Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

 

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  11
 Số lượt truy cập :  37269227
Xây dựng mô hình sản xuất và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành theo VietGAP tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Thứ ba, 26-05-2020 | 08:15:55

Hiện nay nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước về sản phẩm cây ăn quả và rau màu đang hướng tới chất lượng cao và an toàn thực phẩm. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, những đòi hỏi của nhà nhập khẩu cần biết rõ thông tin sản phẩm qua truy nguyên nguồn gốc sản phẩm và nơi sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP được đảm bảo những nguyên tắc về môi trường sản xuất an toàn, không chứa các tác nhân gây bệnh do nhiễm sinh học (vi khuẩn, nấm, virus,...) và hóa chất tồn dư trong sản phẩm (dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrat, kim loại nặng) có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Người trồng cây bưởi, cam sành phải lựa chọn loại phân bón, thuốc BVTV, phòng trừ sâu bệnh, xử lý sau thu hoạch, vận chuyển sản phẩm, đạt yêu cầu an toàn thực phẩm và không ngừng cải tiến về hệ thống quản lý các hoạt động sản xuất từ ngoài đồng đến nhà đóng gói, giúp tăng năng suất, đạt chất lượng quả tươi, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người trực tiếp sản xuất.

 

 

Bưởi và cam sành là hai chủng loại cây ăn quả có qui mô sản xuất khá lớn ở hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre so với các tỉnh ở ĐBSCL, đến năm 2016 bưởi và cam sành diện tích là 1267,7 ha với sản lượng 19.154,6 tấn (Sở nông nghiệp và PTNT Bến Tre và Tiền Giang, 2016). Sản xuất bưởi và cam đã và đang góp phần giải quyết công ăn việc làm vào tạo thu nhập cho nhiều hộ nông dân tại hai tỉnh và đem lại nguồn thu cho đất nước thông qua hoạt động bán nội địa và xuất khẩu.

 

Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất cho mô hình bưởi chưa được nghiên cứu để xác định mức chi phí đầu vào hợp lý nhằm đạt hiệu quả năng suất đầu ra, để giúp người trồng bưởi nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. Do đó, Cơ quan chủ quản Viện cây ăn quả miền Nam cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Tiến sĩ Lê Quốc Điền cùng triển khai dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành theo VietGAP tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” là rất cần thiết, để từ đó hướng hình thành mô hình liên kết các hợp tác xã sản xuất theo một qui trình thống nhất các sản phẩm, quản lý chất lượng an toàn theoVietGAP để dễ dàng xâm nhập vào thị trường khó tính.

Sau thời gian thực hiện nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau: 

Hầu hết nhà vườn chưa quan tâm ghi chép sổ nhật ký (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhật ký thu hoạch và bán sản phẩm); Qui trình trồng chưa thống nhất; kỹ thuật quản lý vườn còn yếu kém; môi trường trồng nhà vệ sinh nhà vườn thực hiện tốt; nguồn nước tưới từ sông đảm bảo sản xuất VietGAP; đầu ra của nông dân phụ thuộc chủ yếu vào thương lái thu gom, ảnh hưởng đến việc quy định giá cả; Nông dân vẫn chưa tiếp cận được nhiều về vệ sinh, an toàn thực phẩm và những yêu cầu về truy nguyên nguồn gốc trong sản xuất theo VietGAP. Bài báo khoa học về kết quả nghiên cứu biện pháp quản lý sâu đục quả bưởi 2 bài báo đăng tạp chí Côn trùng học, Bệnh học.

 

Hoàn thiện quy trình quản lý tổng hợp sâu đục quả trên bưởi; quy trình áp dụng đơn giản, dễ hiểu, có 100% nông dân trong mô hình áp dụng và phòng trừ sâu đục quả đạt hiệu quả và có trên 80% quả không bị nhiễm sâu đục quả. Đã tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản theo VietGAP cho 1103 lượt nông hộ trồng bưởi, cam sành. Kết quả tập huấn đã nâng cao được kiến thức về kỹ thuật thâm canh, thu hoạch và bảo quản theo VietGAP cho nông dân trồng bưởi cam sành. Bốn mô hình sản xuất bưởi và cam sành đã đạt chứng nhận VietGAP: Đào tạo 500 lượt nhà vườn tham gia tập huấn và tiếp nhận các qui kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất bưởi da xanh, cam sành có hiệu quả cao. Đã có một số cơ sở/DN kinh doanh quả ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các tổ hợp tác: Tổ hợp tác bưởi da xanh Nhơn Thạnh; Tổ hợp tác Cam sành Tân Phú Tây; Tổ hợp tác bưởi Mỹ Đức Tây và THT bưởi, cam sành Mỹ Lương Mô hình liên kết trong sản xuất bưởi và cam sành giúp nông dân nâng cao mức độ am hiểu qui trình sản xuất VietGAP.

 

Hiệu quả của mô hình bưởi da xanh có thu nhập của nhóm nông dân tham gia trong mô hình liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ tăng lợi nhuận hơn của dự án lợi nhuận tăng 27% hơn mô hình không áp dụng. Sản phẩm hầu hết được doanh nghiệp tiêu thụ trên 80%. Hiệu quả của mô hình cam sành dự án có thu nhập của nhóm nông dân tham gia trong mô hình liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ tăng lợi nhuận hơn của dự án lợi nhuận tăng 39,3% hơn mô hình không áp dụng. Sản phẩm hầu hết được doanh nghiệp tiêu thụ trên 80%.

 

Đ.T.V - NASATI.

Trở lại      In      Số lần xem: 766

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Rau chân vịt hoang dại mở ra con đường để tạo ra các giống rau chân vịt kháng bệnh
  • Vai trò của quản lý độ ẩm đất và cô lập carbon trong nông nghiệp đối với việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính
  • Tuần tin khoa học 948 (30/06-06/07/2025)
  • Hậu quả của việc trồng quá nhiều ngô Bt ở Hoa Kỳ
  • Cộng sinh kép với hai loài nấm rễ (arbuscular mycorrhizal fungi) giúp cây khỏe mạnh hơn
  • Bảo vệ mùa vụ trước những thách thức trong tương lai đòi hỏi nỗ lực khẩn trương và bền bỉ
  • Tuần tin khoa học 945 (09-15/06/2025)
  • Protein kháng bệnh ở thực vật bất ngờ thúc đẩy quá trình già hóa trong nghiên cứu tại phòng thí nghiệm
  • Thực vật không quan tâm đến trọng lực trong lúc diễn ra hạn hán để tìm kiếm nước
  • Trí tuệ nhân tạo và di truyền học có thể giúp nông dân trồng ngô với ít phân bón hơn
  • Phân tử thực vật mới thúc đẩy sự cộng sinh giữa thực vật và nấm để cải thiện cây trồng
  • Phương pháp mới mang lại góc nhìn mới về sự suy giảm côn trùng
  • Nghiên cứu phát hiện hợp chất có thể chế ngự vị cay của trái ớt
  • Tuần tin khoa học 492 (15-21/08/2016)
  • Sử dụng cây che phủ để loại bỏ chất ô nhiễm khỏi đất canh tác
  • Hấp thu không khí, tạo ra năng lượng
  • Tác động của pH đến năng suất, sự phát triển rễ và hấp thụ dinh dưỡng của cây hồ tiêu (Piper nigrum L.)
  • Sâu bệnh hại ngô chịu ảnh hưởng của khí hậu
  • Phản ứng với stress mặn của lúa (Oryza sativa L.) với sự đa dạng ở giai đoạn lúa trổ đến thu hoạch
  • Ảnh hưởng của ba khoảng cách hàng trên các đặc tính nông học và năng suất của năm giống đậu nành [Glycine max (L.) MERR.] vụ xuân hè 2015 tại tỉnh Vĩnh Long
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD