Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
![]() |
|
![]() |
|
Nghiên cứu thực trạng sử dụng phân đạm, lân, kali và lưu huỳnh cho cà phê vối ở tỉnh Lâm Đồng | ||||||||||
Nghiên cứu do tác giả Lâm Văn Hà thuộc TT NC đất, Phân Bón và Môi trường Phía Nam – Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục tình hình sử dụng phân bón mất cân đối (về tỉ lệ và liều lượng) của nông dân. |
||||||||||
Nghiên cứu do tác giả Lâm Văn Hà thuộc TT NC đất, Phân Bón và Môi trường Phía Nam – Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục tình hình sử dụng phân bón mất cân đối (về tỉ lệ và liều lượng) của nông dân.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu điều tra, có sự tham vấn cộng đồng (PRA) về thực trạng sử dụng phân khoáng (N, P, K và S) trong năm 2013 - 2014 tại 3 huyện sản xuất cà phê chủ lực của Lâm Đồng (Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm) với tổng số 135 phiếu điều tra.
Kết quả cho thấy: tổng diện tích cà phê của 3 huyện là 108.564 ha, chiếm 71,6% diện tích cà phê toàn tỉnh. Năng suất trung bình đạt 3,64 tấn nhân/ha. Việc sử dụng phân bón N, P, K và S cho cà phê vối ở thời kỳ kinh doanh là chưa hợp lý về liều lượng, tỉ lệ và kỹ thuật bón. Hầu hết nông dân bón đạm, lân và lưu huỳnh cao hơn so với khuyến cáo. Liều lượng đạm, lân và lưu huỳnh trung bình nông dân bón cho cà phê vối cao hơn so với mức khuyến cáo và đạt mức: 448,47 kg N/ha/năm, 324,07 kg P2O5/ha/năm, 323,66 kg S/ha. Còn lượng kali sử dụng thấp hơn so với năng suất đạt được: có tới 36,3% số hộ bón kali ở mức thấp (80-250 kg K2O /ha/năm). Tỉ lệ các nguyên tố N, P, K chưa được cân đối theo nhu cầu của cây cà phê (N:P2O5:K2O là 1,38:1:0,94). Hầu hết nông dân dùng phân dạng hỗn hợp NPK (98,7%). Các loại phân đơn được sử dụng ở tỉ lệ thấp hơn như SA 36,1%, urê 37,4%, lân nung chảy 24,5%, lân super 36,3%, kali clorua 35,6%. Nông dân chưa quan tâm đến kỹ thuật bón phân, 93,4% hộ chủ yếu bón rải trên mặt đất đón mưa.
Việc áp dụng các biện pháp canh tác bền vững cho cà phê còn chưa đồng bộ do có rất ít hộ tham gia vào các chương trình như 4C, Uztus,… Đây là các trở ngại lớn trong những năm tới cho canh tác cà phê bền vững ở Lâm Đồng.
ltnanh - Canthostnews, theo TC NN&PTNT. |
||||||||||
![]() ![]() ![]() |
||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|