Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

 

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  37269152
Tuần tin khoa học 793 (20-26/06/2022)
Thứ bảy, 18-06-2022 | 06:14:25

Chymotrypsin và tính kháng sâu đục thân bắp

 

Nguồn: Eun Young KimJin Kyo JungI Hyeon KimYonggyun Kim. 2022. Chymotrypsin is a molecular target of insect resistance of three corn varieties against the Asian corn borer, Ostrinia furnacalis.  PLoS One; 2022 Apr 8;17(4):e0266751.

 

Hình: Ostrinia furnacalis, Asian corn borer.

 

Sâu đục thân bắp Ostrinia furnacalis, là côn trùng gây hại rất nặng trên thân và lá bắp ở châu Á. Chúng phá hại từ bên trong thân, do vậu sâu non không trực tiếp tiếp xúc với thuốc trừ sâu khi người ta phun thuốc. Muốn giảm thiểu sự phá hại của sâu O. furnacalis, người ta phải cải tiến tính kháng của giống bắp như một chến lược phòng trừ quan trọng. Nghiên cứu này xem xét 27 giống bắp biểu hiện tính kháng sâu với ba giống được sàng lọc: Ilmichal (IM), P3394, và Kwangpyeongok (KP) có tính kháng cao. Sâu non O. furnacalis không biểu thị khác biệt đáng kể về tính ưa thích trong ba giống bắp kháng sâu này và giống đối chúng nhiễm sâu hại. Tuy nhiên, những giống kháng sau khi xâm nhiễm đều biểu hiện sự khác biệt đáng kể về sự phát triển của sâu non O. furnacalis. Điều này gợi ra rằng tính kháng sâu được kích hoạt bởi cơ chấ kháng hóa sinh (antibiosis), không phải cơ chế antixenosis. Thật vậy, sâu non ăn thân bắp của những giống thí nghiệm bị ảnh hưởng bởi hoạt tính chymotrypsin (CHY) thấp trong dịch tiêu hóa ở ruột non. Muốn xác định hoạt tính của CHY làm ức chế giống kháng, người ta xem xét chín gen CHY (Of-CHY1~Of-CHY9) thông qua hệ transcriptome của O. furnacalis. Sáu gen (Of-CHY1~Of-CHY6) đều biểu hiện trong tát cả các giai đoạn côn trùng phát triển và ở các mô. Đạc biệt là, Of-CHY3 biểu hiện mạnh mẽ trong ruột non của sâu non O. furnacalis. Kết quả can thiệp bằng RNA interference (RNAi) sử dụng double-stranded RNA (dsRNA) chuyên tính với  Of-CHY3 (2 μg phân tử dsRNA tiêm vào trên mỗi L5 sâu non) cho kết quả làm suy giảm mức độ biểu hiện Of-CHY3 sau xử lý 24 giờ. Cho sâu non L3 ăn dsRNA này cũng làm ức chế đáng kể hàm lượng Of-CHY3 và làm giảm hoạt tính enzyme của nó sau khi xử lý 24 giờ. Một dòng vi khuẩn Escherichia coli tái tổ hợp biểu hiện dsRNA chuyên tính với Of-CHY3 được thiết kế thành vector L4440. Cho sâu ăn vi khuẩn tái tổ hợp này đã ức chế mức độ biểu hiện Of-CHY3 có ý nghĩa và ngăn ngừa sâu non phát triển. Kết quả cho thấy ba giống kháng nói trên có thể sản sinh ra resistance factor(s) ức chế hoạt động của CHY trong con sâu O. furnacalis và ứ chế tăng trưởng sâu non. Nghiên cứu còn cho thấy CHY có thể được xem là một inhibition target của O. furnacalis trong cải tiến giống bắp cao sa3nkha1ng sâu đục thân.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35395036/

 

Giống bắp chuyển gen BT kháng sâu Chilo partellusBusseola fusca

 

Nguồn: Michael H OtimSimon AlibuGodfrey AseaGrace AbaloJulius Pyton SserumagaStella AdumoJane AlupoStephen OchenTadele TeferaAnani Y BruceYoseph BeyeneBarbara MeiselRegina TendeFrancis Nang'ayoYona BagumaStephen MugoSylvester O Oikeh. 2022. Performance of Bt maize event MON810 in controlling maize stem borers Chilo partellus and Busseola fusca in Uganda. Crop Protection; 2022 Jun;156:105945

 

Sâu đục thân bắp là đối tượng gây hại lớn tại Uganda. Nghiên cứu được thực thiện trên dòng bắp 2014-2016 để đánh giá hiệu quả của dòng bắp lai Bt biểu hiện gen kháng Cry1Ab (dòng sự kiện MON810) đối với hai loài sâu đục thân ở Uganda – người ta gọi đó là African stem borer (Busseola fusca) và  spotted stem borer (Chilo partellus) – nghiệm thức thả sâu ăn nhân tạo. Thí nghiệm bao gồm14 dòng bắp lai chưa thương mại hóa, bao gồm 7 cặp lai có Bt và không có Bt (isolines), 3 dòng lai thương mại hóa không có Bt và một đối chứng sâu đục thân điển hình. Tất cả thông số gây hại của sâu đục thân (lá bị hại, số lóng thân bị hại và chiều dài bị hại) đều khác biệt đáng kể so với bắp lai Bt trong các dòng isolines, dòng bắp lai đối chứng kháng truyền thống, và dòng bắp lai địa phương. Năng suất trung bình cao hơn có ý nghĩa 29.4-80.5% trong các dòng bắp lai Bt so với dòng non-Bt hybrids. Ke61tqua3 minh chứng rằng dòng bắp Bt biểu hiện Cry1Ab có ý nghĩa bảo vệ cây chống lại thiệt hại trên lá bắp và thân bắp, làm hạn chế sự du nhập sâu đục thân vào cây bắp, làm cho năng suất cao hơn dòng bắp ali non-transgenic. Do đó, dòng bắp lai Bt có tiềm năng quản lý sâu đục thân hại bắp ở Uganda.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35662834/

 

Di truyền tính kháng bệnh héo rũ khoai tây

 

Nguồn: Paulina PaluchowskaJadwiga ŚliwkaZhimin Yin. 2022. Late blight resistance genes in potato breeding. Planta; 2022 May 16;255(6):127.  doi: 10.1007/s00425-022-03910-6.

 

Hình: Phytophthora infestans.

 

Sử dụng gen kháng bệnh héo rũ  đánh dấu mục tiêu những effectors cực kỳ bảo thủ của nấm Phytophthora infestans và làm nên gene pyramids (dòng tích hợp gen đích)  có thể dẫn đến kết quả giống khoai tây kháng phổ rộng, bền vững, thông qua kỹ thuật di truyền. Koai tây (Solanum tuberosum L.) là một trong những loài cây lương thực quan trọng nhất của thế giới. Năm 2020, sản lượng khoai tây được ước đoán hơn 359 triệu tons theo thống kê của FAO. Khoai tây chịu ảnh hưởng bởi nhiều pathogens, trong số đó, Phytophthora infestans, gây bệnh héo rũ (late blight),là đối tượng quan trọng bậc nhất về kinh tế. Bảo vệ thực vật chống lại bệnh late blight có nhu cầu lớn về sử dụng thuộc diệt khuẩn, gây tác động xấu đến môi trường và nhân loại. Do đó, giống khoai tây mới đã và đang được người ta lai tạo từ những gen kháng củ giống cho (Rpi genes) có nguồn gốc từ loài khoai tây hoang dại. Chương trình ấy đã được khởi động từ  100 năm trước đây, những tiến trình vô cùng phức tạp và kéo dài. Sự phát triển của công nghệ di truyền Đã cho phép người ta  chuyển trực tiếp gen kháng  từ loài khaoi tây hoang dại vào giống khoai tây trồng trọt và thực hiện dễ dàng hơn chiến lược chồng gen (tích hợp gen) theo cách pyramiding of multiple Rpi genes, sự kiện này làm gia tăng đáng kể tính kháng bền vững và phổ kháng rộng của khoai tâylàm tiến hóa nhanh các chủng nòi nấm P. infestans. Bài tổng quan này tóm tắt những kiến thức hiện nay có liên quan đến gen Rpi. Người ta thảo luận các sử dụng các gen Rpi trong lai tạo giống cũng như sự phát hiện gen đích có trong giống khoai tây trồng trọt. Cuối cùng, người ta tổng quan những nguồn cho gen Rpi mới và phương pháp mới trong tương tác giữ ký chủ và ký sinh P. infestans.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35576021/

 

WHITE-CORE RATE 1 & phẩm chất gạo

 

Nguồn: Wu B, Yun P, Zhou H, Xia D, Gu Y, Li P, Yao J, Zhou Z, Chen J, Liu R, Cheng S, Zhang H, Zheng Y, Lou G, Chen P, Wan S, Zhou M, Li Y, Gao G, Zhang Q, Li X, Lian X, He Y. 2022. Natural variation in WHITE-CORE RATE 1 regulates redox homeostasis in rice endosperm to affect grain quality. Plant Cell. 2022 Apr 26;34(5):1912-1932.

 

Độ bạo bụng gạo làm giảm phẩm chất gạo thương phẩm (Oryza sativa). Đây là tính trạng không mong muốn của nhà chọn giống và người tiêu dùng trên của thị trường. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết rõ cơ sở di truyền phân tử của độ bạc bụng. Ở đây, các tác giả nghiên cứu đã dòng hóa được gen mã hóa F-box WHITE-CORE RATE 1 (WCR1), Gen này điều tiết không tích cực biểu hiện tính trạng bạc bụng hạt gạo và cải tiến phẩm chất lúa gạo. MỘt biến thể chức năng A/G trong vùng promoter của gen WCR1 làm phát sinh ra alen WCR1A WCR1G, có nguồn gốc từ giống lúa japonica nhiệt đới và loài lúa hoang Oryza rufipogon, theo thứ tự. OsDOF17 là một phân tử transcriptional activator kết gắn AAAAG cis-element trong promoter của gen WCR1A. WCR1 ảnh hưởng tích cực sự phiên mã  của gen mã hóa metallothionein, gen MT2b và tương tác với gen MT2b để ức chế sự thoái hóa phân tử 26S proteasome của nó, dẫn đến kết quả làm giảm ROS (reactive oxygen species) và làm trì hoãn lập trình gây chết của tế bào trong nội nhũ cây lúa. Ngược lại, kết quả dẫn đến độ bạc bụng giảm. Kết quả này làm rõ cơ chế phân tử của tiến trình làm ra bạc bụng trong hạt gạo và xác định biến thể di truyền tự nhiên đầy triển vọng WCR1A, để áp dụng vào chương trình cải tiến giống lúa.

 

Xem  https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35171272/

 

Hình 2: Dòng hóa trên cở sở bản đồ di truyền QTL WCR1 và tính trạng nông học của các dòng con lai gần như đẳng gen NILs.

Trở lại      In      Số lần xem: 232

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Rau chân vịt hoang dại mở ra con đường để tạo ra các giống rau chân vịt kháng bệnh
  • Vai trò của quản lý độ ẩm đất và cô lập carbon trong nông nghiệp đối với việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính
  • Tuần tin khoa học 948 (30/06-06/07/2025)
  • Hậu quả của việc trồng quá nhiều ngô Bt ở Hoa Kỳ
  • Cộng sinh kép với hai loài nấm rễ (arbuscular mycorrhizal fungi) giúp cây khỏe mạnh hơn
  • Bảo vệ mùa vụ trước những thách thức trong tương lai đòi hỏi nỗ lực khẩn trương và bền bỉ
  • Tuần tin khoa học 945 (09-15/06/2025)
  • Protein kháng bệnh ở thực vật bất ngờ thúc đẩy quá trình già hóa trong nghiên cứu tại phòng thí nghiệm
  • Thực vật không quan tâm đến trọng lực trong lúc diễn ra hạn hán để tìm kiếm nước
  • Trí tuệ nhân tạo và di truyền học có thể giúp nông dân trồng ngô với ít phân bón hơn
  • Phân tử thực vật mới thúc đẩy sự cộng sinh giữa thực vật và nấm để cải thiện cây trồng
  • Phương pháp mới mang lại góc nhìn mới về sự suy giảm côn trùng
  • Nghiên cứu phát hiện hợp chất có thể chế ngự vị cay của trái ớt
  • Tuần tin khoa học 492 (15-21/08/2016)
  • Sử dụng cây che phủ để loại bỏ chất ô nhiễm khỏi đất canh tác
  • Hấp thu không khí, tạo ra năng lượng
  • Tác động của pH đến năng suất, sự phát triển rễ và hấp thụ dinh dưỡng của cây hồ tiêu (Piper nigrum L.)
  • Sâu bệnh hại ngô chịu ảnh hưởng của khí hậu
  • Phản ứng với stress mặn của lúa (Oryza sativa L.) với sự đa dạng ở giai đoạn lúa trổ đến thu hoạch
  • Ảnh hưởng của ba khoảng cách hàng trên các đặc tính nông học và năng suất của năm giống đậu nành [Glycine max (L.) MERR.] vụ xuân hè 2015 tại tỉnh Vĩnh Long
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD