Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

 

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  37269055
Protein từ đỗ tương hỗ trợ nuôi cấy thịt bò có kết cấu như thịt tự nhiên
Thứ sáu, 15-05-2020 | 10:32:46

Công ty công nghệ thực phẩm Aleph Farms ở Israel đã tạo ra được thịt bò trong phòng thí nghiệm nhờ nuôi cấy các tế bào cơ bò trong một khung xốp của protein từ đậu tương. Mẫu thịt này đã vượt qua các thử nghiệm ban đầu về hương vị.

 

 

Thịt bò được nuôi cấy ngon như thịt bò thật, như vậy, không có bất kỳ con bò nào bị giết để lấy thịt. Việc nuôi cấy thành công thịt bò trong phòng thí nghiệm có thể tốt hơn cho môi trường, dù mọi thứ vẫn chưa rõ ràng.

 

Sự phát triển của thịt được nuôi cấy đã được mở rộng trong vài năm qua với khoảng 50 công ty hiện đang cố gắng hoàn thiện một công thức nấu ăn. Một số ít đã đến giai đoạn tạo mẫu thử để nếm, nhưng đến nay vẫn chưa có công thức nào được cung cấp cho các cửa hàng hoặc nhà hàng.

 

Ngoài chi phí phát triển mô sinh học cao, thì vấn đề là thịt không chỉ bao gồm các tế bào cơ. Trong thịt động vật, các tế bào này nằm trong một khung hỗ trợ protein ngoại bào, phải được mô phỏng để tạo ra sản phẩm có kết cấu tương tự thịt bò thật.

 

Hiện nay, thịt nuôi cấy sử dụng một giàn khung thường bắt nguồn từ gelatin của thịt bò, một loại protein collagen thu được bằng cách đun sôi phần thịt thân của bò. Đây là vấn đề nếu người ăn chay là thị trường mục tiêu của bạn.

 

Công ty Aleph Farms đã đưa ra giải pháp thay thế, đó là sử dụng protein từ đậu tương có kết cấu, là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất dầu đậu nành và đã được sử dụng trong nhiều sản phẩm thay thế chay cho thịt.

 

Nhóm nghiên cứu đã phát triển cơ bắp bò và các tế bào mạch máu trên một giàn khung xốp của protein đậu nành, sau đó nướng hoặc chiên các miếng nhỏ của thịt giả. Ba người tình nguyện nếm thử thịt được nuôi cấy cho biết họ có cảm giác như cắn một miếng thịt thật.

 

N.P.D - NASATI, theo Newscientist.

Trở lại      In      Số lần xem: 523

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Việt Nam sẽ tăng mua nông sản từ Hoa Kỳ, hướng tới cân bằng thương mại giữa hai nước
  • Chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản
  • Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững
  • Nghị quyết 68-NQ/TW: Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nông nghiệp phát triển
  • Nhà khoa học được trích dẫn ít hơn sau khi chuyển lĩnh vực nghiên cứu
  • Nhiễm sắc thể nấm men tổng hợp cuối cùng mở ra kỷ nguyên mới trong công nghệ sinh học
  • Danh sách các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất: Những biến thiên
  • Mô hình nông điện nhận được sự chấp nhận cao
  • Chín biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng
  • Liêm chính và năng lực
  • Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia: Một sự khởi đầu mới?
  • Công bố danh sách thành viên Hội đồng tư vấn quốc gia về khoa học, công nghệ
  • Khu vực tư nhân là trọng tâm trong nỗ lực chuyển dịch sang nền kinh tế carbon thấp, tăng trưởng xanh
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Tiêu chuẩn, quy chuẩn: Để thực sự mang lại hiệu quả?
  • Vì sao đổi mới sáng tạo luôn gai góc?
  • Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ hai: Nhiều vấn đề về nông nghiệp được bàn thảo
  • Việt Nam đang đi đầu trong chuyển đổi sang nền nông nghiệp sinh thái
  • Nồng độ khí nhà kính trong khí quyển hiện nay có khả năng đạt mức cảnh báo, cao hơn 1.5 độ trên đất liền
  • Giao dịch hàng hóa qua Sở: Lời giải cho bài toán được mùa mất giá của nông sản Việt
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD