Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33252536
Giới thiệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng trừ Bọ xít muỗi trên cây điều

Bọ xít muỗi (Helopeltis theivoraH. antonii) là côn trùng gây hại rất quan trọng trên cây điều, nhất là khi cây điều ở thời kỳ ra hoa và quả non. Trong những ngày đầu năm 2017, khi cây điều bước vào thời kỳ ra chồi non, hoa và quả tập trung, thời tiết ở khu vực phía Nam xảy ra hiện tượng thời tiết có mưa bất thường xen lẫn nắng nóng đã tạo điều kiện thuận lợi cho bọ xít muỗi bùng phát gây hại nặng trên diện rộng và rất khó phòng trừ hiệu quả.

ThS. Chu Trung Kiên, Phòng NC Bảo vệ thực vật, Viện KHKT NN miền Nam

 

Bọ xít muỗi (Helopeltis theivoraH. antonii) là côn trùng gây hại rất quan trọng trên cây điều, nhất là khi cây điều ở thời kỳ ra hoa và quả non. Trong những ngày đầu năm 2017, khi cây điều bước vào thời kỳ ra chồi non, hoa và quả tập trung, thời tiết ở khu vực phía Nam xảy ra hiện tượng thời tiết có mưa bất thường xen lẫn nắng nóng đã tạo điều kiện thuận lợi cho bọ xít muỗi bùng phát gây hại nặng trên diện rộng và rất khó phòng trừ hiệu quả.

 

Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh tính kháng thuốc của bọ xít muỗi đối với nhiều nhóm hoá chất được nông dân sử dụng phổ biến trong phòng trừ bọ xít muỗi cũng làm cho hiệu quả phòng trừ giảm. Dưới đây là mốt số chú ý nhằm nâng cao hiệu quả phòng trừ bọ xít muỗi trên cây điều trong trường hợp sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, ngoài việc tỉa cành tạo tán, vệ sinh đồng ruộng, … đã được các nhà chuyên môn giới thiệu:

  • - Xác định chính xác nguyên nhân gây hại: bọ xít muỗi và bệnh thán thư thường cùng gây hại đồng thời trên chồi non, chùm hoa và quả non ở giai đoạn này cho nên cần phun thuốc phòng trừ bọ xít muỗi kết hợp với thuốc phòng trừ bệnh thán thư.
  • - Chọn giai đoạn phun phù hợp: bọ xít muỗi bắt đầu gây hại từ khi chồi non vừa nhú trở đi do đó việc kiểm tra đồng ruộng để phát hiện bọ xít muỗi cần thực hiện ngay từ lúc này. Khi phát hiện thấy có bọ xít muỗi ở đầu chồi vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm nên thực hiện phun phòng trừ.
  • - Thời điểm phun phù hợp: bọ xít muỗi hoạt động mạnh nhất vào chiều tối, thời điểm này bọ xít muỗi ở các lứa tuổi khác nhau thường leo lên chồi non, chùm hoa và quả non để chích hút do đó nên thực hiện phun thuốc từ chiều mát trở đi là tốt nhất. Buổi sáng sớm bọ xít muỗi xuất hiện trên chồi, hoa và quả non không nhiều do lúc này có sương ướt mặt trên của lá, chồi, … làm cản trở các hoạt động của bọ xít muỗi và gây rửa trôi thuốc nên giảm hiệu quả phun thuốc. Ngoài ra, nhiều nhóm thuốc nông dân đang sử dụng thường bị phân huỷ bởi ánh sáng mặt trời do đó hiệu quả phun thuốc vào buổi sáng kéo dài tới gần trưa cũng bị giảm.
  •  
  • Một số nhóm thuốc phòng trừ bọ xít muỗi và bệnh thán thư:
  • - Thuốc phòng trừ bọ xít muỗi: nhóm hoạt chất Emamectin bezoate, Fipronil, … (nên chọn các thuốc có nồng độ hoạt chất cao)
  • - Thuốc phòng trừ bệnh thán thư: Mancozeb + Metalaxyl, Pyraclostrobin + Metiram, ...

Trở lại      In      Số lần xem: 1439

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD