Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  28
 Số lượt truy cập :  34473637
Hồ tiêu ghép
Thứ sáu, 29-04-2016 | 13:54:06

Kỹ thuật ghép hồ tiêu trồng (Piper nigrum) trên gốc ghép là loài hồ tiêu hoang dại Piper colubrinum kháng bệnh chết nhanh được người ta chấp nhận trong quản lý tính kháng bệnh Phytophthora. Muốn đánh giá hiệu quả của giống hồ tiêu ghép, Vanaja và ctv. (2007) đã tiến hành một nghiên cứu sơ khởi bắt đầu từ năm 2000. Dây tiêu lươn (runner shoots) của 8 giống hồ tiêu trồng P. nigrum được ghép trên gốc dây tiêu hoang dại P. colubrinum. Kết quả cho thấy: Tháng Hai và Ba là thời điểm thích hợp nhất cho sự ghép tiêu thành công. Ghép giống hồ tiêu cao sản trên gốc ghép kháng bệnh  Phytophthora từ nguồn Piper colubrinum Link., xuất xứ từ Brazil, là một kỹ thuật khá nổi tiếng giúp cây hồ tiêu chống chịu được các stress sinh học và phi sinh học của hồ tiêu trồng Piper nigrum L. Mathew và Rema (2000) nhận xét rằng các cây ghép có thể sống đến 9 năm trong điều kiện được tưới đủ nước mỗi ngày. Sự hồi phục cây hồ tiêu ghép là một chức năng tùy thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết và giống hồ tiêu trồng khác nhau mà người ta phải xác định trước khi ghép tiêu. Muốn đánh giá thời vụ ghép tiêu hiệu quả và giống tiêu trồng nào thích hợp cho ghép giữa  P. nigrum trên gốc P. colubrinum, người ta đã thực hiện một thí nghiệm tại Panniyur vào năm 2000. Hom giống được cắt có chứa 3 lóng thân từ dây lươn của tiêu dại P. colubrinum được ươm trồng trong túi nhựa trong  20 x 15cm chứa  800g hổn hợp đất (1:1:1) với phân chuồng : cát : và đất nhuyễn. Hom tiêu này được duy trì trong điều kiện che sáng 50%, tưới mỗi ngày trong hơn 5 tháng và trở thành cây gốc ghép khi chiều cao cây đạt chuẩn thấp nhất 50cm. Công việc ghép tiêu bắt đầu từ tháng Sáu 2000, và cây tiêu ghép được sản xuất đều đặn mỗi tháng cho đến một năm trong nhà thí nghiệm có che sáng và bảo vệ khi trời mưa. Mười chồi thân thuộc nhóm chồi bò dưới đất (runner shoots), “chồi ngọn (top shoots), và chồi nhánh ngang (lateral shoots) của tiêu trồng P. nigrum, giống tiêu ‘Panniyur 1’, ‘Panniyur 2’, ‘Panniyur 3’, ‘Panniyur 4’, ‘Panniyur 5’, ‘Panniyur 6’, ‘Panniyur 7’, và  ‘Karimunda’  được ghép trên gốc ghép. Thí nghiệm lập lại 3 lần theo kiểu bố trí CRD. Sự hồi phục tiêu ghép được theo dõi mỗi tháng/một lần cho đến suốt cả năm. Chồi thân thuộc nhóm “runner shoots” là chồi thân tốt nhất phục vụ ghép hồ tiêu thành công. Việc thay đổi thời điểm ghép đối với các loại chồi thân runner shoots, lateral shoots, và top shoots của 7 giống hồ tiêu trồng, trong đó giống ‘Panniyur’ và ‘Karimunda’ ghép trên gốc ghép Piper colubrinum rất giống nhau; số liệu “runner shoots” có thể xem ở bảng 1. Nhìn chung, tháng Hai và tháng Ba tỏ ra thuận lợi để ghép tiêu thành công (>90%). Trong các giống, ‘Panniyur 5’ có kết quả phục hồi tiêu ghép nhanh nhất; tuy nhiên, về mặt thông kê nó tương đương với ‘Panniyur 3’, ‘Panniyur 2’, và ‘Panniyur 4’. Tương tác giữa tháng ghép tiêu với nghiệm thức giống tiêu trồng có ý nghĩa về mặt thống kê, cho thấy sự hồi phục cây tiêu ghép của những giống khác nhau tùy thuộc vào tháng nào tiêu được ghép.

 

Tại Brazil, Albuquerque (1968) đã tiến thành ghép hồ tiêu trồng trên gốc ghép tiêu P. colubrinum để tạo ra cây hồ tiêu kháng được Phytophthora palmivora; Fusarium solani Fusarium piperi.

 

Tuy nhiên, chưa có vùng trồng hồ tiêu nào của các nước thành viên của IPC phát động trồng giống tiêu ghép; họ tập trung chủ yếu vào công nghệ nhân giống tiêu khỏe, có vườn giống cây mẹ đạt tiêu chuẩn IPC, khuyến cáo nhà nước cấp giống chứng nhận hom tiêu giống đạt chuẩn.

 

Bảng 1. Phần trăm cây tiêu ghép hồi phục trong tháp dây tiêu “runner shoot” của P. nigrum trên gốc ghép P. colubrinum theo từng tháng trong một năm tại Panniyur, Kerala.

 

Kết quả bảng 2 cho thấy: Mathew và Rema (2000) đã ứng dụng kỹ thuật ghép hồ tiêu để tạo ra cây tiêu kháng bệnh Phytophthora.

 

Bảng 2. Thành công của giống tiêu ghép  Subhkara trên gốc ghép  P.  colubrinum

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Albuquerque  F.C.  1968.  Piper  colubrinum Link  a  grafting  rootstock  for  Piper  nigrum  L. resistant  to  diseases  caused  by  Phytophthora palmivora  But!.  and  Fusarium  solani,  F. piperi  (In  Spanish)  Pesqui.  Agropecu  Bras. 3:14 1-145.

Mathew P.A. and Rema, J. 2000. Grafting black pepper to control foot rot. Spice India, 7: 10. (Institute  of  Spices  Research, Marikunnu, Kerala).   

Vanaja T., V.P. Neema, R. Rajesh, and K.P. Mammootty. 2007. Graft recovery of  Piper nigrum L. runner shoots on  Piper colubrinum Link. rootstocks as influenced by varieties and month of grafting. Journal of Tropical Agriculture 45 (1-2): 61–62.

Trở lại      In      Số lần xem: 3905

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD