Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33213419

Thứ hai, 23-03-2015 | 21:09:49

Một nghiên cứu do một sinh viên của trường Đại học Nông nghiệp Hoàng gia Anh tiến hành đã có cái nhìn sâu hơn về cách sử dụng côn trùng thay thế cho đậu tương trong chế độ ăn của gia cầm. Một cặp ruồi giống có thể sinh sản ra đủ con cái để phủ khắp toàn cầu ở độ sâu 47ft trong thời gian chưa đến sáu tháng, mang lại nguồn thực phẩm không giới hạn.

Thứ sáu, 20-03-2015 | 13:42:49

 QTL qAC2 kiểm soát hàm lượng amylose trong hạt gạo

Hàm lượng amylose của phôi nhũ hạt gạo (Oryza sativa L.) ảnh hưởng chính đến phẩm chất cơm. Hạt gạo japonica của giống lúa Kuiku 162 có hàm lượng amylose (AC) thấp và phẩm chất  ngon cơn. NHóm nghiên cứu của Yoshinobu Takeuchi thuộc NARO Institute of Crop Science, Nhật Bản, đã tìm thấy một QTL mới, qAC2, điều khiển AC thấp của giống lúa Kuiku 162. QAC2 đã được lập bản đồ trên vai dài của nhiễm sắc thể số 2

Thứ bảy, 21-03-2015 | 06:01:08

Các nhà khoa học thuộc tổ chức RIKEN Center for Sustainable Resource, Nhật Bản đã phát triển một bộ dữ liệu mới về cây cao lương. Bộ dữ liệu này được gọi là MOROKOSHI, cung cấp thông tin về gen đã được quan sát trong bộ gen cây cao lương ở những giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Công trình được thực hiện bởi phương pháp xét nghiệm bộ transcriptome của loài cao lương Sorghum bicolor mà loài này được người ta xác định có khoảng 20.000 gen.

Thứ sáu, 20-03-2015 | 13:46:38

Một số loại cây trồng thường bị nhiễm bệnh do vi khuẩn dẫn đến chậm phát triển và giá trị dinh dưỡng kém. Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Missouri đã phát hiện ra các đặc điểm về hệ thống bảo vệ của cây trồng. Phát hiện này có thể dẫn đến các giải pháp phòng chống một số loại bệnh do vi khuẩn gây ra ở cây cà chua cũng như cây lê, hoa hồng, đậu tương và lúa. Nhà nghiên cứu hóa sinh Antje Heese cho biết: “Mỗi năm, hàng triệu USD bị mất đi do tác nhân gây bệnh trên cây trồng, trong đó có một vi khuẩn gọi là Pseudomonas syringae. Vi khuẩn này trực tiếp ảnh hưởng đến cà chua và gây bệnh đốm trên trái và lá.

Thứ năm, 19-03-2015 | 08:20:49

Tâm động (centromere) là phần giữa trên nhiễm sắc thể được quan sát khi phân bào giảm nhiễm và phân bào đẳng nhiễm. Hoạt động của tâm động thuộc về di truyền biểu sinh (epigenetic) trong đó các trình tự DNA định vị tại đây không cần xác định chức năng. Trong nghiên cứu này, một đoạn nhiễm sắc thể được xác định ngay sau khi hình thành dãy tâm động de novo (mới) và sự bất hoạt xảy ra đối với vùng tâm động năng động này. Kết quả cho thấy: sự hình thành tâm động de novo xảy ra khá đều đặn.

Thứ năm, 19-03-2015 | 08:02:46

Một nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ở Bắc Carolina đã tìm ra một cách để khuyến khích người trồng sử dụng cây che phủ nhiều hơn ở khu vực Đông Nam nước Mỹ, đó là cho phép chăn thả gia súc ở đó. Cây che phủ làm giảm xói mòn đất, tăng chất hữu cơ, giữ độ ẩm trong đất và cô lập các-bon trong đất, vì vậy rất ít trong số chúng phát thải ra dưới dạng là một loại khí nhà kính.

Thứ tư, 18-03-2015 | 08:36:56

Các nhà nghiên cứu Cornell đã phát triển một phương pháp dự đoán các đột biến xấu trong hệ gien của ngô, giúp giải quyết một thách thức lớn cho các nhà lai tạo trong việc tìm ra các giống cây trồng tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực trong bối cảnh dân số thế giới ngày càng tăng cao. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các khu vực của bộ gien có những ADN không mong muốn.  Đối với tất cả các gien có chứa một đặc điểm mong muốn, nhiều đột biến không mong muốn lại xuất hiện – đây là một trở ngại chung cho các nhà lai tạo giống. Khi biết chính xác vị trí của những đột biến xấu trong hệ gien, các nhà nghiên cứu có thể áp dụng công nghệ chỉnh sửa gien mới cho phép cắt giảm chính xác các lỗi này.

Thứ tư, 18-03-2015 | 08:38:00

Ở Việt Nam bệnh tiên mao trùng (TMT) do Trypanosoma evansi (T.evansi) xuất hiện ở nhiều vùng trên cả nước với tỷ lệ mắc ở trâu là 13 – 30%, bò là 7 – 14%, tỷ lệ chết/mắc là 6,3 – 20%.

Thứ ba, 17-03-2015 | 08:33:30

Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Bioscience và Công nghệ sinh học Hàn Quốc đã phát triển một công nghệ mới nhằm ngăn chặn tình trạng sa mạc hóa bằng cách sử dụng cây trồng công nghệ sinh học. Theo Tiến sĩ Kwak Sang-soo, lãnh đạo nghiên cứu, khoảng 90 phần trăm nguyên nhân gây ra tình trạng sa mạc hóa là do nghèo đói. "Chăn thả gia súc quá mức, gây thiệt hại đến rừng và quản lý quỹ đất và nguồn nước không thích hợp do sự nghèo khó của người dân địa phương là những lý do chính cho trình trạng sa mạc hóa.

Thứ ba, 17-03-2015 | 08:35:17

Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu bước đầu về loài vi khuẩn hữu ích này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và hiểu biết về chúng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc phân lập, khảo sát đặc tính và nhận diện các chủng vi khuẩn này cho sản xuất phân bón sinh học là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD