chết của loài này, để trồng hồ tiêu ở vùng Sarawak.

 

Hình 4. Cây Belian Eusideroxylon zwageri

 

Cây này chống chịu được mối và có khả năng sống đến 20 năm. Vườn hồ tiêu thâm canh thuộc vùng Sarawak rất thích cây trụ sống này. Do cây này phải đầu tư nhiều tiền, nông dân ít vốn thích trồng cây trụ sống Erythrina indica Glyricidia sepium. Trồng trụ sống bằng kỹ thuật giâm cành. Khi thân có đường kính đạt 4-5cm và cao 2m người ta sẽ tiến hành trồng trên ruộng.

SRI LANKA

Cây trụ sống và trụ chết đều được áp dụng phổ biến tại Sri Lanka. Cây trụ sống phổ biến nhất là Glyricidia sepium

 

Hình 5. Cây Glyricidia sepium

 

Cây Glyricidia sepium có những ưu điểm sau đây: Dễ ra rễ và phát triển chồi thân, đâm nhánh rất nhanh, làm phân xanh rất tốt với số lượng nhiều, hay dùng để phủ đất chống xói mòn và bốc hơi nước, vỏ cây thô rám giúp rễ tiêu bám vào dễ dàng. Duy trì cây trụ sống khá dễ, với cây họ đậu, nó làm đất mầu mỡ hơn nhờ ảnh hưởng cố định đạm của vi khuẩn cộng sinh. Trước khi giâm trồng, phần cuối của thân được cắt vát một góc 450 giúp cho việc ra rễ dễ dàng hơn; phần ngọn được cắt bằng tạo một diện tích tiếp xúc tối thiểu. Cây trụ giâm cành được trồng trong hố sâu 30cm, tại thời điểm sáu tháng trước khi có kế hoạch trồng hồ tiêu. Sri Lanka cũng sử dụng xoài (Mangifera indica), mít (Artocarpus heterophylum), bông gòn (Gossampinus malabaricum), dadap (Erythrina indica), cau (Areca catechu) làm cây trụ sống trong vườn hồ tiêu gia đình. Những cây trụ chết của gốc cây Eucalyptus (Eucalyptus citridora hay Eucalyptus microcorys), cũng được áp dụng khá phổ biến, nhưng cây trụ chết không được nông dân hưởng ứng vì mức độ rủi ro cao do mối, làm thiệt hại cả vườn hồ tiêu. Trụ xây bằng gạch hay cột xi măng được nông dân chấp nhận khá hơn, nhưng hiếm vì giá đầu tư đắt.

 

Hình 6. Cây Garuga pinnata

VIỆT NAM

Cây gòn (kapok) Ceiba pentandra thuộc họ phụ Malvales và họ chính Malvaceae là cây trụ sống khá phổ biến ở các vườn hồ tiêu. Dừa và cau cũng được tận dụng trong các vườn gia đình. Cây lồng mức (thừng mực) rất được nông dân ưa chuộng, nó có tên khoa học là Holarrhena pubescens thuộc họ Apocynaceae.

 

Hình 7. Cây gòn làm trụ sống ở Việt Nam

 

Hình 8. Cây lồng mức Holarrhena pubescens

 

Cây trụ sống “keo dậu” hay “keo giậu” (Leucaena leucocephala), còn có tên khác là táo nhơn, bọ chét, bình linh, keo giun, là một loài cây gỗ nhỏ, loài cây này tại Việt Nam thường được trồng làm hàng rào nên người ta thường gọi là keo dậu. Loài cây thuộc họ phụ Trinh nữ (Mimosoideae), họ Đậu (Fabaceae).

 

Hình 9. Cây Leucaena leucocephala

 

Hình 10. Cây Cassia siamea       

   

    

Hình 11. cây Wrightia annamensis

 

Ngoài ra còn có những cây Cassia siamea, Wrightia annamensis, Adenanthera pavonina, Glyricidia sepium (giống như ở Sri Lanka) và Gmelina arborea được sử dụng làm trụ sống trong các vườn hồ tiêu.

 

Hình 12. cây Adenanthera pavonina

 

Hình 13. Cây Gmelina arborea

 

Hình 14. Cây Wrightia annamensis (lòng mức lông)

Trở lại      In      Số lần xem: 5682

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Rệp sáp dính ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD