Cacao là loài cây công nghiệp có giá trị kinh tế và dinh dưỡng rất cao, đánh giá là phát triển tốt ở các tỉnh miền Đông và nhất là ở miền Tây Nam bộ.
.jpg)
|
Ảnh minh họa
Với mục tiêu lập cơ sở dữ liệu đầy đủ hơn từ hình thái giải phẫu (cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản) đến cấu trúc gen của 20 dòng Cacao (Theobroma cacaoL.) nổi trội được chọn lựa và đang được trồng phổ biến tại miền Nam Việt Nam. Các dòng thí nghiệm trong nghiên cứu này đã được các nhà khoa học thuộc ĐH Cần Thơ và ĐH Ghent mô tả lại chi tiết hơn, kế thừa và sử dụng các kết quả của các tác giả trước để so sánh, bổ sung. Kết quả phân biệt được 2 nhóm lai: nhóm lai mang tính trạng Forastero và nhóm lai mang đặc tính Criollo. Nhóm mang tính trạng Forastero: TD 5, TD 6, TD 7, TD 9, TD 11, TD 13, CT 5, CT 6, CT 21 với trái dạng Amelonado, vỏ màu vàng hoặc vàng cam khi chín. Nhóm lai mang dạng hình Criollo: CT 7, CT 8, CT 9, TD 1, TD 2, TD 8, TD 12, TD 14 với trái dạng Cundeamor hoặc Agoleta; và trái màu đỏ vàng hoặc đỏcam khi chín (TD 3, TD 6, TD 10). Cấu tạo giải phẫu hoa, cấu trúc mô lá và thân non tương tự nhau giữa 20 dòng khảo sát. Kết quả này là bước đầu cho nghiên cứu về sinh học phân tử các dòng Cacao Việt Nam, đồng thời có ý nghĩa tích cực cho chương trình lai tạo giống Cacao, bảo tồn và thu thập giống trong tương lai.
|
Ntbtra - Theo tạp chí Khoa học Trường ĐHCT.
|
|
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|