Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  35361657
Tình hình sản xuất, thị trường xuất nhập khẩu thanh long trên thế giới
Thứ tư, 17-05-2017 | 08:47:09

I.         Khái quát tình hình sản xuất thanh long trên thế giới

Trên thị trường thế giới hiện nay có 4 loại thanh long chính là thanh long vỏ đỏ, ruột trắng chủ yếu đến từ Việt Nam và Thái Lan; thanh long vỏ đỏ, ruột đỏ đến chủ yếu từ Israel và Maylaysia; thanh long vỏ đỏ, ruột tím đến từ Guatemala, Nicaragua, Ecuador và Israel; thanh long vỏ vàng, ruột trắng đến từ Colombia và Ecuador.

 

Các nước xuất khẩu thanh long lớn trên thế giới gồm:

  • Châu Á: Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Srilanka…
  • Trung Đông: Israel
  • Châu Mỹ: Mexico, Colombia, Ecuador, Guatemala

 

Vùng Trung Mỹ, Nicaragua sản xuất thanh long ruột đỏ xuất khẩu sang Mỹ, Canada, châu Âu và Nhật. Guatemala, El Salvador, Honduras, Costa Rica sản xuất thanh long quy mô nhỏ, trong sân vườn. Colombia hàng đầu sản xuất loại thanh long vàng. Ecuador sản xuất cả hai loại thanh long vàng và loại ruột đỏ. Israel cũng được xem là nơi sản xuất thanh long để xuất sang các nước châu Âu.

 

Các khu vực sản xuất thanh long trên thế giới


 

II.         Khái quát tình hình xuất nhập khẩu thanh long trên thế giới

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới, chiếm thị phần cao nhất tại châu Á, châu Âu và một số thời điểm tại Mỹ. Thái Lan và Israel là hai nước xuất khẩu lớn thứ hai và thứ ba tại thị trường châu Âu. Tại thị trường Mỹ, Mexico và các nước Trung – Nam Mỹ là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với các nhà xuất khẩu thanh long từ châu Á do lợi thế địa lý. Thanh long Việt Nam đã có thương hiệu lâu với người Mỹ gốc Á. Thanh long Thái Lan, Malaysia… đang cố gắng tìm kiếm thị phần tại thị trường này. Tại châu Á, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Trung Quốc, tuy nhiên xuất khẩu sang các thị trường như ASEAN, Hồng Kông vấp phải cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước như Đài Loan, Thái Lan và Malaysia.

 

Thanh long vỏ vàng ruột trắng của Columbia hiện được đánh giá cao hàng đầu về hương vị và hình thức tại thị trường Mỹ, vì có độ ngọt và đậm đà nhất trong các giống thanh long. Giống thanh long này thời điểm chính vụ cũng ngược với các loại thanh long khác, thường vào tháng 11 đến tháng 2 hàng năm. Thanh long vỏ đỏ ruột trắng của Việt Nam, theo đánh giá trên các trang web của người tiêu dùng Mỹ, thường có kích cỡ to hơn các loại thanh long khác, hình thức đẹp và ấn tượng, nhưng vị nhạt, xốp chứ không giòn và ngọt như thanh long vỏ vàng nên không được ưa chuộng. Ngược lại, thanh long ruột đỏ của Việt Nam tuy không được đánh giá cao về hình thức, nhưng lại được đánh giá vượt trội về hương vị so với thanh long ruột đỏ khác (World Perspectives, Inc., 2012).

 

Người tiêu dùng châu Á, đặc biệt là Trung Quốc mua thanh long chủ yếu để cúng nên coi trọng hình thức của thanh long, trong khi các nước khác coi trọng hương vị của thanh long hơn hình thức của trái. Do vậy, các giống thanh long có vị ngọt hơn, và thịt giòn hơn được ưa chuộng hơn. Đặc biệt người Nhật không thích thanh long trái to, họ quan trọng chất lượng hơn kích cỡ. Theo yêu cầu này thì thanh long sấy dẻo công nghệ cao của Việt Nam sẽ đạt yêu cầu về chất lượng liên quan đến độ ngọt, giòn và thuận tiện trong bảo quản, chuyên chở.

 

Cũng giống như các sản phẩm nông nghiệp khác, thanh long hữu cơ cũng đang ngày càng trở thành một xu hướng ưa thích trên thị trường. Tuy nhiên, nguồn cung thanh long hữu cơ còn rất hạn chế, hiện ở Mỹ mới có một trang trại tại Florida cung cấp thanh long hữu cơ. Việt Nam cũng đã có những lô hàng thanh long hữu cơ đầu tiên xuất khẩu từ vườn thanh long hữu cơ tại Long An thông qua Công ty Cổ phần Nông nghiệp GAP. Thị trường tiêu dùng sẵn sàng đón nhận sản phẩm thanh long sạch, an toàn nếu giá không cao hơn sản phẩm truyền thống quá nhiều.

 

Hiện chưa có thống kê chính thức về lượng xuất khẩu thanh long hàng năm của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, có thể khẳng định rất nhiều nước đều có kế hoạch mở rộng trồng thanh long, trong đó có cả Mỹ và Úc do những đánh giá tích cực về xu thế phát triển thị trường cho sản phẩm này.

III.         Nhu cầu thị trường về thanh long của các quốc gia

Theo nghiên cứu của Công ty T&C về thị trường thanh long, không giống các mặt hàng khác như cà phê hay gạo, thanh long vẫn chưa được biết đến rộng rãi với người tiêu dùng trái cây trên thế giới (ngoài cộng đồng châu Á) và vẫn chưa có nghiên cứu hay thống kê chính thức nào về sản lượng tiêu thụ và cung cấp sản phẩm này trên thế giới. Tuy nhiên, các đánh giá đều cho thấy nhu cầu về thanh long đang có triển vọng phát triển tốt trên khắp thế giới, đặc biệt ở các thị trường mới của thanh long ngoài châu Á. Nhu cầu này tăng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường và quảng bá sản phẩm (đặc biệt là thông tin về các tác dụng tốt cho sức khỏe của thanh long), giảm giá thành và cải thiện được độ ngọt của trái thanh long.

 

Hiện tại, các thị trường tiêu thụ thanh long chính trên thế giới bao gồm 4 khu vực:

Thị trường Châu Á:

Châu Á là thị trường tiêu thụ thanh long lớn nhất và cũng dễ tính nhất, đặc biệt là các quốc gia có cộng đồng người Hoa do niềm tin vào sự may mắn mang lại nhờ tên gọi thanh long, hình dáng và màu sắc. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ thanh long lớn nhất ở châu Á và cũng là lớn nhất thế giới hiện nay. Nhu cầu thanh long tại Indonesia, Singapore, Thailand và Philippines những năm gần đây cũng tăng nhanh. Một số quốc gia châu Á không ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa như Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng ngày càng quan tâm đến sản phẩm thanh long do các đặc tính tốt cho sức khỏe mà trái thanh long mang lại.

 

Một số yêu cầu nhập khẩu thanh long của một số thị trường chính, bao gồm:

Thị trường Trung Quốc:

  • Nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch: Thanh long nhập khẩu tiểu ngạch vào thị trường Trung Quốc không có nhiều yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hay nhãn mác bao bì. Chỉ cần đầu mối bên Trung Quốc đồng ý là có thể mua đứt, bán đoạn tại cửa khẩu. Mặt khác, thương lái Trung Quốc có mặt thường xuyên ở Việt Nam để xem hàng và mua trực tiếp đưa về Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
  •  
  • Nhập khẩu theo đường chính ngạch: Sau khi gia nhập WTO, tiêu chuẩn chất lượng về rau quả nhập khẩu vào Trung Quốc tương đối khắt khe. Tất cả rau quả nhập khẩu vào thị trường này bắt buộc phải kiểm dịch, tuân thủ quy định về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, quy chế về nhãn mác, luật dán nhãn thực phẩm… Hiện nay, Việt Nam – Trung Quốc đã ký Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật (ký ngày 30/5/2008); Thoả thuận hợp tác về an toàn thực phẩm giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Kiểm nghiệm, Kiểm dịch và Giám sát Chất lượng Quốc gia (AQSIQ) ký ngày 1/9/2008; Biên bản hội đàm về kiểm nghiệm, kiểm dịch thực vật giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và AQSIQ (ký ngày 9/1/2009).
  •  
  • Thanh long xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc gần đây đã bị phía Trung Quốc đưa vào danh sách 5 loại trái cây của Việt Nam buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Tuy nhiên quy trình đăng ký tiêu chuẩn này không phức tạp, cũng tương như quy trình lấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.

Thị trường các nước ASEAN, Hồng Kông và Đài Loan:

Cũng giống như Trung Quốc, đây là các thị trường truyền thống về tiêu thụ sản phẩm thanh long của Việt Nam và có nhu cầu về thanh long tương đối ổn định, đặc biệt có nhu cầu tăng khá vào các dịp lễ tết vì màu sắc, hình dáng và tên gọi của trái thanh long đều có ý nghĩa may mắn tại các quốc gia này.

 

Các nước ASEAN, Hồng Kông, Đài Loan là các thị trường ít có các rào cản khắt khe về VSATTP và nhãn mác bao bì hơn so với các nước Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, đồng thời lại gần với Việt Nam về mặt địa lý nên khắc phục được tình trạng vận chuyển xa nâng chi phí lên cao. Bên cạnh thị trường Trung Quốc, thị trường ASEAN, Hong Kong và Đài Loan sẽ tiếp tục là những thị trường quan trọng của thanh long Việt Nam trong ngắn và trung hạn, được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là thích hợp nhất đối với khả năng sản xuất trình độ thấp của Việt Nam hiện nay. Điển hình là việc Đài Loan ra sắc lệnh cấm thanh long Việt Nam từ năm 2009 sau khi phát hiện ruồi đục quả. Chỉ một phát hiện có thể khiến quy trình thương thảo nối lại thị trường kéo dài tới 2 năm. Do vậy, cần đảm bảo tránh rủi ro tương tự khi xuất khẩu sang các thị trường khác bằng cách mở rộng phát triển thanh long đạt vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thị trường Nhật:

  • Thanh long phải được Cơ quan bảo vệ thực vật của Việt Nam kiểm tra và cấp giấy chứng thực kiểm dịch không nhiễm sâu bệnh, đặc biệt ghi rõ không bị nhiễm ruồi đục quả.
  •  
  • Được Cục Bảo vệ Thực vật chứng nhận thanh long đã được tiến hành khử trùng tại nơi sản xuất bằng hơi nước nóng theo đúng nhiệt độ và quy trình phía Nhật Bản yêu cầu (Cục Bảo vệ Thực vật đóng dấu, dán giấy niêm phong).
  •  
  • Bao bì sản phẩm: phải ghi rõ thanh long đã được Cục Bảo vệ Thực vật kiểm tra chứng thực và ghi rõ “for Japan”.

 Thị trường Hàn Quốc:

  • Đăng ký vườn cây ăn quả xuất khẩu và cơ sở đóng góivới Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam mỗi năm, thường xuyên khử trùng kiểm tra. Các nhân viên bảo vệ thực vật Việt Nam phải thông báo cho cơ quan Dịch vụ kiểm dịch quốc gia Hàn Quốc danh sách vườn trái cây, cơ sở đóng gói và các thiết bị xử lí nhiệt hơi đã được đăng kí trước khi bắt đầu xuất khẩu thanh long.
  •  
  • Xử lý nhiệt hơi:Cục giám sát và kiểm tra thường xuyên. Việc xử lí nhiệt được thực hiện trên từng chuyến hàng tại cơ sở đăng kí với sự tham dự của thanh tra kiểm dịch thực vật Hàn Quốc và Việt Nam.
  •  
  • Đóng gói và dán nhãn: đóng kín trong mỗi thùng đóng gói theo quy định của Cục Bảo vệ Thực vật và lô hàng phải được bao phủ bằng lưới chống côn trùng. Trên bao bì phải được dán nhãn “for Korea” và tên” hoặc số đăng kí của các vườn trái cây và cơ sở đóng gói.
  •  
  • Chứng nhận và kiểm tra xuất khẩu:việc kiểm tra xuất khẩu sẽ được thực hiện trên 2% cùng mẫu đại diện bởi thanh tra kiểm dịch thực vật Hàn Quốc và Việt Nam. Trên giấy chứng nhận sẽ kê khai rõ các chi tiết truy nguyên xuất xứ (nhà vườn, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý nhiệt và quy trình xử lý) cùng các chi tiết về kiểm tra giám sát khác.
  •  
  • Kiểm tra nhập khẩu:đến hải quan Hàn Quốc sẽ được thanh tra kiểm dịch thực vật Hàn Quốc kiểm tra nếu thiếu các nhãn theo quy định thì toàn bộ hoặc những phần vi phạm của lô hàng sẽ bị tiêu hủy hay trả lại. Sau đó kiểm tra phát hiện ruồi đục trái và các sâu hại khác.

Thị trường Châu Âu: 

 Thị trường châu Âu là thị trường nhập khẩu rau quả tươi hàng đầu thế giới, và khá cởi mở với các sản phẩm mới. Do vậy, tuy thanh long còn là một mặt hàng tương đối mới và chưa được quảng bá rộng rãi, giá thành lại cao, nhưng vẫn rất có triển vọng và thu hút được ngày càng nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng vùng châu lục này. Nếu có thể giảm bớt giá thành và quảng bá rộng rãi hơn nữa về giá trị dinh dưỡng của trái thanh long, chắc chắn loại trái cây này sẽ đến được với đông đảo cộng đồng dân cư tại các quốc gia Châu Âu bên cạnh các quốc gia như Pháp, Ý, Nga và Hà Lan.

 

 Yêu cầu nhập khẩu thanh long:

  • Phải được chứng nhận EUREGAP hoặc GlobalGAP.
  •  
  • Bị kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật một lần nữa tại cửa khẩu.
  •  
  • Vào siêu thị cần 3 yếu tố: (i) chất lượng sản phẩm; (ii) giá cả cạnh tranh và (iii) khả năng duy trì nguồn cung ổn định.
  •  
  • Người tiêu dùng châu Âu chuộng thanh long ruột trắng hơn thanh long ruột đỏ, tốt nhất là trái có kích cỡ nhỏ vừa phải (230 – 300gr/trái).

Thị trường Mỹ: 

Thanh long là mặt hàng truyền thống đối với người tiêu dùng gốc Á nói chung và gốc Việt nói riêng ở Mỹ. Do cộng đồng người Á và Việt khá cao nên nhu cầu tiêu thụ thanh long tương đối lớn. Đối với các nhóm sắc tộc khác, thanh long vẫn là sản phẩm tương đối mới và chỉ được biết đến ở phân khúc của thị trường cấp cao. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết đây là thị trường sẽ phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới, bằng chứng là các chủ trang trại ở Florida và California đã bắt đầu tiến hành trồng thanh long để đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

Yêu cầu nhập khẩu thanh long:

  • Phải được Cơ quan Kiểm dịch Mỹ (APHIS) chứng nhận đủ tiêu chuẩn an toàn để nhập khẩu. xử lý chiếu xạ, họ cần thanh long sản xuất theo hướng hữu cơ.
  •  
  • Kiểm tra về dự lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng của cơ quan kiểm dịch Mỹ.

Các quốc gia khác: 

Thanh long Việt Nam cũng từng bước thâm nhập các thị trường khác như Ấn Độ, Chi Lê và Newzealand nhưng với số lượng còn rất hạn chế.

 

Theo vietnamtradeoffice.

Trở lại      In      Số lần xem: 4183

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD