Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

 

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  37268874
Sâu bệnh hại lan rộng hơn trước đây
Thứ sáu, 19-07-2019 | 08:25:43

Nghiên cứu mới đây cho thấy các loài côn trùng và bệnh gây hại cho cây trồng có khả năng xuất hiện ở nhiều nơi được cho là không có chúng.

 

Rệp hại lá bắp. Ảnh: Merle Shepard, Gerald R Carner & PAC Ooi.

 

Các loài sâu hại chưa từng được báo cáo ở một số khu vực đặc biệt thường được cho là không có chúng, nhưng phân tích của Đại học Exeter chỉ ra rằng nhiều loài hiện tại chưa có nghiên cứu nhưng thực tế có thể đã hiện diện (có khả năng hơn 75%).

 

Nghiên cứu đã xác định số lượng lớn sâu bệnh trong danh mục này ở Trung Quốc, Ấn Độ, miền nam Brazil và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

 

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu cho 1.739 loài gây hại trong cơ sở dữ liệu phân phối dịch hại của Trung tâm Nông nghiệp và Khoa học Sinh học (CABI).

 

Tiến sĩ Dan Bebber, thuộc Đại học Exeter cho biết “mô hình của chúng tôi cho phép chúng tôi định lượng rủi ro về một loại dịch hại nhất định ở một nơi nào đó. Phương pháp của chúng tôi, để kiểm tra độ chính xác của mô hình, sử dụng các quan sát dịch hại từ Trung Quốc được công bố trong tài liệu Trung Quốc, chưa được tích hợp vào cơ sở dữ liệu dịch hại toàn cầu. Nhiều loài mà mọi người lo lắng tìm thấy ở một số nơi có lẽ chúng đã xuất hiện ở đó rồi. Giai đoạn ban đầu rất quan trọng nếu chúng ta muốn ngăn chặn sự lây lan của dịch hại, vì vậy có những loài gây hại chúng ta phải tập trung nỗ lực để ngăn chặn”.

 

Việc phát hiện sâu bệnh hại cây trồng và mầm bệnh ở các khu vực mới đã tăng lên nhanh chống trong những năm gần đây, chủ yếu do thương mại toàn cầu, một phần do biến đổi khí hậu. Nhằm mục tiêu vào các khu vực rất có khả năng sẽ xuất hiện sâu bệnh hại là một chìa khóa quan trọng trong việc khắc phục sự lây lan của chúng và giảm thiệt hại mùa màng.

 

Tiến sĩ Bebber nói “Các nghiên cứu trước đây thường cho rằng các loài gây hại không được báo cáo trong cơ sở dữ liệu phân phối toàn cầu thể hiện sự vắng mặt của chúng. Phân tích của chúng tôi cung cấp một phương pháp để định lượng những sự vắng mặt ảo này, cho phép cải thiện mô hình phân phối và phân tích rủi ro”.

 

Lê Thị Thanh theo Đại học Exeter.

Trở lại      In      Số lần xem: 704

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Rau chân vịt hoang dại mở ra con đường để tạo ra các giống rau chân vịt kháng bệnh
  • Vai trò của quản lý độ ẩm đất và cô lập carbon trong nông nghiệp đối với việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính
  • Tuần tin khoa học 948 (30/06-06/07/2025)
  • Hậu quả của việc trồng quá nhiều ngô Bt ở Hoa Kỳ
  • Cộng sinh kép với hai loài nấm rễ (arbuscular mycorrhizal fungi) giúp cây khỏe mạnh hơn
  • Bảo vệ mùa vụ trước những thách thức trong tương lai đòi hỏi nỗ lực khẩn trương và bền bỉ
  • Tuần tin khoa học 945 (09-15/06/2025)
  • Protein kháng bệnh ở thực vật bất ngờ thúc đẩy quá trình già hóa trong nghiên cứu tại phòng thí nghiệm
  • Thực vật không quan tâm đến trọng lực trong lúc diễn ra hạn hán để tìm kiếm nước
  • Trí tuệ nhân tạo và di truyền học có thể giúp nông dân trồng ngô với ít phân bón hơn
  • Phân tử thực vật mới thúc đẩy sự cộng sinh giữa thực vật và nấm để cải thiện cây trồng
  • Phương pháp mới mang lại góc nhìn mới về sự suy giảm côn trùng
  • Nghiên cứu phát hiện hợp chất có thể chế ngự vị cay của trái ớt
  • Tuần tin khoa học 492 (15-21/08/2016)
  • Sử dụng cây che phủ để loại bỏ chất ô nhiễm khỏi đất canh tác
  • Hấp thu không khí, tạo ra năng lượng
  • Tác động của pH đến năng suất, sự phát triển rễ và hấp thụ dinh dưỡng của cây hồ tiêu (Piper nigrum L.)
  • Sâu bệnh hại ngô chịu ảnh hưởng của khí hậu
  • Phản ứng với stress mặn của lúa (Oryza sativa L.) với sự đa dạng ở giai đoạn lúa trổ đến thu hoạch
  • Ảnh hưởng của ba khoảng cách hàng trên các đặc tính nông học và năng suất của năm giống đậu nành [Glycine max (L.) MERR.] vụ xuân hè 2015 tại tỉnh Vĩnh Long
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD