Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  35360161
Sức sống Trường Sa: Những `công viên xanh` giữa biển khơi
Thứ ba, 06-06-2023 | 08:00:53

Theo thời gian, quần đảo Trường Sa đã được bao phủ gần 50% bởi cây xanh, cây ăn trái, rau, hoa, vừa cung cấp thực phẩm cho quân, dân, vừa tạo cảnh quan thiên nhiên.

 

Những cây xanh trên đảo được chăm chút hết sức cẩn thận. Ảnh: Minh Sáng.

 

Người lính coi cây như bạn

 

Trường Sa Lớn được mệnh danh là “thủ đô” của huyện đảo Trường Sa, nổi lên như một pháo đài sừng sững giữa biển Đông, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 254 hải lý. Đảo có hình dáng gần như một tam giác vuông, cạnh huyền nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam dài khoảng 630m, chiều rộng nhất khoảng 300m, mặt đảo bằng phẳng.

 

Có mặt tại “thủ đô” Trường Sa Lớn, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi bây giờ không còn là hòn đảo chỉ toàn cát trắng và san hô mà nay đã thay da đổi thịt. Xen giữa những công trình mái ngói đỏ tươi là hàng ngàn cây xanh, cây ăn trái đâm chồi nảy lộc, vươn mình trong nắng gió mặn mòi của biển cả.

 

Trường Sa Lớn được mệnh danh là “thủ đô” của huyện đảo Trường Sa, nổi lên như một pháo đài sừng sững giữa biển Đông, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 254 hải lý. Ảnh: Minh Sáng.

 

Dẫn chúng tôi tham quan những khu vườn ươm cây xanh trên đảo, Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Nguyễn Thiên Hòa tâm sự: “Sau những giờ huấn luyện, cán bộ chiến sĩ trên đảo đều tranh thủ dành thời thời gian chăm sóc cây xanh, tích cực tăng gia sản xuất rau để có những bữa ăn tươi, xanh. Ở ngoài này không phải cây nào trồng xuống cũng phát triển được. Vì thế mỗi chiến sĩ luôn coi cây xanh như người bạn của mình, hàng ngày chăm sóc cây xanh, vườn cây trái rất tỉ mỉ. Giữa nắng gió biển khơi, việc chăm sóc cây xanh, cây cảnh là cả một nghệ thuật, còn mỗi chiến sĩ cũng như là những nghệ nhân cần mẫn với nhiệm vụ của mình”.

 

Ở đảo Trường Sa, không phải cây nào trồng xuống cũng phát triển được. Vì thế mỗi chiến sĩ luôn coi cây xanh như người bạn của mình, hàng ngày chăm sóc cây xanh, vườn cây trái rất tỉ mỉ. Ảnh: Minh Sáng.

 

Với đặc thù về thổ nhưỡng ở Trường Sa chủ yếu là cát, san hô phong hóa nên khả năng giữ nước rất hạn chế. Đất được mang từ đất liền ra nhưng do không khí có nồng độ muối cao nên chỉ sau một thời gian trồng cây, đất cũng bạc màu, nghèo dinh dưỡng.

 

Thời tiết ở Trường Sa rất khắc nghiệt theo 2 mùa rõ rệt. Mùa khô thì thiếu nước, mùa mưa thì bão, gió lớn. Vì vậy để có một cây xanh tươi tốt, tỏa bóng mát trên các đảo ở Trường Sa không phải việc dễ thực hiện. Trên các đảo dù đã được trang bị các thùng, bể ngầm, bể nổi chứa nước mưa, nhưng vẫn còn rất hạn chế nên cán bộ chiến sĩ phải làm giàn che để bảo vệ sóng dâng tạt nước biển vào các vườn rau của đơn vị, cũng như chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết nắng nóng, mưa bão bất chợt.

 

Trung tá Nguyễn Thiên Hòa, Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Lớn cho biết, anh cũng như cán bộ chiến sĩ luôn mong tiết trời mưa thuận, gió hòa để giữ cuộc sống bình an và màu xanh bền vững trên biển đảo.

 

Những vườn dừa đang được mở rộng trồng ở các đảo ở Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Minh Sáng.

 

Trước khi chia tay, sau cái chào hiệu lệnh nghiêm trang của quân đội, anh tiến tới nắm chặt tay chúng tôi cười phấn khởi thân thiện: “Hiện nay về cơ bản đã phủ xanh được các khu vực trên đảo. Chúng tôi đang tiếp tục trồng củng cố thêm các vườn dừa, cây ăn trái trong dự án của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS) chuyển giao. Tuy nhiên, còn khó khăn về điều kiện thời tiết để đảm bảo cho cây phát triển tốt hơn, nhất là vào mùa cuối năm sương muối rất nhiều, việc trồng và chăm sóc cây xanh gặp nhiều khó khăn.

 

Trồng và chăm sóc cây xanh là hoạt động thường xuyên của đơn vị. Cán bộ, chiến sĩ trên đảo luôn chắt chiu từng lượng đất được gửi từ đất liền ra để ươm các loại giống cây trồng. Đồng thời, dành những giọt nước mưa ít ỏi để chăm sóc, giúp cây xanh sinh trưởng, phát triển tươi tốt trên đảo…”, Trung tá Hòa nói.

 

Các loài cây xanh đang tiếp tục được nghiên cứu sự thích nghi để đưa ra trồng đa dạng hơn tại các đảo ở Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Minh Sáng.

 

"Xanh hóa" đảo xa

 

Giữa biển khơi nơi quần đảo Trường Sa chỉ có hai mùa mưa - nắng, thời tiết vô cùng khắc nghiệt nơi đầu sóng ngọn gió. Nắng, nóng, sóng và gió biển được coi là “đặc sản” mỗi khi nhắc đến Trường Sa. Tuy nhiên, điều khiến bất cứ ai khi đặt chân đến những đảo chìm, đảo nổi ở Trường Sa đều không khỏi ngạc nhiên bởi các đảo đều được phủ một màu xanh của cây lá, hoa, rau xanh. Mỗi đảo hôm nay như một “công viên xanh” giữa biển khơi.

 

Điều khiến bất cứ ai khi đặt chân đến những đảo chìm, đảo nổi ở Trường Sa đều không khỏi ngạc nhiên bởi các đảo như một “công viên xanh” mát rượi giữa biển khơi. Ảnh: Minh Sáng.

 

Trung tá Nguyễn Thiên Hòa, Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Lớn cho biết, ở Trường Sa hiện nay, những loài cây có sức sống mãnh liệt, chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt của biển khơi và có thời gian sinh trưởng lâu nhất là phong ba, mù u và bàng vuông. Bên cạnh đó là hàng trăm loại cây xanh khác đã được người dân cả nước gửi tặng quân và dân trên đảo.

 

Để phong trào trồng cây xanh phát triển hiệu quả, chỉ huy các đảo và Đoàn Thanh niên đã thường xuyên động viên, khuyến khích cán bộ, đoàn viên thanh niên xung kích chăm sóc cây xanh và làm đẹp cảnh quan môi trường trên đảo.

 

Theo Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải Quân), trong 5 năm qua, đất liền đã ủng hộ quân và dân Trường Sa hơn 34.000 cây xanh các loại chuyển ra trồng nhằm phủ xanh Trường Sa với các loài cây như mù u, bàng vuông, bàng ta, tre, phong ba, bão táp, phi lao, nhàu…, chưa kể hàng trăm tấn đất, hàng chục tấn phân bón hữu cơ, giống cây và vườn ươm mô hình “Vì Trường Sa xanh”.

 

Các đảo thường xuyên động viên, khuyến khích cán bộ, đoàn viên thanh niên xung kích chăm sóc cây xanh và làm đẹp cảnh quan môi trường trên đảo. Ảnh: Minh Sáng.

 

Hiện nay, các đảo đang được quy hoạch trồng mới các loại cây xanh như dừa Bến Tre, Bình Định; phi lao, tre, keo, bạch đàn... Đây là những loại cây xanh sau nhiều năm phát triển có thể khai thác để phục vụ đời sống, sinh hoạt, huấn luyện của quân và dân trên đảo... Ước tính, tỷ lệ phủ xanh ở Trường Sa đến nay đạt khoảng 45% - 50%. Do đó, để phủ xanh toàn bộ huyện đảo này cần khoảng 70 ngàn cây xanh và khoảng 700 tấn phân bón các loại để bảo đảm cây sinh trưởng, phát triển tốt và phủ xanh toàn bộ huyện đảo lâu dài.

 

Ông Ngô Xuân Chinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật Nông nghiệp (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam - Bộ NN-PTNT) cho biết: “Từ 2019 đến nay, chúng tôi đã tập trung phủ xanh được trên các đảo Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông và đặc biệt đối với đảo Đá Tây A trước khi thực hiện chỉ là đảo trắng như sa mạc, cát san hô bị nhiễm mặn và chưa có bất cứ cây trồng nào có thể sống được. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đến nay đảo Đá Tây đã phủ toàn màu xanh và các loại cây sinh trưởng phát triển rất tốt”.

 

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam trao tặng những gói hạt giống cho các đảo. Ảnh: Minh Sáng.

 

Theo ông Chinh, lúc đầu phủ xanh quần đảo Trường Sa mới chỉ có một số loại cây chính là cây phong ba, cây bão táp, cây tra và cây bàng vuông. Tuy nhiên, qua khảo sát, nghiên cứu các điều kiện biển đảo, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã di thực ra đây thêm một số loại cây trồng phù hợp như cây giáng hương, lim xẹt, me tây cùng nhiều loại cây ăn trái như thanh long, chuối, đu đủ, mận, xoài; đặc biệt là cây dừa hiện đang trồng nhiều trên đảo Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông, Song Tử Tây và Đá Tây…

 

Cây xanh ở Trường Sa không những tạo cảnh quan đẹp, điều hòa khí hậu, ngọt hóa đất đai, tạo bóng mát mà còn giúp che chắn gió, bão, góp phần trực tiếp vào khả năng phòng thủ, chiến đấu của quân, dân trên đảo.

 

Hiện nay, nhu cầu trồng thêm cây xanh trên các đảo vẫn còn rất lớn. Ảnh: Minh Sáng.

 

“Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam được giao nhiệm vụ ra nghiên cứu phủ xanh các đảo trên Quần đảo Trường Sa và chuyển giao các mô hình cây trồng vật nuôi giúp cán bộ, chiến sĩ ngoài đảo có thêm nguồn tăng gia sản xuất, cải thiện các bữa ăn hàng ngày, đây là điều rất quý.

 

Kết quả đánh giá thực tế đầu năm 2023 tại các đảo cho thấy hệ thống vườn rau xanh, cây xanh của tất cả các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa rất đẹp và xanh tươi. Đề nghị Viện tiếp tục có phương án tăng cường phủ xanh thêm cho các đảo, nhất là cây phi lao nằm ngoài bờ cát nhằm chắn sóng gió hiệu quả và giữ màu xanh trên đảo tốt hơn”, Chuẩn Đô đốc Phạm Như Xuân, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân cho biết.

 

Minh Sáng - NNVN

 

Trở lại      In      Số lần xem: 286

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD