Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam
Thứ ba, 26-04-2016 | 06:12:57
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đỗ Trung Bình, IAS
Ở Việt Nam, năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Tiêu chuẩn 10TCN-602-2006 về sản xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ với 24 tiêu chí và được IFOAM công nhận từ đầu tháng 9/2013 (Phụ lục 1) và quy định vật liệu đầu vào được phép sử dụng để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (phụ lục 2). Thực chất những tiêu chuẩn này rất gần với quy trình quản lý nông nghiệp tốt (GAP), nhưng khác biệt là không sử dụng bất cứ nguồn hóa chất hoặc liên quan tới hóa chất nào trong các nguyên vật liệu đầu vào kể cả chất thải gia súc gia cầm trong chăn nuôi công nghiệp.
Quan điểm và mục tiêu của sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam
Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hàng hồ tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các chỉ tiêu chính: sản xuất ổn định 50.000ha hồ tiêu, sản lượng xuất khẩu đến năm 2020 là 140.000 tấn hạt tiêu, chú trọng phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu phục vụ xuất khẩu.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan hữu quan nhanh chóng có những giải pháp chỉ đạo sản xuất hồ tiêu theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices for Pepper) nhằm sản xuất hồ tiêu hiệu quả, bền vững, bảo vệ được môi trường và xây dựng được thương hiệu hồ tiêu Việt Nam chất lượng cao, có uy tín trên thị trường thế giới.
Như vây, sản xuất hồ tiêu hữu cơ là một hệ thống kỹ thuật khai thác hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên, kết hợp kinh nghiệm truyền thống với các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng hồ tiêu, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm phát triển hiệu quả và bền vững ngành hàng hồ tiêu.
Đất trồng hồ tiêu
Hầu hết diện tích hồ tiêu nước ta được trồng trên đất cao thuộc hai nhóm đất đỏ (ở các tỉnh Tây Nguyên, một phần ở Đông Nam Bộ) và đất xám (chủ yếu ở Đông Nam Bộ, một số ở Tây Nguyên).
Bảng 1. Một số tính chất đất trồng hồ tiêu điển hình.
Viện Khoa học KTNN miền Nam, 2010
Thực tế bón phân cho hồ tiêu
Bảng 2. Lượng phân bón cho hồ tiêu ở các vùng điều tra (kg/ha/năm)
Nguồn: Viện Khoa học KTNNMN.
Cùng với tốc độ tăng diện tích hồ tiêu một cách tự phát, nhiều hộ nông dân đã bón quá nhiều phân vô cơ đến mức báo động với lượng 1200 kg N, 1230 kg P2O5 và 1425 kg K2O/ha, vượt từ 4-5 lần khuyến cáo bón phân cho cây hồ tiêu. Thực tế khi được đầu tư phân hóa học tối đa, cây hồ tiêu đã tăng năng suất đáng kể, năng suất hồ tiêu bình quân năm 2012 ở các tỉnh trồng hồ tiêu chính như Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai đạt tuần tự là: 45,2 – 28,8 – 22,7 – 28,8 – 20,6 tấn/ha, làm tăng sản lượng hồ tiêu Việt Nam lên 102.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt mức kỷ lục 794 triệu USD (VPA, 2013). Tuy nhiên hệ lụy tất yếu của việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất hồ tiêu là dịch hại phát sinh tràn lan, nguy hiểm nhất là các bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng, rệp sáp... Áp lực gia tăng các bệnh như bệnh “Tiêu điên” không thể phòng trừ, nhiều vườn hồ tiêu đã suy kiệt trầm trọng, tuổi thọ vườn hồ tiêu giảm hẳn, thậm chí bị mất trắng. Hơn nữa tồn dư hóa chất trong sản phẩm là điều khó tránh khỏi. Nhiều nghiên cứu gần đây đã khẳng định để bảo đảm sản xuất nông nghiệp bền vững nhất là đối với các nước nhiệt đới, cần thiết phải giảm thiểu hợp lý lượng phân vô cơ, đặc biệt chú trọng sử dụng phân hữu cơ.
Bảng 3: Thành phần sâu, bệnh gây hại chính trên cây hồ tiêu tại vùng điều tra (3)
Nguồn: Viện Khoa học KTNN miền Nam
Bảng 4. Tần suất xuất hiện các loại sâu bệnh gây hại trên cây hồ tiêu tại ba vùng điều tra
Nguồn: Viện Khoa học KTNN miền Nam
Từ năm 1999-2012, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao thực hiện đề tài trọng điểm “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất cây hồ tiêu theo hướng bền vững”. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đồng bộ nhiều giải pháp hướng tới sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn GAP.
Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất và dung trọng hạt tiêu
Bảng 5. Ảnh hưởng của liều lượng và dạng loại phân hữu cơ đến năng suất hồ tiêu
Ghi chú: - Nền phân NPK tại Bình Phước( kg/ha): 300- 150 -225, sử dụng HCSH và HCVS Humic - Nền phân NPK tại Gia Lai( kg/ha):350 -100 -320, sử dụng HCSH Sông Lam, HCVS Quế Lâm. - Nền phân NPK tại Quảng Trị( kg/ha): 200 -100 -150, sử dụng HCSH và HCVS Humic, (*): Quảng Trị, phân hữu cơ đối chứng bón như địa phương: 5 tấn/ha
Bón tăng lượng hữu cơ ở bất kỳ dạng nào cũng làm tăng năng suất hồ tiêu rõ rệt: bón 20 tấn phân bò, năng suất hồ tiêu tăng 12-20% so với bón 10 tấn/ha; Bón 4 tấn hữu cơ sinh học (HCSH), năng suất tăng 3,8-15% so với bón 3 tấn HCSH và bón 4 tấn hữu cơ vi sinh (HCVS), năng suất tăng 4,1-8,2% so với chỉ bón 3 tấn HCVS. Đặc biệt, trên đất đỏ bazan tại Vĩnh Linh, Quảng Trị, khi bón thêm phân hữu cơ thì năng suất hồ tiêu tăng lên cao hơn hẳn so với các vùng trồng hồ tiêu khác đã cho thấy tác dụng của phân hữu do một thời gian dài ít được quan tâm. Ngoài tác dụng tăng năng suất, phân hữu cơ còn làm tăng dung trọng hạt, một chỉ tiêu rất quan trọng đối với chất lượng hồ tiêu.
Bảng 6. Ảnh hưởng của liều lượng và dạng loại phân hữu cơ đến dung trọng hồ tiêu
Phòng trừ tuyến trùng bằng chế phẩm sinh học
Theo dõi ở công thức đối chứng không xử lý bằng biện pháp sinh học, mật số tuyến trùng tăng mạnh trong mùa mưa từ 267 con lên 1371 con/100 g đất. Ở các nghiệm thức có xử lý bằng chế phẩm sinh học Trichoderma, Bacillus và phân hữu cơ vi sinh đều thấy mật số tuyến trùng giảm rất rõ. Hai cách xử lý bằng Trichoderma và phân hữu cơ vi sinh tỏ ra hiệu quả hơn so với dùng chế phẩm Bacillus (Bảng 7).
Bảng 7. Mật số tuyến trùng trong đất (con/100 g đất) tại Bình Phước
Đối chứng: bón NPK và 10 tấn phân bò; SXL: sau xử lý
Phòng trừ bệnh vàng lá chết chậm bằng chế phẩm sinh học
Bệnh vàng lá chết chậm do nấm Fusarium sp., và Pythium sp., gây hại phổ biến trên các vùng trồng hồ tiêu. Cây mới bị bệnh thường khó phát hiện, từ khi thấy có triệu chứng vàng lá từ từ, cây hồ tiêu có thể 2-3 năm sau mới chết. Cây bị bệnh kém phát triển, năng suất thấp, bộ rễ thường bị hủy hoại. Quan sát thấy trên rễ có nhiều mụn u sưng; gốc thân, cổ rễ bị thâm đen, thối khô và các bó mạch trong thân bị chuyển màu thâm đen, (Viện Bảo vệ thực vật, 2007).
Bảng 8. Tỷ lệ bệnh chết chậm gây hại cây hồ tiêu thí nghiệm
Phòng trừ bệnh chết nhanh bằng canh tác hữu cơ
Đa số các loài Phytophthora spp là nấm thủy sinh, có thể phát triển tốt trong điều kiện đất nghèo hữu cơ, có độ ẩm cao và số lượng vi sinh vật có ích thấp (Guest., 2004). Bón phân hữu cơ có thể đồng thời giải quyết nhiều mặt hạn chế của đất trồng trọt, ngăn chặn sự phát triển và lây lan nguồn bệnh.
Bảng 9. Tỷ lệ bệnh hại lá do Phytophthora spp. gây ra trên cây hồ tiêu thí nghiệm
Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại Viện Khoa học KTNN miền Nam đã cho kết luận là các chủng nấm có ích Trichoderma sp. và Bacillus sp do có hoạt tính phân giải cellulose, tinh bột, gelatin mạnh nên có khả năng ức chế và bào mòn vách tế bào của các chủng nấm Phytophthora spp., Fusarium spp., và Sclerotium spp. làm cho các nấm bệnh này không phát triển được hoặc bị tiêu diệt.
Theo Nguyễn Văn Tuất (2012), các chủng nấm Trichoderma, Glioclacdium có hàm lượng chitinase giữ vai trò chính trong hoạt động ký sinh với các nấm gây bệnh, trong quá trình đó chúng tiết ra hệ enzyme phân hủy tế báo nấm gây bệnh, các enzyme này có đốc tính rất mạnh với nấm bệnh và được coi là nhân tố tích cực trong phòng trừ bệnh hại cây trồng.
Thực tế, ứng dụng các chế phẩm Trichoderma spp. và Bacillus spp trên đồng ruộng phòng trị bệnh chết nhanh cho hồ tiêu có hiệu lực rất cao (Bảng 9).
Những kết quả trên cho phép khẳng định, nếu có kế hoạch phòng trị bệnh một cách chủ động bằng các chế phẩm vi sinh hoặc phân hữu cơ vi sinh thì có thể bảo vệ vườn hồ tiêu mà không cần dùng đến thuốc hóa học.
Phân hữu cơ, độ phì nhiêu đất và tỷ lệ bệnh hại hồ tiêu
Sau ba năm liên tục bón phân hữu cơ và bổ sung trung lượng cho hồ tiêu, độ phì nhiêu đất được cải thiện rõ rệt, hàm lượng hữu cơ trong đất tăng từ 1,8 lên 2,7%, lân và kali dễ tiêu trong đất tăng tuần tự từ 17 lên 32 mg/kg và từ 108 lên 154 mg/kg so với đối chứng chỉ bón NPK. Tỷ lệ bệnh chết nhanh và chết chậm cũng giảm 40% (bảng 10).
Bảng 10. Tác dụng của quản lý dinh dưỡng tổng hợp (IPNM) đến hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu trong đất, năng suất và tỷ lệ bệnh hại trên cây hồ tiêu 4 năm tuổi tại Đông Nam Bộ.
Ghi chú: IPNM: 5 tấn phân chuồng + NPK (100: 40: 140 kg/ha) + 500 kg vôi +500 kg bánh Dầu + 500 kg bột xương.
Thách thức & cơ hội trong canh tác hồ tiêu hữu cơ
Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm được trồng với mật độ dày 1.500-2.500 trụ/ha; có khả năng thâm canh, nhưng lại rất nhạy cảm với sâu bệnh. Muốn đạt năng suất cao và có vườn hồ tiêu khỏe, cần thiết phải bón đầy đủ và cân đối hữu cơ - vô cơ, không lạm dụng phân vô cơ. Thách thức trong BVTV: dịch hại phát sinh từ đất chủ yếu là nấm Phytophthora spp. (bệnh chết nhanh), nấm Fusarium spp., Pythium spp., tuyến trùng (bệnh chết chậm) và rệp sáp; gây hại trên cây hồ tiêu phổ biến ở hầu hết các vùng trồng hồ tiêu, đặc biệt bệnh chết nhanh, có năm gây hại rất nặng trên nhiều địa bàn (Nguyễn Tăng Tôn, 2010).
Hệ thống sản xuất hồ tiêu và gia vị thế giới (Olam International Limited) và Công ty CAZT (Hà Lan) đã cảnh báo về dư lượng Carbendazim và Promocar (do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều và không đúng cách) trong sản phẩn hồ tiêu Việt Nam gây lo lắng cho nhiều nước nhập khẩu hồ tiêu và doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, việc áp dụng GAP trong sản xuất hồ tiêu bền vững đang là đòi hỏi thực sự và cấp bách.
Kim ngạch nhập khẩu gia vị của thế giới sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD/năm, trong đó hồ tiêu chiếm đến 44% trở thành loại gia vị đứng đầu thế giới về khối lượng và giá trị. Một số mô hình sản xuất hồ tiêu theo GAP như ở Gia Lai, Phú Quốc đã đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng hạt tiêu đen xuất khẩu theo FAQ, dung trọng 550g/ lít, độ ẩm 12.5%, tạp chất dưới 0.5 %, không sâu mọt, nấm mốc và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật dưới ngưỡng quy định. Những mô hình này cần nhanh chóng được nhân rộng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trở lại In Số lần xem: 6824 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|