Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33254442
Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản là cách thay đổi nông nghiệp

Phát biểu kết luận tại buổi ra mắt “Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản” diễn ra vào hôm nay, 31-8, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết diễn đàn này sẽ tồn tại song hành với quá trình vận động của nền nông nghiệp Việt Nam, với chỉ đạo, điều hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp…

Không dừng lại ở kết nối giữa bên bán và bên mua, diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản sẽ là “chìa khóa” giúp thay đổi căn bản nền nông nghiệp Việt Nam.

 

Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản giúp thay đổi căn bản nông nghiệp Việt. Ảnh: Trung Chánh.

 

Phát biểu kết luận tại buổi ra mắt “Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản” diễn ra vào hôm nay, 31-8, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết diễn đàn này sẽ tồn tại song hành với quá trình vận động của nền nông nghiệp Việt Nam, với chỉ đạo, điều hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp…

 

“Nó không chỉ là kết nối, giúp bà con tiêu thụ nông sản nhiều hơn, doanh nghiệp tìm được nguồn hàng thuận lợi hơn, mà còn giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan quản lý nông nghiệp thay đổi phương thức, cung cách lãnh đạo, điều hành nền nông nghiệp cả nước cũng như nền nông nghiệp địa phương”, ông Hoan nói.

 

Ông cho rằng lượng “combo” nông sản đưa ra thị trường (thông qua diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản-PV) thời gian qua là không “thấm thía” gì so với lượng nông sản khổng lồ của Việt Nam. Nhưng nó là khởi đầu để chúng ta tạo ra “làn sóng” để có được một phương thức sản xuất, phương thức kinh doanh và vận hành đời sống khác đi, không phải vì dịch bệnh mà vì thích nghi với cuộc cách mạng 4.0. Theo ông, thông qua đó lãnh đạo đất nước, lãnh đạo ngành sẽ nhìn thấy được sự vận hành của thị trường như thế nào, đứt gãy ra sao…

 

Dẫn chuyện hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) xảy ra cách đây hai tháng, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng lúc đó nông dân bán chỉ 5.000 đồng/kg, trong khi ở Buôn Ma Thuột giá 35.000 đồng/kg và Đà Nẵng là 45.000 đồng/kg. “Rõ ràng, đã có sự thừa và thiếu cung cục bộ, có sự không khớp nối giữa sản xuất và thị trường do không kết nối được thông tin dữ liệu trong từng mùa vụ, giữa người sản xuất và tiêu thụ”, ông nhận xét. Theo ông, đó là nhược điểm chung của nền nông nghiệp Việt Nam, tức mù mờ dữ liệu thông tin, người bán không biết người mua, người mua không biết người bán, không rõ về chất lượng…

 

Ông cho rằng, thông qua diễn đàn này, sẽ bắt đầu hình thành được một hệ sinh thái nông nghiệp để từ hệ sinh thái này sẽ kích hoạt tư duy, kích hoạt tam giác phát triển: Nhà nước, thị trường và xã hội. “Ở đây, là cơ quan quản lý chuyên ngành nông nghiệp, hiệp hội ngành hàng nông nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp và người nông dân và tam giác đó là chỗ dựa kết nối phát triển nền nông nghiệp này”, ông nói.

 

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, diễn đàn này sẽ trở thành nơi thu thập ý tưởng từ doanh nghiệp, qua đó giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu sâu hơn về chuỗi ngành hàng, về hệ thống hạ tầng logistics, kho bãi vùng nội địa ở trong chuỗi kết nối nội địa cho 100 triệu dân.

 

“Thông qua đó, chúng ta cũng nâng cao năng lực, kỹ năng sản xuất của người nông dân để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như kỹ năng chuyên nghiệp hơn của người kinh doanh nông sản và bộ máy quản lý cũng phải chuyên nghiệp hơn để nó vận hành đáp ứng được tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng”, ông nhấn mạnh.

 

Trước đó, ông Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn kinh tế hợp tác, Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết đến thời điểm này tổ công tác 970 đã kết nối được 1.341 đầu mối để cung cấp các mặt hàng nông, thuỷ sản tươi sống và sơ chế chế biến.

 

Theo ông Hải, sau ba tuần triển khai thí điểm gói combo, kết quả đạt được đáng quan tâm, trong đó, hai tuần đầu, đã thực hiện được 37.000 gói combo và mỗi ngày tiêu thụ được khoảng 300-400 tấn nông sản cho người dân.

 

Ông Hải cho biết, từ ngày 23-8 đến nay, giao hàng gặp khó khăn do kiểm soát giao thông ở TPHCM để thực hiện phòng chống dịch bệnh, nhưng lượng đặt hàng là rất lớn. Trong đó, riêng ngày 24-8, tổng cộng có khoảng 3,6 tỉ đồng tiền đơn đặt hàng các combo, nhưng khả năng giao hàng chỉ khoảng 10% trong số đó.

 

Theo ông Hải, ngày 30-8, có 41.000 combo (tương đương 410 tấn nông sản) từ tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang đã giao hàng về TPHCM và Bình Dương. “Riêng thời điểm sáng hôm nay, 31-8, có 43.000 gói combo đã được giao lên TPHCM và Bình Dương và số lượng từ đây đến chiều còn tăng nữa”, ông nói.

 

Ông Hải cho rằng, hoạt động đặt các gói combo trên nền tảng thương mại điện tử, có những lúc chỉ trong vòng 10 phút có 55.000 lượt đăng nhập đặt hàng. “Nhu cầu của người dân rất lớn và tổ công tác 970 cũng đã chuẩn bị làm việc với tất cả các tỉnh để xây dựng các đầu mối”, ông cho biết.

 

Theo ông Hải, Tổ công tác 970 cũng đưa ra hai phương án cung cấp nông sản cho người dân TPHCM: thứ nhất, cung cấp 50% nhu cầu nông sản thiết yếu với lượng hàng một ngày khoảng 2.100 tấn, với khoảng hơn 1.300 đầu mối ở 26 tỉnh, thành đã liên kết, chỉ cần “kích hoạt” hệ thống thì 3 ngày là lượng hàng lên rất lớn và chỉ cần 24 giờ là có khả năng cung cấp về TPHCM 300-400 tấn.

 

Thứ hai, trường hợp cung cấp 100% các nông sản thiết yếu cho TPHCM với lượng khoảng 4.500 tấn/ngày, với điều kiện có sự hỗ trợ của quân đội hoặc cơ quan nhà nước trong khâu vận chuyển thì cũng sẽ thực hiện được.

 

Trung Chánh - KTSG.

Trở lại      In      Số lần xem: 241

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD