Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

 

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  37268635
Ngô đẻ nhánh phát triển tốt trong môi trường bất lợi
Thứ năm, 10-11-2022 | 08:07:34

Không thể phủ nhận, ngô là một trong những cây trồng quan trọng nhất trên thế giới. Từ việc cung cấp thức ăn cho người và gia súc, cho đến nhiều mục đích sử dụng trong công nghiệp, con người đã trồng nó trong khoảng 10.000 năm.

 

Description: D:Acer D2022BMstory-tillering-19-800x600.png

Trồng ngô trên một cánh đồng ở vùng Pampas, miền nam Argentina. Phần lớn ngô ở vùng này được trồng để làm thức ăn cho gia súc. Ảnh: Ignacio Massigoge.

 

Theo truyền thống, ngô được trồng ở những vùng có năng suất cao nhất trên thế giới. Những vùng này có đất tốt, lượng mưa thích hợp và nhiều hơn thế nữa. Hãy nghĩ đến những nơi như Trung Tây Hoa Kỳ, nơi bạn có thể tìm thấy một linh vật của trường đại học liên quan đến ngô. Trong những năm gần đây, việc sản xuất ngô đã tăng lên ở các khu vực kém hiệu quả trên thế giới nhờ sự phát triển của các giống ngô lai mới và các biện pháp canh tác được cải thiện.

 

Một biện pháp canh tác phổ biến ở các vùng hiệu quả thấp là tăng khoảng cách giữa các cây ngô trong hàng. Khoảng cách giữa các cây được gọi là mật độ cây. Với mật độ cây trồng thấp hơn, ngô sẽ ít cạnh tranh hơn về nước, chất dinh dưỡng và các nguồn tài nguyên khác. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận nhiều hơn với các chất dinh dưỡng có thể khiến ngô đẻ nhánh.

 

Bạn có biết rằng về mặt kỹ thuật, ngô thuộc họ cỏ? Giống như các loại cỏ khác, ngô có thể phát triển đẻ nhánh, một cấu trúc phân nhánh được tìm thấy tự nhiên ở gốc cây ngô. Đẻ nhánh cần dinh dưỡng để phát triển. Do đó, chúng có thể được coi là phiền toái khi lấy đi chất dinh dưỡng từ bộ phận quan trọng nhất của cây: trái ngô! Hiểu cách ngô đẻ nhánh ảnh hưởng đến năng suất ngô ở những vùng kém năng suất là rất quan trọng.

 

Ignacio Massigoge, nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Mar del Plata và nhóm của ông nghiên cứu ngô và đẻ nhánh ngô ở Pampas của Argentina. Massigoge cho biết: “Nghiên cứu có thể giúp ổn định và tối đa hóa năng suất ngô sẽ có tác động đáng kể trong những môi trường bất lợi”.

 

Nghiên cứu này gần đây đã được công bố trên Tạp chí Crop Science, một ấn phẩm của Hiệp hội Khoa học Cây trồng Hoa Kỳ.

 

“Nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của ngô đẻ nhánh khi trồng ngô ở mật độ thấp hơn”, Massigoge nói. Sự xuất hiện đẻ nhánh ảnh hưởng như thế nào đến năng suất ngô trong các môi trường khác nhau ở Pampas? Mối quan hệ giữa ngô đẻ nhánh, môi trường và năng suất ngô là gì? Đây là tất cả các câu hỏi mà nhóm đã làm việc để trả lời.

 

Description: D:Acer D2022BMstory-tillering-20-800x600.png

Những hàng ngô không để đẻ nhánh, được trồng ở vùng Pampas, miền nam Argentina. Ảnh: Ignacio Massigoge.

 

Các nhà nghiên cứu đã thiết lập 11 thí nghiệm ngoài đồng trong suốt hai năm ở Pampas, miền nam Argentina. Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ ngô có và không có đẻ nhánh tại 11 địa điểm có ánh sáng mặt trời, lượng mưa và nhiệt độ khác nhau. Đối với ngô đang được nghiên cứu không để đẻ nhánh, các nhà nghiên cứu phải ngắt bỏ nhánh bằng tay.

 

Các dữ liệu như mật độ cây, số bắp trên mỗi cây, số nhánh trên cây và năng suất ngô đã được thu thập và đánh giá. Thu thập dữ liệu này đã dẫn đến kết quả thú vị: Trong nhiều môi trường khác nhau, việc ngô đẻ nhánh hoặc có thể duy trì hoặc làm tăng năng suất ngô so với ngô không đẻ nhánh.

 

“Ưu điểm của ngô đẻ nhánh so với ngô không đẻ nhánh đã thể hiện rõ trên nhiều loại môi trường. Đáng chú ý, ngô đẻ nhánh không tạo ra tác động tiêu cực đến năng suất ngô tổng thể ngay cả trong những môi trường bất lợi nhất được đánh giá”, Massigoge nói. “Người nông dân/nhà sản xuất trong môi trường hạn chế có thể sử dụng những phát hiện này để hiểu được ảnh hưởng của ngô đẻ nhánh khi trồng ngô ở mật độ thấp hơn”.

 

Description: D:Acer D2022BMstory-tillering-11-800x600.png

Thân ngô thành thục hoàn toàn có ba trái ngô. Ngô phát triển trên thân chính, nhưng cũng có thể phát triển trên các nhánh nếu có đủ tài nguyên (nước, ánh sáng mặt trời, chất dinh dưỡng) như trong ảnh này. Ảnh: Fernando Ross.

 

Mật độ trồng thấp hơn thì có lợi trong các môi trường bất lợi như vùng Pampas. Giảm mật độ cây làm giảm sử dụng nước và tăng nước hữu dụng, vì vậy một trong những thách thức chính đối với ngô trong những điều kiện hạn chế này là sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng ngô đẻ nhánh có thể giúp ngô sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên và thích ứng với môi trường, khi những điều kiện môi trường tốt hơn dự kiến.

 

Nghiên cứu này rất quan trọng đối với Massigoge và nhóm của ông. “Trong lịch sử, hầu hết các nghiên cứu về cây ngô đều tập trung vào môi trường năng suất cao. Các khuyến nghị đối với các vùng năng suất thấp hơn ít có tiến bộ hơn, vì vậy các nghiên cứu ứng dụng có thể giúp ổn định và/hoặc tối đa hóa năng suất ngô sẽ tạo ra tác động đáng kể đến sản xuất”.

 

Theo Massigoge, nghiên cứu về sự đẻ nhánh của ngô rất hiếm, có thể do mật độ cây trồng truyền thống cao phổ biến trong môi trường hiệu quả không cho phép ngô phát triển việc đẻ nhánh. “Kiến thức mới này có thể hỗ trợ việc phát triển các công cụ hỗ trợ quyết định cho người nông dân trong các môi trường bất lợi hơn”.

 

Nguyễn tiến Hải theo Agronomy.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1343

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Rau chân vịt hoang dại mở ra con đường để tạo ra các giống rau chân vịt kháng bệnh
  • Vai trò của quản lý độ ẩm đất và cô lập carbon trong nông nghiệp đối với việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính
  • Tuần tin khoa học 948 (30/06-06/07/2025)
  • Hậu quả của việc trồng quá nhiều ngô Bt ở Hoa Kỳ
  • Cộng sinh kép với hai loài nấm rễ (arbuscular mycorrhizal fungi) giúp cây khỏe mạnh hơn
  • Bảo vệ mùa vụ trước những thách thức trong tương lai đòi hỏi nỗ lực khẩn trương và bền bỉ
  • Tuần tin khoa học 945 (09-15/06/2025)
  • Protein kháng bệnh ở thực vật bất ngờ thúc đẩy quá trình già hóa trong nghiên cứu tại phòng thí nghiệm
  • Thực vật không quan tâm đến trọng lực trong lúc diễn ra hạn hán để tìm kiếm nước
  • Trí tuệ nhân tạo và di truyền học có thể giúp nông dân trồng ngô với ít phân bón hơn
  • Phân tử thực vật mới thúc đẩy sự cộng sinh giữa thực vật và nấm để cải thiện cây trồng
  • Phương pháp mới mang lại góc nhìn mới về sự suy giảm côn trùng
  • Nghiên cứu phát hiện hợp chất có thể chế ngự vị cay của trái ớt
  • Tuần tin khoa học 492 (15-21/08/2016)
  • Sử dụng cây che phủ để loại bỏ chất ô nhiễm khỏi đất canh tác
  • Hấp thu không khí, tạo ra năng lượng
  • Tác động của pH đến năng suất, sự phát triển rễ và hấp thụ dinh dưỡng của cây hồ tiêu (Piper nigrum L.)
  • Sâu bệnh hại ngô chịu ảnh hưởng của khí hậu
  • Phản ứng với stress mặn của lúa (Oryza sativa L.) với sự đa dạng ở giai đoạn lúa trổ đến thu hoạch
  • Ảnh hưởng của ba khoảng cách hàng trên các đặc tính nông học và năng suất của năm giống đậu nành [Glycine max (L.) MERR.] vụ xuân hè 2015 tại tỉnh Vĩnh Long
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD