Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  34493838
Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ
Thứ tư, 27-04-2016 | 15:39:17

Nguyễn Công Thành, IAS

 

Tại Ấn Độ, hồ tiêu được sản xuất ở các tiểu bang Kerala, Karnataka và Tamil Nadu, và một sản lượng nhỏ được sản xuất ở các tiểu bang khác. Phương pháp sản xuất hồ tiêu hữu cơ khi trồng xen hoặc độc canh cần phải theo tiêu chuẩn quy định. Một vành đai ngăn cách rộng ít nhất khoảng 25 m được thiết lập nhằm ngăn cách khu vực xung quanh (đang trồng hồ tiêu theo kiểu cách thông thường). Diện tích trồng hồ tiêu trong vùng đệm này không được coi là sản xuất hữu cơ. Trong vùng đất trũng, cần phải chú ý sự xâm nhập của nước tràn vào và các vật chất bị rửa trôi từ những trang trại lân cận. 

 

Đối với canh tác hồ tiêu thông thường, yêu cầu có giai đoạn chuyển tiếp tối thiểu là ba năm, để thực hiện canh tác hồ tiêu hữu cơ. Đối với vùng cây hồ tiêu mới trồng hoặc tái canh áp dụng canh tác hữu cơ, sản phẩm sản xuất đầu tiên có thể được coi là sản phẩm hữu cơ, không sử dụng các hóa chất như đã trồng trọt trước đây. Trong trường hợp hồ tiêu được trồng trên đất chưa khai phá, và nông dân trồng hồ tiêu không sử dụng hóa chất thì thời gian chuyển đổi có thể được rút ngắn. Phương pháp hữu cơ phải được áp dụng trên toàn bộ trang trại.

 

Nguồn cây trồng

 

Cây con được nhân từ dây lươn và dây thân, thu từ cây mẹ phục vụ cho canh tác hữu cơ. Tuy nhiên, hom giống ban đầu có thể được thu thập từ các trang trại thông thường; do vậy, người ta nêu ra các biện pháp quản lý sau đây để đảm bảo theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ. Vườn ươm: Vườn ươm trên luống, hoặc ươm trong nửa thân tre được chẻ đôi đều có thể được khuyến cáo để sản xuất cây con. Thực hiện tiếp những kỹ thuật sau đây:

  1. Cần phơi đất trước khi thực hiện qui trình.
  2. Đất được trộn với chế phẩm Trichoderma (250 g chế phẩm + 25 kg phân trộn hữu cơ) hay chế phẩm vi sinh khác.
  3. Dây tiêu giống có thể được phun các chế phẩm phân bón lá hữu cơ để kích thích sinh trưởng nhanh.

 

Quản lý dịch bệnh trong vườn ươm

 

Hai loại bệnh quan trọng trong vườn ươm như bệnh thối lá (leaf rot) do nấm Rhizoctonia solani và bệnh héo gốc tiêu (basal wilt) do Sclerotium rolfsi có thể giảm khi phơi đất và ủ đất với chế phẩm được gọi là VAM và Trichoderma. Song, nếu tỷ lệ phân lập của các bệnh này được phát hiện, việc áp dụng kịp thời các biện pháp kiểm dịch thực vật và hỗn hợp Boóc đô 1% có thể được thực hiện. Đối với vùng có tuyến trùng gây hại, sử dụng hạt neem (Azadirachta indica) nghiền bón vào đất, hiệu quả sẽ rất tốt.

 

Chuẩn bị đất

 

Trong vùng trũng, người ta khuyến cáo áp dụng phương pháp canh tác trên cơ sở bảo tồn tài nguyên đất và nước. Trong khi làm đất, đất được hạn chế tối đa việc xáo trộn các tầng canh tác. 

 

Trồng cây trụ và cây hồ tiêu con

 

Người ta khuyến cáo canh tác với cây trụ sống. Những loài cây làm trụ sống được khuyến cáo trồng với nhiều loài khác nhau để duy trì được trạng thái đa dạng sinh học. Việc sử dụng duy nhất cây vông nem (Erythrina sp) nên giảm; vì loài cây này được cho là nơi thích hợp để tuyến trùng nốt rễ ẩn náu.

 

Khi bắt đầu vào mùa mưa, người ta trồng 2-3 hom rễ trong mỗi hố. Bón 2 kg phân trộn hữu cơ hoặc phân bò hoai + 125 g lân thiên nhiên, để bón lót. 

 

Kỹ thuật canh tác

 

Khi dây hom mọc cao, cần buộc chặt vào cây trụ. Cây non cần được bảo vệ tránh nắng gắt trong mùa hè bằng cách che bóng râm. Bóng râm tạo bởi lưới che phù hợp hoặc cây trụ sống đã phân nhánh. Cành nhánh trụ tiêu cần được tỉa hợp lý để cung cấp tối ưu ánh sáng. Cây trụ sống mọc thẳng là tốt nhất. Trường hợp bóng che quá nhiều, trong giai đoạn hồ tiêu ra hoa và đậu trái, dây tiêu có thể bị dịch bệnh tấn công. Áp dụng biện pháp tỉa cành tạo tán cho cây trụ sống. Cành lá của cây trụ sống được tỉa xong, người ta dùng chúng để phủ gốc hoặc làm phân ủ ngay, không để khô héo.

 

Phủ gốc với lá cây xanh hoặc chất hữu cơ phù hợp cần được áp dụng khi sắp kết thúc mùa mưa. Gốc hồ tiêu không nên xáo trộn để tránh hư hại rễ, làm tổn thương rễ. Dịch hại sẽ xâm nhập qua vết thương ấy. Hạn chế làm sạch cỏ, nhưng khi cần thiết, người ta phải cắt cỏ và dùng lá cỏ này cho việc phủ đất (mulching). Bên cạnh đó, người ta tiến hành trồng cây phủ đất như cây đậu lông (Calapagonium mucunoides), hoặc cây họ trinh nữ có tên khoa học là Mimosa invisa, rất hiệu quả trong phòng chống xói mòn vào mùa mưa và che phủ không cho cỏ dại phát triển. Chung quanh vườn hồ tiêu và mép đường cần trồng cây họ đậu phủ đất và sử dụng chúng làm phân hữu cơ. 

 

Phân bón

 

Phân trộn hữu cơ hoặc phân chuồng hoai có thể áp dụng khoảng 20 kg/trụ/năm trong tháng Năm, tháng Sáu. Lượng phân này có thể thay thế bằng phân trùn quế nhưng khoảng phân nửa lượng trên. Nếu thấy cần thiết, sau khi kiểm tra độ phì của đất đất, người ta cần bón thêm phân lân thiên nhiên, vôi, bột xương, đô lô mít…Trong vùng thiếu kali có thể bón tro. 

 

Phân ủ (compost) được làm từ cây lá được cắt tỉa, chất thải cây trồng, cỏ dại, phân bò, phân gia cầm…  Người ta khuyến cáo tro gỗ hoặc phân lân thiên nhiên nên được dùng đều đặn, thay vì chỉ dùng phân chuồng đơn độc. Phân trộn này có thể được làm giàu bằng cách phối trộn thêm bánh dầu không ăn được + chủng bổ sung nòi vi sinh vật thích hợp trước khi đưa ra khỏi hố phân, trước khi áp dụng vào đồng ruộng. Người ta dùng mẫu hạt neem (Azadirachta indica) nghiền nát, khoảng 2 kg/trụ tiêu/năm tại các khu vực bị nhiễm tuyến trùng. Ngoài ra, việc sử dụng phân bón sinh học cũng có thể được áp dụng một cách hạn chế.

 

Bảo vệ thực vật hữu cơ

 

- Phòng trừ bệnh 

 

Bệnh chính trên cây hồ tiêu là bệnh thối gốc/chết nhanh (foot rot) do nấm Phytophthora capsici (P. palmivora). Kế đến là bệnh pollu (bệnh thán thư) do nấm Colletotrichum gloeosporioides, bệnh tiêu lùn (stunted disease) và bệnh chết chậm (slow decline). Đối với bệnh thối gốc, áp dụng thường xuyên các biện pháp kiểm dịch thực vật/vệ sinh đồng ruộng là quan trọng nhất. Các hoạt động canh tác phải được giữ ở mức tối thiểu để tránh xáo trộn đất và thiệt hại gốc. Biện pháp thoát nước hợp lý là giải pháp vô cùng cần thiết. Áp dụng chế phẩm từ nấm Trichoderma để nhân lên trong một giá thể hợp lý với khoảng 500 g/trụ/năm cũng được khuyến cáo. 

 

Bất cứ khi nào bệnh pollu (thán thư) hoặc các triệu chứng phía trên của bệnh thối gốc được phát hiện; người ta áp dụng phun hỗn hợp Boóc đô 1% để phòng trừ. Vật liệu trồng từ cây mẹ có triệu chứng của bệnh tiêu lùn, không được dùng để làm hom nhân giống. Áp dụng hạt neem (Azadirachta indica) nghiền đề cập rất hữu ích để kiểm soát bệnh chết chậm hoặc bệnh héo chậm tại Ấn Độ.

 

- Phòng trừ sâu và tuyến trùng  

 

Loài bọ có tên “pollu beetle”, bọ ăn lá (Longitarsus nigripennis) và bọ trĩ mật lá (leaf gall thrips) (Liothrips karnyl) có thể được quản lý bằng phun dầu neem 400 ml/100 lít nước hoặc các loại dầu, chế phẩm neem khác theo khuyến cáo. Nước sắc cây thuốc lá có thể dùng để phòng trừ côn trùng khác như rệp vảy (scale insect). Nơi có tuyến trùng gây hại, người ta khuyến cáo trồng cây hoa vạn thọ (Marigold: Tagetes sp.)) làm cây bẩy tuyến trùng. Những cây hoa vạn thọ này được nhỗ lên và đốt phần rễ ở giai đoạn chúng ra hoa để diệt tuyến trùng.

 

Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp (IPM) theo FAO được khuyến cáo.

 

Thu hoạch và sau thu hoạch tiêu hữu cơ

 

Ở Ấn Độ, cây hồ tiêu ra hoa từ tháng Năm và tháng Sáu, và 6-8 tháng từ khi ra hoa sẽ là mùa thu hoạch hồ tiêu. Mùa thu hoạch kéo dài từ tháng Mười một đến tháng Giêng ở đồng bằng và từ tháng Giêng đến tháng Ba ở vùng đồi núi. Trong lúc thu hoạch, toàn bộ gié tiêu được thu bằng tay khi thấy từ 1-2 hạt chuyển sang màu đỏ vàng sáng. 

 

Lúc thu hoạch không được phun bất kỳ hóa chất nào để trừ kiến đỏ. Hạt được tách từ chùm/gié. Chúng được thu mẫu hạt và phơi dưới nắng khoảng 7-8 ngày, trên mặt sân xi măng sạch hoặc trên tầm cót đan bằng tre, cho đến khi hạt khô giòn. Trong khi phơi nắng, hạt cần được đảo trộn đều đặn, sao cho hạt được khô đều. Nếu không đảo trộn, có thể gây ra mốc meo trên các hạt chưa khô, làm cho chúng có màu xám rất kém mã.  

 

Để cho hạt hồ tiêu có chất lượng tốt, người ta thực hiện kỹ thuật tiêu luộc (xử lý trong nước nóng) đơn giản cho người trồng tiêu quy mô nhỏ ở Ấn Độ. Với cách này, các gié tiêu vàng, hơi xanh đã chín được tách hạt sau khi thu hoạch. Hạt tiêu này được rửa bằng nước sạch, không bị tạp nhiêm. Sau khi rửa, hạt được chuyển vào một chậu nhôm đục thủng nhiều lỗ hoặc chậu bằng tre và ngâm trong nước nóng trong 1 phút, rồi cho hết tháo nước. Sau đó, tiêu được trãi ra trên nền xi măng sạch hoặc tấm cót tre để phơi nắng. 

 

Lợi thế của việc sản xuất tiêu luộc 

  1. Tiêu luộc hạt chỉ cần 3-4 ngày phơi nắng, tiết kiệm nhiều thời gian,
  2. Hạt tiêu luộc khi phơi khô có màu đen đồng đều rất hấp dẫn,
  3. Phương pháp làm tiêu luộc giảm nhiểm vi sinh vật và bụi bặm, sản phẩm đạt chuẩn vệ sinh

 

Tiêu sọ

 

Để làm tiêu sọ hay tiêu trắng (white pepper), người ta thu hoạch khi quả đã chín tốt với ít nhất có từ 3-5 quả chín/gié. Tách quả chưa chín để riêng ra. Sau đó, giữ chúng trong phòng và phủ túi đay sạch lên trên bề mặt từ 1-2 ngày nhằm làm chín tất cả các quả còn lại. Sau đó tách quả ra khỏi gié. 

 

Đổ hồ tiêu trong túi đay sạch, túi có sức chứa 50 kg, đổ không chặt lắm. Đặt túi chìm trong nước dưới kênh/sông với điều kiện nước sạch và không bị ô nhiễm (có thể được tạo ra điều kiện ngâm nhân tạo phù hợp), ngâm 6-9 ngày cho đến khi vỏ ngoài của hạt tiêu phân rã bởi quá trình lên men. 

 

Lấy hạt tiêu ra và làm cho hạt sạch chỉ còn nhân (tiêu sọ) trong bồn chứa nước và nhào trộn cho tróc vỏ bên ngoài ra. Làm sạch tiêu sọ bằng cách rửa dưới nước trong và loại bỏ các hạt hư hại. Làm khô/phơi ngay lập tức để tránh xâm nhập nấm bệnh và hạt bị biến màu. Khi phơi nắng, cần trải mỏng lớp hạt trên tấm tre đan hoặc nền xi măng sạch. Cào thành đống, rồi trải rộng hạt ra, cứ khoảng 2 giờ/lần, để hạt khô đồng đều. Sau khi hạt khô đến độ thủy phần hạt là 11%, người ta có thể lưu trữ chúng trong túi đay/túi PP sạch, hoặc thùng gỗ. Với cách làm tiêu sọ này, giá trị hạt tiêu sẽ gia tăng rất đáng kể, thu nhập người trồng tiêu tăng thêm.

Trở lại      In      Số lần xem: 6981

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Rệp sáp dính ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD